(25) Nguyễn Khuyến 201 0– 2011

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 57 - 61)

Câu 1: Khi clo hóa P.V.C ta thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng. Trung bình một phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch P.V.C. Giá trị của k là:

A/ 2 B/ 4 C/ 3 D/ 1

Câu 2: Từ ba aminoaxit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có đủ cả X, Y, Z?

A/ 4 B/ 2 C/ 3 D/ 6

Câu 3: Kim loại nào sau đây có phản ứng với CuSO4?

A/ Fe, Mg, Na B/ Mg, Al, Ag C/ Na, Hg, Ni D/ Ba, Zn, Hg

Câu 4: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N:

Câu 5: Hai phản ứng hoá học có thể dùng để xác định sự có mặt của glucozơ trong nước tiểu của người bệnh đái tháo đường là các phản ứng của glucozơ với:

(1) H2 / Ni, t0 (2) Cu(OH)2 / t0 (3) Cu(OH)2, t0 thường (4) AgNO3 / NH3 (5) CH3COOH / H2SO4 đặc, t0

A/ 2 và 4 B/ 1 và 2 C/ 4 và 5 D/ 1 và 4

Câu 6: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna-S là:

A/ CH2=CH-CH=CH2; lưu huỳnh B/ CH2=CH-CH=CH2; C6H5-CH=CH2 C/ CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2 D/ CH2=C(CH3)-CH=CH2; C6H5-CH=CH2

Câu 7: Nung mẫu gang có khối lượng 10 (g) trong khí O2 dư thấy sinh ra 0,448 (l) CO2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu gang là:

A/ 2,4% B/ 3,65% C/ 4,8% D/ 2,2%

Câu 8: Cho các ion kim loại Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là: A/ Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+ B/ Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+ C/ Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+ D/ Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+

Câu 9: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Cu và bột Fe. Dùng hoá chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất:

A/ Dd FeCl3 dư B/ Dd FeCl2 dư C/ Dd CuCl2 dư D/ Dd Al(NO3)3 dư

Câu 10: Hợp chất X là một ∝-aminoaxit. Cho 0,01 (mol) X tác dụng vừa đủ với 80 (ml) dd HCl 0,125M; sau đó đem cô cạn dd thu được 1,835 (g) muối. Phân tử khối của X là:

A/ 174 B/ 187 C/ 197 D/ 147

Câu 11: Một este C3H6O2 tham gia phản ứng tráng gương. Este là:

A/ HCOOC3H7 B/ HCOOC2H5 C/ CH3COOCH3 D/ C2H5COOCH3

Câu 12: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2. Nguyên tử R là:

A/ K B/ Cl C/ F D/ Na

Câu 13: Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là:

A/ Sắt B/ Thiếc

C/ Không kim loại nào bị ăn mòn D/ Cả 2 đều bị ăn mòn như nhau

Câu 14: Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là:

A/ CH3-C(CH3)=C=CH2 B/ CH2=C(CH3)-CH=CH2

C/ CH2=CH-CH2-CH2-CH3 D/ CH3-CH2-CCH

Câu 15: Trong sơ đồ X  Y  cao su buna, X và Y lần lượt là:

(1) X là rượu etylic và Y là butađien-1,3 (2) X là vinyl axetilen và Y là butađien-1,3 A/ 1 sai, 2 đúng B/ 1, 2 đều sai C/ 1 đúng, 2 sai D/ 1, 2 đều đúng

Câu 16: Cho các chất : (1) C6H5NH2 ; (2) C2H5NH2 ; (3) (C2H5)2NH ; (4) NaOH ; (5) NH3. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ là :

A/ (1) < (5) < (3) < (2) < (4) B/ (2) < (1) < (3) < (5) < (4) C/ (1) < (5) < (2) < (2) < (4) D/ (1) < (2) < (5) < (3) < (4)

Câu 17: Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được tạo ra từ phản ứng:

A/ Trùng ngưng metyl metacrylat B/ Trùng hợp metyl metacrylat C/ Trùng hợp metyl acrylat D/ Trùng hợp vinyl axetat

Câu 18: Polime (CH2-CHOH)n là sản phẩm của phản ứng trùng hợp sau đó thuỷ phân trong môi trường kiềm của monome nào sau đây?

A/ CH2=CH-COOCH3 B/ CH2=CHCOOCH2-CH=CH2

C/ C2H5COOCH2CH=CH2 D/ CH3COOCH=CH2

Câu 19: Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc, thu được sản phẩm là:

A/ H3N+-CH2-COOHCl–, H3N+-CH(CH3)-COOOHCl– B/ H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH

C/ H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH

D/ H3N+-CH2-COOHCl–,H3N+-CH2-CH2-COOOHCl–

Câu 20: Tinh bột  X  Y  axit axetic. X, Y lần lượt là:

C/ Mantozơ, glucozơ D/ Glucozơ, ancol etylic

Câu 21: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 14,85 (kg) xenlulozơ trinitrat cần dung dịch chứa a (kg) axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của a là:

A/ 10,5 (kg) B/ 21 (kg) C/ 30 (kg) D/ 11,5 (kg)

Câu 22: Este C4H6O2 thủy phân trong môi trường axit thu hỗn hợp không có khả năng tráng gương. Este là:

A/ CH3COOCH=CH2 B/ CH2=CHCOOCH3

C/ HCOOCH2CH=CH2 D/ HCOOCH=CHCH3

Câu 23: Hai este X, Y là đồng phân cấu tạo của nhau. Tỉ khối hơi của X so với hidro là 44. Cho 4,4 (g) hỗn hợp X, Y tác dụng với NaOH vừa đủ, được 4,45 (g) chất rắn khan và hỗn hợp hai ancol đồng đẳng liên tiếp. Gọi tên X, Y:

A/ Etyl axetat và isopropyl fomat B/ Etyl axetat và propyl fomat C/ Etyl axetat và metyl fomat D/ Metyl propionat và etyl axetat

Câu 24: Cho 3,2 (g) Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư, thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là : A/ 1,12 (l) B/ 2,24 (l) C/ 3,36 (l) D/ 4,48 (l)

Câu 25: Chất nào sau đây là axit béo no:

A/ Axit acrylic B/ Axit valeric C/ Axit oleic D/ Axit stearic

Câu 26: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) chủ yếu do: A/ Tính chất của kim loại B/ Các electron tự do trong tinh thể kim loại C/ Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại D/ Khối lượng riêng của kim loại

Câu 27: Để nhận biết 3 dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là:

A/ Dung dịch AgNO3 /NH3 B/ Cu(OH)2 C/ Cu(OH)2 / OH–, đun nóng D/ Dung dịch iod

Câu 28: Muốn tổng hợp 120 (kg) (metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. A/ 174(kg) và 82(kg) B/ 215(kg) và 80(kg)

C/ 65(kg) và 40(kg) D/ 175(kg) và 70(kg)

Câu 29: Trong số các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, len, tơ enan, tơ visco, nilon-6,6, tơ axetat, loại tơ nào có nguồn gốc xenlulozơ:

A/ Tơ visco, tơ axetat, tơ enang B/ Tơ tằm, sợi bông, len, tơ visco, tơ axetat C/ Sợi bông, tơ visco, tơ axetat D/ Tơ tằm, sợi bông, len, nilon-6,6, tơ axetat

Câu 30: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là:

A/ 6 B/ 5 C/ 4 D/ 3

Câu 31: Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu và 4 dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho?

A/ Không kim loại nào tác dụng được B/ Fe C/ Cu D/ Al

Câu 32: Cho chuỗi phản ứng: C2H2  X  Y  Z  CH3COOC2H5. X, Y, Z lần lượt là: A/ C2H4; CH3COOH; C2H5OH B/ CH3CHO; C2H4; C2H5OH C/ CH3CHO; C2H5OH; CH3COOH D/ CH3CHO; CH3COOH; C2H5OH

II/ PHẦN RIÊNG (8 câu) : Học sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) 1. Phần A:

Câu 33: Một trong những điểm khác nhau giữa protein với cacbohidrat và lipit là: A/ Phân tử protein luôn có nhóm chức –OH B/ Protein luôn là chất hữu cơ no C/ Protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn

D/ Phân tử protein luôn chứa nguyên tử nitơ

Câu 34: Este X được điều chế từ aminoaxit Y và ancol etylic. Tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 51,5. Đốt cháy hoàn toàn 10,3 (g) X thu được 17,6 (g) khí CO2 và 8,1 (g) nước và 1,12 (l) nitơ (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

C/ H2N-CH(CH3)-COOH D/ H2N-CH(CH3)-COOC2H5

Câu 35: Cho các chất sau đây tác dụng với nhau:

Cu + HNO3 đặc  khí X MnO2 + HCl đặc  khí Y Na2CO3 + FeCl3 + H2O  khí Z

Công thức phân tử của các khí X, Y, Z lần lượt là:

A/ NO, Cl2, CO2 B/ NO2, Cl2, CO C/ NO2, Cl2, CO2 D/ N2, Cl2, CO2

Câu 36: Từ 1 (tấn) tinh bột sản xuất ancol etylic theo sơ đồ: tinh bột H% 80%  glucozơ

% 70%

H

 ancol etylic. Khối lượng ancol thu được là:

A/ 162 (kg) B/ 180 (kg) C/ 234 (kg) D/ 318 (kg)

Câu 37: Dung dịch chứa 3 (g) glucozơ và 3,42 (g) saccarozơ khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 sẽ được bao nhiêu (g) bạc?

A/ 5,76 (g) B/ 3,6 (g) C/ 4,32 (g) D/ 2,16 (g)

Câu 38: Dãy các dung dịch cho được phản ứng tráng gương là:

A/ Hồ tinh bột, mantozơ, glucozơ B/ Mantozơ, fomon, saccarozơ C/ Saccarozơ, fomon, andehit axetic D/ Glucozơ, mantozơ, fomon

Câu 39: Dung dịch nào dưới đây hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường và tạo kết tủa đỏ với Cu(OH)2 khi đun nóng:

A/ Chất béo B/ Glucozơ C/ Saccarozơ D/ Tinh bột

Câu 40: Glucozơ tác dụng được với:

A/ H2 (Ni, t0); Cu(OH)2; AgNO3/NH3; H2O (H+, t0) B/ H2 (Ni, t0); AgNO3/NH3; Na2CO3; Cu(OH)2 C/ H2 (Ni, t0); AgNO3/NH3; NaOH; Cu(OH)2

D/ AgNO3/NH3; Cu(OH)2; H2 (Ni, t0); CH3COOH (H2SO4 đặc, t0)

2. Phần B:

Câu 41: Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng CTPT C5H13N?

A/ 6 B/ 4 C/ 7 D/ 5

Câu 42: Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của X là:

A/ OHCCH2OH B/ HCOOCH3 C/ CH3COOCH3 D/ CH3CH2COOH

Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 (l) khí CO2 (đktc) và 3,6 (g) H2O. Công thức của 2 amin là:

A/ C3H7NH2 và C4H9NH2 B/ C5H11NH2 và C6H13NH2 C/ CH3NH2 và C2H5NH2 D/ C2H5NH2 và C3H7NH2

Câu 44: Cho các phản ứng xảy ra sau đây:

(1) AgNO3 + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag (2) Mg + 2HCl  MnCl2 + H2

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là: A/ Mn2+, H+, Fe3+, Ag+ B/ Ag+, Fe3+, H+, Mn2+ C/ Mn2+, H+, Ag+, Fe3+ D/ Ag+, Mn2+, H+, Fe3+

Câu 45: Khi đốt cháy các đồng đẳng của metyl amin, tỉ lệ mol a = biến đổi trong khoảng nào?

A/ 0,8 < a < 2,5 B/ 0,4 < a < 1,2 C/ 0,4 < a < 1 D/ 0,75 < a < 1

Câu 46: Đun nóng 4,08 (g) phenyl axetat với 100 (ml) dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu m (g) chất rắn. Hiệu suất phản ứng là 100%. Giá trị của m là:

A/ 5,5 (g) B/ 7,85 (g) C/ 7,54 (g) D/ 6,54 (g)

Câu 47: pH của dung dịch cùng nồng độ mol của ba chất NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây?

A/ NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 B/ CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH C/ CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH D/ CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3[CH2]3NH2

Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn a (mol) este A của axit acrylic với ancol no đơn chức thu được 2,64 (g) CO2 và 0,81 (g) H2O. a có giá trị là:

A/ 0,015 B/ 0,02 C/ 0,06 D/ 0,01

(26) Nguyễn Thái Bình 2010 – 2011

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 57 - 61)