(22) Lê Thị Hồng Gấm 201 0– 2011

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 51 - 53)

A/ Li+ B/ Na+ C/ K+ D/ Ag+

Câu 2: Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,896 (l) khí ở đktc ở anod và 1,84 (g) kim loại ở catod. Công thức hoá học của muối là: (cho Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85)

A/ LiCl B/ NaCl C/ KCl D/ RbCl

Câu 3: Cho 10,8 (g) hỗn hợp Zn, Mg, Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 5,6 (l) khí hidro (đktc). Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu (g) muối khan?

A/ 40,4 (g) B/ 37,2 (g) C/ 36,4 (g) D/ 34,8 (g)

Câu 4: Cho các ion kim loại: Ag+, Fe2+, Ni2+, Cu2+, Pb2+. Thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

A/ Fe2+ < Ni2+ < Cu2+ < Pb2+ < Ag+ B/ Fe2+ < Ni2+ < Pb2+ < Cu2+ < Ag+ C/ Ni2+ < Fe2+ < Pb2+ < Cu2+ <Ag+ D/ Fe2+ < Ni2+ < Pb2+ < Ag+ < Cu2+

Câu 5 : Cho kim loại X vào dung dịch CuSO4, sau phản ứng không thu được Cu kim loại. Vậy X là kim loại nào sau đây :

A/ K B/ Fe C/ Zn D/ Mg

Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 28 (g) Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là:

A/ 108 (g) B/ 216 (g) C/ 162 (g) D/ 154 (g)

Câu 7: Phản ứng 2 FeCl3 + Cu  2 FeCl2 + CuCl2 cho thấy: (chọn câu đúng)

A/ Cu có tính khử mạnh hơn sắt kim loại B/ Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu C/ Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Fe D/ Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+

Câu 8: Một loại Ag có lẫn tạp chất Fe, Cu, Pb (dạng bột). Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp kim loại trên vào một lượng dư dung dịch X. Sau đó lọc lấy Ag. Hỏi dung dịch X chứa chất nào:

A/ AgNO3 B/ HCl C/ NaOH D/ H2SO4

Câu 9: Mạng tinh thể kim loại gồm có:

A/ Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân B/ Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do C/ Nguyên tử kim loại và các electron độc thân D/ Ion kim loại và các electron độc thân

Câu 10: Cho 6 (g) một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 (ml) dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là:

A/ Metyl fomiat B/ Propyl fomiat C/ Metyl axetat D/ Etyl axetat

Câu 11 : Cho các dung dịch sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, saccarozơ, ancol etylic. Số lượng dung dịch có thể hoà tan được Cu(OH)2 là:

A/ 5 B/ 4 C/ 3 D/ 2

Câu 12 : Chất X tham gia phản ứng tráng gương, tác dụng với NaOH nhưng không làm đổi màu quỳ tím. Công thức cấu tạo của X là :

A/ HCOOH B/ HCOOCH3 C/ CH3COOH D/ H2NCH2-COOH

Câu 13: Este C4H8O2 được tạo từ ancol metylic và axit nào sau đây?

A/ Axit fomic B/ Axit axetic C/ Axit propionic D/ Axit oleic

Câu 14: Cho m (g) glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư, thu được 20 (g) kết tủa. Giá trị của m là:

A/ 14,4 B/ 45 C/ 11,25 D/ 22,5

Câu 15: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ, fructozơ, etylfomiat. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:

Câu 16: Polime được tạo thành từ axit amino axetic là:

A/ (NH-CH2CO)n B/ (H2N-CH2COO)n C/ (HN-CH2CH2-COO)n D/ (HN-CH2COOH)n

Câu 17: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2N-CH2COOH vừa tác dụng được với CH3NH2?

A/ NaCl B/ HCl C/ CH3OH D/ NaOH

Câu 18: Cho tất cả đồng phân đơn chức mạch hở C3H6O2 lần lượt tác dụng với Na, KOH thì số phản ứng xảy ra là:

A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5

Câu 19: Cho 0,12 (mol) amino axit có dạng H2N-R-COOH tác dụng đủ với KOH tạo ra 13,56 (g) muối. Công thức của amino axit là:

A/ H2N-CH2-COOH B/ H2N-C2H4-COOH

C/ H2N-C3H6-COOH D/ H2N-C4H8-COOH

Câu 20: Cho các chất: tinh bột (1), xenlulozơ (2), mantozơ (3), saccarozơ (4), fructozơ (5). Khi thuỷ phân chất nào ta thu được sản phẩm cuối cùng chỉ có glucozơ?

A/ (1), (2), (4) B/ (1), (2), (3), (5) C/ (3), (2), (4) D/ (1), (2), (3)

Câu 21: Cho 21,1 (g) hỗn hợp ba amin đơn chức no là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng đủ với dung dịch HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 35,7 (g) hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã phản ứng là:

A/ 300 (ml) B/ 800 (ml) C/ 400 (ml) D/ 200 (ml)

Câu 22: Cho 200 (ml) dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được 2,16 (g) bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là: (cho Ag = 108)

A/ 0,05M B/ 0,01M C/ 0,5M D/ 0,2M

Câu 23: Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, C6H5NH3Cl, H2N-CH2COOH, C6H5ONa, C2H5COOH. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là:

A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5

Câu 24: Công thức của monome dùng điều chế polietilen, polibutadien, poliaminoaxetic lần lượt là: A/ CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, NH2-CH2-CH2-COOH

B/ CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, NH2-CH2-COOH C/ CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, NH2-CH2-CH2-COOH D/ CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, NH2-CH2-COOH

Câu 25: Chọn đáp án đúng:

A/ Chất béo là trieste của glixerol với các axit B/ Chất béo là trieste của ancol với các axit béo C/ Chất béo là trieste của glixerol với các axit vô cơ D/ Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo

Câu 26: Cho các chất: (1) amoniac, (2) metyl amin, (3) anilin, (4) dimetyl amin. Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây:

A/ (1) < (3) < (2) < (4) B/ (3) < (1) < (2) < (4) C/ (1) < (2) < (3) < (4) D/ (3) < (1) < (4) < (2)

Câu 27 : Nilon-6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng chất nào sau đây: A/ Axit adipic và hexametylen diamin B/ Axit ε-amino caproic C/ Axit ω-aminoenantoic D/ Axit-6-aminobutanoic

Câu 28 : Polietilen có phân tử khối trung bình khoảng 420000. Hệ số polime hóa của chất dẻo này là :

A/ 15000 B/ 6000 C/ 12000 D/ 30000

Câu 29 : Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit : A/ Tinh bột, este, glucozơ B/ Chất béo, saccarozơ, fructozơ C/ Protein, saccarozơ, chất béo D/ Protein, xenlulozơ, axit cacboxylic

Câu 30 : Trong phản ứng: 2 Ag+ + Zn  2 Ag + Zn2+, chất oxi hoá mạnh nhất là:

A/ Ag+ B/ Zn C/ Ag D/ Zn2+

Câu 31: Cho lá Fe vào 50 (ml) dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh. Cho biết khối lượng lá sắt tăng bao nhiêu (g):

A/ 0,04 (g) B/ 0,12 (g) C/ 0,16 (g) D/ 0,08 (g)

Câu 32: Phương trình hoá học nào sai?

A/ Cu + 2Fe3+ 2Fe2+ + Cu2+ B/ Mg + Fe2+ Mg2+ + Fe C/ Cu + 2Fe2+ 2Fe3+ + Cu2+ D/ Al + 3Ag+ Al3+ + 3Ag

Câu 33: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Ni thành Ni2+?

A/ Cu B/ Cu2+ C/ K+ D/ Ca2+

Câu 34: Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO qua hỗn hợp X đun nóng, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y. Trong Y có các chất nào?

A/ Al, Cu, Mg, Fe B/ Al2O3, Mg, Fe, Cu C/ Al2O3, MgO, Fe, Cu D/ Fe, Cu

Câu 35: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất:

A/ Nhận proton B/ Bị oxi hoá C/ Bị khử D/ Cho proton

Câu 36: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư kim loại nào sau đây:

A/ Kim loại Mg B/ Kim loại Na C/ Kim loại Fe D/ Kim loại Hg

Câu 37: Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (I), Fe–C (II), Zn–Fe (III), Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A/ I, II và III B/ I, II và IV C/ I, III và IV D/ II, III và IV

Câu 38: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 (g) trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 (ml) khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là:

A/ Zn B/ Fe C/ Ni D/ Al

Câu 39 : Để khử hoàn toàn 30 (g) hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO dùng khí CO, thu được m (g) chất rắn và 5,6 (l) khí CO2 (đktc). Giá trị m là :

A/ 28 (g) B/ 24 (g) C/ 22 (g) D/ 26 (g)

Câu 40 : Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là :

A/ Cu B/ Mg C/ Al D/ Zn

(23) Lý Tự Trọng 2010 – 2011

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 51 - 53)