(17) Lê Hồng Phong 2007 – 2008

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 36 - 39)

được m (g) polime và 1,44 (g) nước. Giá trị của m là:

A/ 4,25 B/ 5,25 C/ 5,56 D/ 4,56

Câu 2: Để trung hòa lượng axit dư tự do có trong 14 (g) một mẫu chất béo cần 15 (ml) dung dịch KOH 0,1M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên:

A/ 7,25 B/ 5,50 C/ 6,00 D/ 4,80

Câu 3: Cho pin điện hóa Al – Cu. Cho biết 3

0 / Al Al E  = -1,66 (V) và 2 0 / Cu Cu E  = +0,34 (V). Sức điện động của pin là: A/ 1,25 (V) B/ 0,40 (V) C/ 2,00 (V) D/ 1,08 (V)

Câu 4: Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa:

A/ Fe(NO3)3 B/ Fe(NO3)3 và HNO3 C/ Fe(NO3)2 D/ Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2

Câu 5: Có những tính chất vật lí như: (1) Tính dẻo; (2) Tính cứng; (3) Tính dẫn điện; (4) Tính dẫn nhiệt; (5) Tỉ khối; (6) Ánh kim. Tính chất vật lí chung của kim loại là:

A/ 2, 3, 4, 5 B/ 1, 3, 7 C/ 2, 5, 7 D/ 1, 3, 4, 6

Câu 6: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức, no, đồng phân. Khi trộn 0,15 (mol) hỗn hợp A với O2 vừa đủ rồi đốt cháy thu được 0,9 (mol) hỗn hợp sản phẩm CO2 và hơi nước. Công thức phân tử của 2 este là:

A/ C3H6O2 B/ C5H10O2 C/ C3H8O2 D/ C4H8O2

Câu 7: Trùng hợp metyl metacrylat thu được thủy tinh hữu cơ có khối lượng phân tử là 275000. Hệ số trùng hợp là:

A/ 2750 B/ 2000 C/ 3000 D/ 2500

Câu 8: Hợp chất hoặc cặp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng? A/ Buta-1,3-dien và stiren B/ Hexametylen diamin và axit adipic C/ Phenol và fomandehit D/ Axit ε-amino caproic

Câu 9: Cho các chất: axetandehit, axeton, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ. Số chất làm mất màu nước brom là:

A/ 3 B/ 2 C/ 5 D/ 4

Câu 10: Cho các polime sau: polietilen (1); poli (vinyl clorua) (2); cao su buna (3); polistiren (4); amilozơ (5); amylopectin (6); xenlulozơ (7); tơ capron (8); nhựa bakelit (9). Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh gồm:

A/ (1), (3), (4), (5), (7), (8), (9) B/ (1), (2), (3), (5), (7), (8), (9) C/ (1), (2), (3), (4), (5), (7), (8) D/ (1), (2), (4), (5), (6), (7), (8)

Câu 11: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 40,095 (kg) xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m (kg) axit nitric (hiệu suất phản ứng 90%). Tính giá trị của m:

A/ 283,50 B/ 9,45 C/ 94,50 D/ 28,35

Câu 12: Thủy phân hoàn toàn tơ nilon-6 trong môi trường NaOH dư, đun nóng. Sản phẩm thu được là:

A/ H2N-(CH2)6-COONa B/ H2N-(CH2)5-COONa C/ H2N-(CH2)6-COOH D/ H2N-(CH2)5-COOH

Câu 13: Nhúng một thanh Mg vào 200 (ml) dung dịch Fe(NO3)2 1M. Sau một thời gian lấy ra thấy khối lượng thanh kim loại tăng 2,4 (g). Khối lượng Mg đã tan vào dung dịch là:

A/ 6,0 (g) B/ 1,8 (g) C/ 4,0 (g) D/ 2,4 (g)

Câu 14: Cho 1,52 (g) hỗn hợp hai amin đơn chức no (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200 (ml) dung dịch HCl, thu được 2,98 (g) muối. Kết quả nào sau đây không chính xác? A/ Công thức của hai amin là CH5N và C2H7N

B/ Nồng độ mol của dung dịch HCl bằng 0,2 C/ Số mol mỗi amin là 0,02 (mol)

D/ Ứng với công thức phân tử của 2 amin tìm được chỉ có 2 đồng phân

Câu 15: Tính chất hóa học chung của kim loại là:

A/ Vừa oxi hóa, vừa khử B/ Tính oxi hóa C/ Tính dễ bị khử D/ Tính dễ bị oxi hóa

Câu 16: Cho các amin: CH3-NH2, CH3-NH-CH3, C6H5-NH2. Thứ tự tăng dần tính bazơ là: A/ CH3-NH-CH3 < CH3-NH2 < NH3 < C6H5-NH2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B/ C6H5-NH2 < NH3 < CH3-NH2 < CH3-NH-CH3 C/ C6H5-NH2 < CH3-NH2 < NH3 < CH3-NH-CH3 D/ NH3 < C6H5-NH2 < CH3-NH-CH3 < CH3-NH2

Câu 17: Lên men 90 (g) glucozơ thành ancol etylic. Lượng ancol sinh ra đem pha với nước thu được 57,5 (ml) cồn 750. Biết C2H5OH có khối lượng riêng là 0,8 (g/ml). Hiệu suất phản ứng lên men là:

A/ 80% B/ 65% C/ 75% D/ 70%

Câu 18: Cho m (g) bột sắt vào 100 (ml) dung dịch Cu(NO3)2 thì nồng độ của Cu2+ giảm một nửa và thu được chất rắn A có khối lượng bằng (m + 16) (g). Nồng độ mol/l ban đầu của dung dịch Cu(NO3)2 là:

A/ 4,0M B/ 0,3M C/ 0,4M D/ 0,2M

Câu 19: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH, t0 tạo kết tủa đỏ gạch?

A/ Benzandehit, andehit oxalic, mantozơ, etyl axetat

B/ Glixerol, glucozơ, saccarozơ, mantozơ C/ Axetilen, andehit oxalic, mantozơ, metyl fomat D/ Benzandehit, andehit oxalic, mantozơ, metyl fomat

Câu 20: X là một α-amino axit trung tính. Cho 0,1 (mol) X tác dụng vừa đủ với 0,1 (mol) HCl thu được 11,15 (g) muối. X có công thức:

A/ C3H7O2N B/ C3H9O2N C/ C2H5O2N D/ C2H7O2N

Câu 21: Có bao nhiêu phản ứng xảy ra giữa anilin với các dung dịch sau đây: Br2, C2H5OH, HCl, HNO2 (HCl, 00 – 50C), NaOH?

A/ 2 B/ 3 C/ 4 D/ 5

Câu 22: Hòa tan hoàn toàn m (g) Al vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 (mol) khí N2O và 0,01 (mol) khí NO. Giá trị của m là:

A/ 8,10 (g) B/ 10,80 (g) C/ 1,35 D/ 13,5

Câu 23: Phản ứng nào sau đây làm giảm mạch polime?

A/ Poli (vinyl clorua) + Cl2 B/ Poli (vinyl axetat) + NaOH C/ Tinh bột + H2O/H+ D/ Cao su thiên nhiên + HCl

Câu 24: Nhóm các chất tác dụng với HNO2 trong điều kiện thích hợp đều tạo ra N2 là: A/ H2NCH2COOH, C2H5NH2 B/ (CH3)2NH, H2NCH2COOH C/ C6H5NH2, (CH3)3N D/ CH3COOH, C2H5NH2

Câu 25: Chất thơm P thuộc loại este có công thức phân tử C8H8O2. P không được điều chế từ phản ứng của axit và ancol tương ứng, đồng thời không có khả năng thực hiện phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của P là:

A/ H-COO-C6H4-CH3 B/ C6H5-COO-CH3

C/ CH3-COO-C6H5 D/ H-COO-CH2-C6H5

Câu 26: Hai este CH2=CHCOOCH3 và CH3COOCH=CH2 không thể có đặc điểm chung là: A/ Đều làm mất màu dung dịch Br2

D/ Đều cho sản phẩm là ancol và axit khi thực hiện phản ứng thủy phân

Câu 27: Cho 0,01 (mol) CH3NH2 tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl thì thu được:

A/ 0,01 (mol) CH3OH và 0,01 (mol) N2 B/ 0,01 (mol) CH3NO2

C/ 0,01 (mol) CH3NH3Cl D/ 0,01 (mol) NaNH2

Câu 28: Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau: (1) phenol và dd NaOH; (2) anilin và dd HCl dư; (3) anilin và dd NaOH; (4) anilin và nước. Hiện tượng phân lớp giữa 2 chất lỏng xảy ra trong ống nghiệm:

A/ (3), (4) B/ (1), (4) C/ (1), (2), (3) D/ (4)

Câu 29: Những gluxit nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương? A/ Glucozơ, fructozơ, saccarozơ B/ Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ C/ Glucozơ, fructozơ, tinh bột D/ Glucozơ, fructozơ, mantozơ

Câu 30: Este X có công thức phân tử C4H8O2 và thực hiện được phản ứng tráng gương. Thủy phân hoàn toàn 6,6 (g) chất X, đã dùng 93,75 (ml) dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m (g) chất rắn khan. Xác định giá trị của m:

A/ 5,85 B/ 6,90 C/ 5,10 D/ 6,15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 31: Cho 8,55 (g) hỗn hợp saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư, thu được 0,108 (g) bạc. Tính độ tinh khiết của saccarozơ:

A/ 2% B/ 89% C/ 98% D/ 85%

Câu 32: Cho 5,6 (g) Fe tác dụng với oxi thu được 7,52 (g) hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được V (l) khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là:

A/ 0,448 B/ 4,480 C/ 0,224 D/ 2,240

Câu 33: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt các chất lỏng: CH2=CHCOOH, CH3COOC2H5, HCOOCH=CH2?

A/ Dd NaHCO3 B/ Dd Br2 và dd NaHCO3 C/ Dd Br2 D/ Dd NaHCO3 và quỳ tím

Câu 34: 5,88 (g) hỗn hợp A gồm 2 este có công thức phân tử C4H8O2 và C3H6O2 tác dụng vừa đủ với NaOH. Phản ứng kết thúc, thu được m (g) hỗn hợp hai muối và 3,22 (g) ancol X duy nhất. X có tỉ khối hơi so với heli là 11,5. Tính giá trị m:

A/ 2,8 B/ 5,46 C/ 4,76 D/ 6,44

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hợp chất A thu được 3a (mol) CO2; 3,5a (mol) H2O và 0,5a (mol) N2. A có 2 nguyên tử O trong phân tử, là chất lưỡng tính và làm mất màu dung dịch Br2. Điều khẳng định nào về A là không chính xác?

A/ A tác dụng với dd axit thu được axit acrylic B/ A là amino axit

C/ A tác dụng với dd kiềm tạo sản phẩm NH3 D/ A có liên kết C=C trong phân tử

Câu 36: Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Dung dịch sau phản ứng gồm các ion: A/ Ag+, Fe2+, Fe3+, NO3– B/ Ag+, Ag, Fe3+, NO3– C/ Ag+, Fe3+, NO3– D/ Ag+, Fe2+, NO3–

Câu 37: Công thức chung của este đa chức tạo bởi ancol no hai chức và axit không no đơn chức có một nối đôi là:

A/ CnH2n-2O4 B/ CnH2n-10O6 C/ CnH2n-6O4 D/ CnH2n-4O4

Câu 38: Chất béo có đặc điểm chung nào sau đây?

A/ Là chất lỏng, không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật

B/ Là chất lỏng hoặc rắn, không tan trong nước, nặng hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật

C/ Là chất lỏng hoặc rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật

D/ Là chất lỏng, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, có trong thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật

Câu 39: Khi đun nóng nhựa rezol (poli (phenol fomandehit) mạch thẳng) là một chất nhựa dẻo, tới 1500C thì thấy nó biến thành chất rắn giòn. Đó là do:

B/ Đã xảy ra phản ứng thủy phân nhựa này để tạo lại phenol ở trạng thái rắn

C/ Đã xảy ra phản ứng ngưng tụ các cầu nối –CH2– liên kết các chuỗi polime thành mạng lưới không gian

D/ Đã xảy ra phản ứng phân cắt nhựa này thành các polime có mạch ngắn hơn

Câu 40: Tìm công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X chứa 32% C; 6,667% H; 42,667% O; 18,666% N. Biết phân tử X có một nguyên tử N và X có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng:

A/ C2H5NO2 B/ H2N-CH(CH3)-COOH

C/ H2N-CH2-COOH D/ CH3COONH4

(18) Tỉnh Bình Phước 2009 – 2010

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 36 - 39)