(21) Lê Quý Đôn 201 0– 2011

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 47 - 51)

A/ Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+ B/ Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+ C/ Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+ D/ Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+

Câu 2: Cho các chất CH3COONH4, HCOOCH3, H2NCH2COOH, HCOOCH3NH3. Chất nào khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ tạo muối; khi tác dụng với dung dịch NaOH chỉ tạo muối và nước? A/ CH3COONH4 B/ HCOOCH3 C/ H2NCH2COOH D/ HCOOCH3NH3

Câu 3: 0,01 (mol) amino axit A (trong phân tử ngoài các nhóm amino và cacboxil không còn nhóm chức nào khác) phản ứng vừa đủ với 0,02 (mol) HCl hoặc 0,01 (mol) NaOH. Công thức của A có dạng:

A/ H2NR(COOH)2 B/ (H2N)2R(COOH)2 C/ (H2N)2RCOOH D/ H2NRCOOH

Câu 4: Phát biểu nào sau đâu đúng?

A/ Các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA trong bảng tuần hoàn đều là kim loại B/ Các nguyên tố thuộc nhóm B trong bảng tuần hoàn đều là kim loại

C/ Tất cả các kim loại đều có số electron lớp ngoài cùng là 3

D/ Các nguyên tố có 1, 2 hoặc 3 electron trong nguyên tử đều là kim loại

Câu 5: Trong các dãy kim loại dưới đây, dãy nào gồm các kim loại phản ứng với dung dịch axit HCl yếu dần?

A/ Zn, Fe, Ni, Sn B/ Au, Sn, Ni, Cu C/ Zn, Cu, Pb, Ag D/ Au, Fe, Pb, Ag

Câu 6: Ngâm 2,362 (g) hỗn hợp Fe, Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng hoàn toàn thấy giải phóng 851,2 (ml) khí H2 (đktc). Thành phần % của hỗn hợp là phương án nào sau đây?

A/ 28,45% Fe và 71,55% Zn B/ 25,9% Fe và 74,1% Zn C/ 27,9% Zn và 72,1% Fe D/ 26,9% Zn và 73,1% Fe

Câu 7: Cho các chất sau: etyl axetat, tristearin, glucozơ, etyl amin, glixin, phenyl amoni clorua, poli (vinyl axetat). Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là:

A/ 5 B/ 6 C/ 4 D/ 3

Câu 8: Phát biểu phù hợp với tính chất hóa học chung của kim loại: A/ Kim loại có tính oxi hóa, nó bị oxi hóa thành ion dương B/ Kim loại có tính oxi hóa, nó bị khử thành ion âm C/ Kim loại có tính khử, nó bị oxi hóa thành ion âm D/ Kim loại có tính khử, nó bị oxi hóa thành ion dương

Câu 9: A là một α-amino axit trong phân tử ngoài các nhóm amino và cacboxyl không còn nhóm chức nào khác. 0,01 (mol) A phản ứng hoàn toàn với 80 (ml) dung dịch HCl 0,25M vừa đủ, sau đó đem cô cạn dung dịch thì được 2,19 (g) muối khan. Mặt khác, nếu cho 2,92 (g) A tác dụng hết với lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi đem cô cạn dung dịch thì được 3,36 (g) muối khan. Xác định công thức cấu tạo đúng của A biết A có mạch cacbon không phân nhánh:

A/ HOOC-C(NH2)=C(NH2)-COOH B/ H2N-CH2-CH(CH3)-CH2-CH(NH2)-COOH C/ H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH D/ H2N-CH(CH3)-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

Câu 10: Trong các polime sau: [1] poli (metyl metacrylat); [2] polistiren; [3] nilon-6; [4] tơ lapsan; [5] nilon-6,6; [6] poli(vinyl axetat); các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

A/ (2), (3), (6) B/ (1), (2), (3) C/ (1), (3), (5) D/ (3), (4), (5)

Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?

A/ P.E, P.V.C, nhựa novolac, tơ capron, nilon-6, cao su buna là các polime có cấu trúc mạng không nhánh

B/ Cao su lưu hóa, nhựa bakelit là các polime có cấu trúc mạch mạng không gian

C/ Xenlulozơ, amilozo, nhựa rezit, cao su thiên nhiên, nilon-7, là các polime có cấu trúc mạng không nhánh

D/ Amilopectin, glicogen là các polime có cấu trúc mạch phân nhánh

Câu 12: Khi clo hóa P.V.C, trung bình cứ k mắt xích trong mạch P.V.C phản ứng với một phân tử clo. Sau khi clo hóa thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng. Giá trị của k là:

A/ 4 B/ 4 C/ 6 D/ 3

Câu 13: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 (u) và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 (u). Số lượng mặt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và tơ capron nêu trên lần lượt là: A/ 113 và 114 B/ 113 và 152 C/ 121 và 152 D/ 121 và 114

Câu 14: Cao su buna được sản xuất từ gỗ (hàm lượng xenlulozơ chiếm 50% khối lượng) theo sơ đồ: Xenlulozơ H% 60%  glucozơ H% 80%  etanol H% 75%  buta-1,3-dien

% 100%

H

 cao su buna. Để sản xuất được 1 (tấn) cao su buna thì khối lượng gỗ cần có là: A/ 8,33 (tấn) B/ 16,67 (tấn) C/ 10,54 (tấn) D/ 21,08 (tấn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15: Lần lượt nhúng giấy quỳ tím vào ba dung dịch hóa chất riêng biệt: glixin, lysin, axit glutamic. Màu của giấy quỳ tím đổi lần lượt là:

A/ Đỏ; không đổi; không đổi B/ Đỏ; xanh; đỏ

C/ Không đổi; đỏ; xanh D/ Không đổi; xanh; đỏ

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A/ Cho vài viên Zn và dung dịch HCl thấy có hiện tượng sủi bọt khí

B/ Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, thấy trên bề mặt đinh sắt (phần ngập trong dung dịch CuSO4) có kim loại Cu màu đỏ bám

C/ HNO3 là một axit rất mạnh nên tất cả mọi kim loại đều tan được trong dung dịch HNO3 D/ Na khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường

Câu 17: So sánh tính chất của những cặp oxi hóa khử sau: Fe2+/Fe; Mg2+/Mg; Ag+/Ag. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A/ Ion Ag+ là chất oxi hóa mạnh nhất B/ Ion Mg2+ là chất oxi hóa mạnh nhất C/ Kim loại Fe là chất khử mạnh nhất D/ Kim loại Mg là chất khử yếu nhất

Câu 18: Cho: các thể điện cực chuẩn = –1,66 (V); = + 0.34 (V); suất điện động chuẩn của pin điện hóa Zn-Cu là 1,1 (V). Thể điện cực chuẩn và suất điện động chuẩn của pin điện hóa Al-Zn có giá trị lần lượt là:

A/ –1,44 (V) và +0,22 (V) B/ –0,76 (V) và +3,1 (V) C/ –0,76 (V) và +0,9 (V) D/ –1,44 (V) và +3,1 (V)

Câu 19: Điều các từ thích hớp vào các vị trí (1), (2), (3) còn trống trong các câu sau:

(a) Cao su buna-S có tính …(1)… (b) Polietilen có tính …(2)… (c) Tơ nilon-6,6 có tính …(3)… A/ (1) đàn hồi; (2) dẻo; (3) mềm mại, dai B/ (1) mềm mại, dai; (2) dẻo; (3) đàn hồi C/ (1) dẻo; (2) đàn hồi; (3) mềm mại, dai D/ (1) đàn hồi; (2) mềm mại, dai; (3) dẻo

Câu 20: Dãy gồm tất cả các kim loại đều tác dụng với dung dịch CuSO4 tạo muối và kim loại mới là: A/ Mg, Zn, Fe B/ K, Ni, Zn C/ Ba, Al, Zn C/ Na, Fe, Zn

Câu 21: Dãy các chất đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là dãy nào sau đây? A/ Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ B/ Glucozơ, fructozơ, mantozơ, tinh bột C/ Xenlulozơ, mantozơ, saccarozơ, fructozơ D/ Tinh bột, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ

Câu 22: Cho bốn kim loại A, B, C, D. Cho biết (1) chỉ có A và C tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng hidro; (2) C khử được các ion kim loại tương ứng của A, B, D trong dung dịch thành kim loại; (3) D + Bn+  Dm+ + B. Vậy tính kim loại của:

A/ A < C < B < D B/ A < B < C < D C/ B < D < A < C D/ D < B < A < C

Câu 23: Trong quá trình pin điện hóa Zn-Ag hoạt động, ta nhận thấy:

A/ Khối lượng của điện cực Zn tăng B/ Khối lượng của điện cực Ag giảm C/ Nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng

D/ Nồng độ của ion Ag+ trong dung dịch tăng

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?

A/ Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac

B/ Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac là do nhóm –NH2 có tác dụng hút electron từ vòng benzen làm tăng mật độ electron trên N

C/ Không có hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch anilin trong nước

D/ Rửa lọ đựng anilin bằng dung dịch HCl

Câu 25: Có các phát biểu sau:

(1) Peptit là loại hợp chất mà phân tử chứa từ 2 đến 50 gốc ∝-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit

(2) Hai nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử amino axit tương tác với nhau tạo thành ion lưỡng cực

(3) Protein là polime mà phân tử gồm chỉ các polipeptit nối với nhau bằng liên kết peptit (4) Amin là loại hợp chất có nhóm –NH2 trong phân tử

Các phát biểu đúng là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A/ 1, 4 B/ 2, 3 C/ 1, 2 D/ 1, 3

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A/ Xesi là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại

B/ Vonfam là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại C/ Đồng là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại

D/ Crom là kim loại có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại

Câu 27: Kim loại khác nhau có tính dẻo, độ dẫn điện, độ dẫn nhiệt, ánh kim khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi đặc điểm nào sau đây?

A/ Có mật độ ion dương khác nhau B/ Có mật độ electron tự do khác nhau C/ Có kiểu mạng tinh thể khác nhau D/ Có khối lượng riêng khác nhau

Câu 28: Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:

(1) 1s2 2s2 2p6 3s2 (2) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 (3) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 (4) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 (5) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 (6) 1s2 2s2 2p6

Cấu hình electron nào sau đây không phải là của nguyên tử kim loại?

Câu 29: Ngâm một đinh sắt (sạch) nặng 4 (g) trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 (g). Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:

A/ 2,1000 (g) B/ 1,9999 (g) C/ 1,9990 (g) D/ 0,3999 (g)

Câu 30: Ngâm một lá kẽm trong dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá kẽm tăng thêm 1,51 (g). Tính khối lượng lá kẽm tan vào dung dịch và khối lượng bạc bám vào lá kẽm (giả thiết bạc tao ra bám hết vào lá kẽm):

A/ 1,3 (g) Zn; 4,32 (g) Ag B/ 0,65 (g) Zn; 2,16 (g) Ag C/ 65 (g) Zn; 216 (g) Ag D/ 6,5 (g) Zn; 21,6 (g) Ag

Câu 31: 27,3 (g) hỗn hợp gồm Al, Zn, Mg, Ca tác dụng vừa đủ với dung dịch axit HCl thu được 15,68

(l) (đktc) khí H2. Nếu cho 40,95 (g) hỗn hợp kim loại trên tác dụng vừa đủ với dung dịch loãng chứa 95,4 (g) gồm HCl và H2SO4 thì thu được hỗn hợp các muối có tổng khối lượng là:

A/ 134,47 (g) B/ 134,95 (g) C/ 134,25 (g) D/ 134,88 (g)

Câu 32: Phản ứng hóa học xảy ra khi pin điện hóa Al-Cu hoạt động là:

A/ Cu + Al3+ Cu2+ + Al B/ 3Cu + 2Al3+ 3Cu2+ + 2Al C/ 2Al + 3Cu2+ 2Al3+ + 3Cu D/ Al + Cu2+ Al3+ + Cu

Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 9,66 (g) hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,032 (l) hidro (đktc) và dung dịch chứa m (g) muối. Giá trị của m là:

A/ 8,98 B/ 10,27 C/ 27,25 D/ 26,95

Câu 34: Xác định phân tử khối gần đúng của một hemoglobin (hồng cầu của máu - huyết cầu tố) chứa 0,33432% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chứa 4 nguyên tử Fe):

A/ 14000 B/ 56000 C/ 67000 D/ 37000

Câu 35: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A/ C12H22O11 (saccarozơ) + H2O  2C6H12O6 (glucozơ)

B/ CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3H2O C/ 2C6H12O6 + Cu(OH)2  (C6H12O6)2Cu + 2H2O

D/ CH2OH[CHOH]4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  CH2OH[CHOH]COONa + Cu2O + 3H2O

Câu 36: Dãy nào sau đây gồm tất cả các polime đều là polime tổng hợp?

A/ Polietilen, polibutadien, nilon-6, nilon-6,6 B/ Polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6 C/ Polietilen, xenlulozo, nilon-6, nilon-6,6 D/ Polietilen, nilon-6,6, xenlulozơ

Câu 37: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A/ Peptit có thể bị thủy phân hoàn toàn thành các ∝-amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ B/ Các peptit đều tác dụng được với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra chất có màu tím hoặc đỏ tím (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C/ Khi nhỏ vài giọt dung dịch axit HNO3 đặc vào dung dịch long trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu vàng

D/ Sự kết tủa protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ protein

Câu 38: Có các phát biểu sau:

(1) Phenyl axetat phản ứng với dung dịch kiềm thu được sản phẩm là muối và ancol (2) Phản ứng điển hình của este là phản ứng thủy phân

(3) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm, khi đun nóng gọi là phản ứng xà phòng hóa

(4) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit luôn đạt hiệu suất 100%

(5) Thủy phân vinyl axetat trong môi trường kiềm thu được axit axetic và andehit axetic Phát biểu không đúng là:

A/ 1, 4, 5 B/ 1, 2, 3 C/ 2, 3, 4 D/ 1, 3, 4

Câu 39: Các hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác?

A/ Nhúng quỳ tím vào dung dịch etyl amin thấy quỳ tím chuyển màu xanh

B/ Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch dimetyl amin thấy dung dịch xuất hiện màu xanh

C/ Phản ứng giữa khí metyl amin và khí hidro clorua làm xuất hiện “khói trắng”

D/ Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng

Câu 40: Có các nhận định sau đây khi cho bột Fe vào dung dịch axit HNO3:

(4) Thu được hỗn hợp muối Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2 (5) Chưa xác định được Phát biểu đúng là:

A/ Có 4 nhận định đúng B/ Cả 5 nhận định đều sai C/ Có 4 nhận định sai D/ Cả 5 nhận định đều đúng

(22) Lê Thị Hồng Gấm 2010 – 2011

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 47 - 51)