Phần 3. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (16) Tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 33 - 36)

Câu 1: Khử CH3CH2COOCH3 bằng LiAlH4, t0 thu được CH3OH và:

A/ CH3CH2OH B/ CH3CH2COOH C/ CH3(CH2)2OH D/ CH3CH2CHO

Câu 2: Cho các chất sau: CH3COOH, CH3CH2OH, CH3CHO, CH3COOCH3, C6H5OH. Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là:

A/ CH3COOH, CH3CH2OH, CH3COOCH3 B/ CH3COOH, CH3CH2OH, CH3CHO C/ CH3COOCH3, CH3CHO, CH3CH2OH D/ CH3COOH, CH3COOCH3, C6H5OH

Câu 3: Từ các ancol C3H8O và các axit C4H8O2 có thể tạo ra bao nhiêu este đồng phân cấu tạo của nhau?

A/ 4 B/ 3 C/ 5 D/ 2

Câu 4: Cặp chất dùng để điều chế este metyl metacrylat là:

A/ CH2=CHCOOH; CH3OH B/ CH2=C(CH3)COOH; CH3OH C/ CH2=CHCH2OH; CH3COOH D/ CH2=CH(CH3)OH; CH3COOH

Câu 5: Từ 1 (mol) X điều chế trực tiếp thành 2 (mol) CH3COOH. X là:

A/ CH3CH2CH2CH3 B/ CH3CHO C/ CH3CH2OH D/ CH3COOCH3

Câu 6: Este khi xà phòng hóa tạo ra các sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng bạc là: A/ HCOOCH=CH2 B/ CH3COOCH3 C/ CH2=CHCOOCH3 D/ HCOOC2H5

Câu 7: Chất khi xà phòng hóa không tạo ra ancol là:

A/ HCOOCH3 B/ CH3COOC2H5 C/ C6H5COOCH3 D/ CH3COOC6H5

Câu 8: Hóa chất dùng để phân biệt: CH3COOC2H5 và CH3COOCH=CH2 là:

A/ Dd NaOH B/ Dd HCl C/ Dd Br2 D/ Dd AgNO3/NH3

Câu 9: Cách nào sau đây dùng để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm: A/ Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc

B/ Đun hồi lưu hỗn hợp etanol, giấm và axit sunfuric đặc C/ Đun sôi hỗn hợp rượu trắng, axit axetic và axit sunfuric đặc

D/ Đun sôi hỗn hợp etanol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt

Câu 10: Cặp chất dùng để điều chế phenyl axetat là:

A/ C6H5OH và CH3COOH B/ C6H5OH và (CH3CO)2O C/ C6H5OH và CH3CHO D/ C6H5OH và CH3CH2OH

Câu 11: Yếu tố không làm tăng hiệu suất phản ứng este hóa là:

A/ Tăng nồng độ axit B/ Tăng nồng độ ancol C/ Tăng nồng độ este D/ Giảm nồng độ este

Câu 12: Chất không phản ứng với este CH2=CHCOOCH3 là:

A/ Na B/ Dd NaOH C/ Dd Br2 D/ H2 (Ni, t0)

Câu 13: Cho phản ứng [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O. Chọn phát biểu

đúng:

A/ Đây là phản ứng trao đổi B/ Đây là phản ứng điều chế thuốc súng không khói C/ Xenlulozơ bị oxi hóa D/ Xenlulozơ bị khử

Câu 14: Chọn phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống trong câu: “Tương tự tinh bột, xenlulozơ không có phản ứng …(1)…, trong dung dịch axit loãng tạo thành …(2)…, nhưng khác với tinh bột, xenlulozơ có phản ứng …(3)…:

A/ Tráng bạc, glucozơ, este hóa B/ Este hóa, glucozơ, tráng bạc C/ Tính khử, saccarozơ, tráng bạc D/ Tính oxi hóa, saccarozơ, este hóa

Câu 15: Phân tử khối của xenlulozơ khoảng 2150000. Số mắt xích trung bình và chiều dài trung bình của phân tử xenlulozơ khoảng (biết 1 mắt xích trong xenlulozơ dài khoảng 5

0 A, 0 A = 10–10 m) A/ 13271,6 mắt xích; 6,6358.10–6 (m) B/ 11944,4 mắt xích; 5,9722.10–6 (m) C/ 12371,6 mắt xích; 6,6358.10–6 (m) D/ 19144,4 mắt xích; 5,9722.10–6 (m)

Câu 16: Lên men x (g) tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất phản ứng là 85%, toàn bộ khí CO2 sinh ra dẫn qua dung dịch nước vôi trong thu được 250 (g) kết tủa và dung dịch A. Lọc kết tủa, đun kĩ dung dịch A thu thêm 50 (g) kết tủa. Giá trị của x là:

A/ 240,975 (g) B/ 333,35 (g) C/ 238,235 (g) D/ 285,885

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 (mol) cacbohidrat A thu được 26,88 (l) CO2 (đktc) và 19,8 (g) nước. Biết khi làm bay hơi 6,84 (g) X thu được thể tích bằng 1/60 thể tích khí CO2 thu được ở trên và X tham gia phản ứng tráng bạc. X là:

A/ Glucozơ B/ Saccarozơ C/ Mantozơ D/ Fructozơ

Câu 18: Trong dung dịch glucozơ tồn tại chủ yếu ở: A/ Hai dạng mạch vòng α-glucozơ và β-glucozơ

B/ Dạng mạch hở gồm 1 nhóm –CHO và 5 nhóm –OH

C/ Dạng mạch hở D/ Dạng vòng α-glucozơ

Câu 19: Có sơ đồ phản ứng sau: CH3-CH(NH2)-COOH HNO2  X Nadư  Y. Y có công thức cấu tạo là:

A/ CH3-CH(NH2)-COONa B/ CH3-CH(ONa)-COONa

C/ CH3-CH(OH)-COONa D/ CH3-CH(ONa)-COOH

Câu 20: Tripeptit H2N-CH-CO-HN-CH-CO-HN-CH2-COOH có tên gọi là: CH3 CH-CH3

CH3

A/ Alanylvalylglyxin B/ Alanylglyxylvalin C/ Glyxylvalylalanin D/ Valylalanylglyxin

Câu 21: Có sơ đồ phản ứng sau: C2H5I NH3  X HNO2 Y. Chọn phát biểu đúng: A/ Y là hợp chất hữu cơ phản ứng được với Na, không phản ứng với dung dịch NaOH B/ Y là hợp chất hữu cơ phản ứng được với Na và với dung dịch NaOH

C/ X là hợp chất hữu cơ phản ứng được với dung dịch NaOH D/ X là hợp chất hữu cơ bậc I và Y là hợp chất hữu cơ bậc II

Câu 22: Cặp chất nào không phản ứng với nhau:

A/ HOOC-CH2-NH3Cl và H2SO4 B/ C2H5NH2 và CH3I

C/ CH3-CH(NH2)-COOH và HNO2 D/ CH2(NH2)-COOC2H5 và KOH

Câu 23: Đun nóng hoàn toàn chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C3H7O2N với dung dịch NaOH thu được khí Y làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Chất hữu cơ X thuộc loại:

A/ Muối amoni của axit cacboxylic no đơn chức

B/ Muối amoni của axit cacboxylic không no có 1 nối đôi đơn chức C/ Amino axit no đơn chức D/ Amino este no đơn chức

Câu 24: Axit amino axetic và etyl amin đều phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? A/ Dung dịch KOH và dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và CH3COOH

B/ Dung dịch HCl và dung dịch Br2

C/ Dung dịch HCl và dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và CH3COOH D/ Dung dịch KCl và dung dịch H2SO4

Câu 25: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ hỗn hợp gồm alanin và glixin là (biết trong phân tử tripeptit các gốc amino axit có thể trùng nhau):

A/ 6 B/ 8 C/ 4 D/ 5

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn a (mol) một amino axit X thu được 2a (mol) CO2 và 2,5a (mol) H2O. Công thức phân tử của X là:

A/ C3H7O2N2 B/ C2H5O2N C/ C4H10O2N D/ C4H9O2N

Câu 27: Cho 1,78 (g) chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H7O2N phản ứng vừa đủ dung dịch KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,26 (g) muối. Công thức cấu tạo của X là:

A/ CH2(NH2)CH2COOH B/ CH2(NH2)COOCH3

C/ CH2=CHCOONH4 D/ CH3CH(NH2)COOH

Câu 28: Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1. X là: A/ Tinh bột B/ P.V.C C/ Polipropilen D/ Polistiren

A/ Tơ lapsan B/ Tơ nilon-6,6 C/ Tơ nitron D/ Nhựa novolac

Câu 30: Poli (vinyl clorua) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa: metan  axetilen  vinyl clorua  PVC. Hiệu suất các phản ứng lần lượt là 15%, 95%, 90%. Muốn tổng hợp 1 (tấn) PVC thì cần bao nhiêu (m3) khí thiên nhiên (đo ở đktc)? A/ 5589 (m3) B/ 5883 (m3) C/ 2941 (m3) D/ 5880 (m3)

Câu 31: Muốn tổng hợp 120 (kg) poli (metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu (biết hiệu suất của quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%)?

A/ 117 (kg) và 2 (kg) B/ 215 (kg) và 80 (kg) C/ 65 (kg) và 40 (kg) D/ 175 (kg) và 70 (kg)

Câu 32: Cho hỗn hợp gồm Fe, Al vào 200 (ml) dung dịch CuSO4 0,525M; phản ứng kết thúc thu được chất rắn A gồm 2 kim loại có khối lượng 7,84 (g). Hòa tan hết A trong dung dịch HNO3 2M dư được khí NO duy nhất. Thể tích HNO3 đã phản ứng là:

A/ 200 (ml) B/ 170 (ml) C/ 160 (ml) D/ 180 (ml)

Câu 33: Kim loại M phản ứng hoàn toàn với a (g) dung dịch H2SO4 đặc, nóng lấy dư thu được khí SO2 và a (g) dung dịch X. M là kim loại:

A/ Cu B/ Ag C/ Al D/ Fe

Câu 34: Hòa tan 1,59 (g) hỗn hợp A gồm kim loại M và Al trong lượng nước dư. Khuấy đều để phản ứng hoàn toàn, có 0,04 (mol) H2 (đktc) thoát ra thì còn lại 0,27 (g) chất rắn không tan. M là kim loại:

A/ Na B/ K C/ Ca D/ Ba

Câu 35: Cho m (g) phôi bào sắt để ngoài không khí. Sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 12 (g) gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 được 2,24 (l) NO (duy nhất, đktc). Giá trị của m là:

A/ 12,09 (g) B/ 10,08 (g) C/ 7,5 (g) D/ 9,2 (g)

Câu 36: Cho m (g) nhôm tác dụng với 150 (ml) dung dịch HNO3 aM vừa đủ tạo khí N2O duy nhất và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được một muối khan có khối lượng (m + 18,6) (g). Giá trị của a là:

A/ 2,5 B/ 1,5 C/ 2 D/ 3

Câu 37: Trộn 2,7 (g) nhôm vào 20 (g) hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp A. Hòa tan hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,36 (mol) NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng Fe2O3 và Fe3O4 lần lượt là:

A/ 6,08 (g) và 13,92 (g) B/ 13,92 (g) và 6,08 (g) C/ 5,72 (g) và 14,28 (g) D/ 14,28 (g) và 5,72 (g)

Câu 38: Cho hỗn hợp gồm 0,02 (mol) sắt, 0,01 (mol) đồng vào dung dịch chứa 0,1 (mol) AgNO3 thì số mol Ag sinh ra là: A/ 0,06 B/ 0,08 C/ 0,07 D/ 0,1 Câu 39: Cho 3 0 / Cr Cr E  = –0,74 (V); 2 0 / Ni Ni

E  = –0,26 (V). Suất điện động của pin điện hóa tạo từ cặp oxi hóa khử trên là:

A/ 0,78 (V) B/ 0,48 (V) C/ 0,96 (V) D/ 1,0 (V)

Câu 40: Điện phân dung dịch chứa a (mol) CuSO4 và b (mol) NaCl với điện cực trơ màng ngăn xốp. Để dung dịch sau điện phân làm phenolphthalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là:

A/ b = 2a B/ b < 2a C/ b > 2a D/ 2b = a

Câu 41: Điện phân 100 (ml) dung dịch CuSO4 2M điện cực trơ cho đến khi trong dung dịch không còn ion Cu2+ thì ngừng điện phân (hiệu suất điện phân là 100%). Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm:

A/ 12,8 (g) B/ 3,2 (g) C/ 8,0 (g) D/ 16,0 (g)

Câu 42: Cho a (mol) Fe vào dung dịch chứa b (mol) AgNO3, phản ứng xong dung dịch thu được Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 thì tỉ số b/a là:

Câu 43: Chọn trường hợp không đúng trong các trường hợp dưới đây. Biết thể tích dung dịch khi điện phân là không đổi, khi có mặt NaCl thì dùng thêm màng ngăn:

A/ Điện phân dung dịch NaCl thấy pH dung dịch tăng dần

B/ Điện phân dung dịch NaCl và CuSO4 thấy pH dung dịch không đổi C/ Điện phân dung dịch CuSO4 thấy pH dung dịch giảm dần

D/ Điện phân dung dịch NaCl và HCl thì thấy pH dung dịch tăng dần

Câu 44: Hòa tan 1,28 (g) CuSO4 vào nước rồi đem điện phân, sau một thời gian thu được 800 (ml) dung dịch có pH = 2. Hiệu suất phản ứng điện phân là:

A/ 75% B/ 62,5% C/ 50% D/ 80%

(17) Lê Hồng Phong 2007 – 2008

Một phần của tài liệu Một số đề KT 1 tiết, HK các trường TP.HCM (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)