1.3 .Tình hìnhnhiễm khuẩn huyết sơ sinh trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 .Tình hìnhnhiễm khuẩn huyết sơ sinh trên thế giới
1.3.2. Nghiêncứu về nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Việt Nam
Năm 2003, Khu Thị Khánh Dung báo cáo 88 ca NKH trong tổng số 4147 bệnh nhi (2,1%) tại Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó có 61 trẻ tử vong (68,7%) [46].
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016, Trần Diệu Linh mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm khuẩn sơ sinh ở trẻ đủ tháng sinh mổ [47].
Năm 2017, tại Bệnh việnTrẻ em Hải Phòng, Bùi Mẫn Nguyênnghiên cứu đặc điểm rối loạn đông máu và các yếu tố liên quan của trẻ sơ sinh NKH [48].
Năm 2021, Thái Bằng Giang mô tả đặc điểm nhiễm khuẩn của bệnh nhi NKH do nấm tại Bệnh viện Nhi Trung ương và hiệu quả dự phòng của thuốc chống nấm fluconazol trên trẻ đẻ non [49].
Nghiên cứu về tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh
Năm 2011, kết quả báo cáo trên 50 sơ sinh NKH tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, Hà Công Thanh cho thấyCitrobacter là nguyên nhân hàng đầu (52,83%), S. aureus chiếm 28,30%, E. coli chiếm 7,55% và Enterobacter chiếm 7,55%. Về độ nhạy của kháng sinh, 100% Citrobacter
nhạy ofloxacin; 74,07% nhạy imipenem. 93,33% S. aureus nhạy imipenem;
85,71% nhạy amoxicillin + clavulanic [50].
Nghiên cứu năm 2013 của Lê Kiến Ngãi cho thấy E. coli căn nguyên hàng
đầu gây NKSS tại Bệnh viện Nhi Trung ương [51].
Khảo sát tình trạng NKH sơ sinh tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2017, Bùi Mẫn Nguyên báo cáo tỷ lệ NKH sơ sinh do K. pneumonia chiếm
35,7%, Acinetorbacter chiếm 28,6%. E. coli chiếm 7,1%, S. aerius chiếm
14,3%. Như vậy, nguyên nhân gây NKH chủ yếu là vi khuẩn Gram âm [48]. Năm 2020, Hà Đức Dũng công bố căn nguyên NKH sơ sinh ở Trung tâm sơ sinh Bệnh viện phụ sản Trung Ương.Căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh sớm thường gặp nhất là Coagulase-negative staphylococci (CoNS)
chiếm tỷ lệ 27,5%. S. marcescens là vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh muộn chiếm tỷ lệ cao nhất(32,3%). Tỷ lệ NKSS do nấm thấp (1,6%) [52].
Năm 2019, nghiên cứu tại Bệnh viện sản nhi Nghệ An, Trần Quang Hanh báo cáo tỷ lệ nhiễm GBScủa phụ nữ mang thai là 9,2%. Nghiên cứu
cũng cho thấy khơng có trẻ sơ sinh nhiễmGBS từ mẹ [53]. Như vậy, chiến lược dự phòng kháng sinh cho mẹ trước sinh đã có hiệu quả cao để giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm GBS và NKSS do GBS.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Thái Bằng Giang công bốtỷ lệ nhiễm nấm của sơ sinh giai đoạn 2015-2016 là 1,2 %, trong đó chủ yếu là nấm máu với tỷ lệ 85,7%[49].
Nghiên cứu về tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn
Từ năm 2003 – 2004, báo cáo Nguyễn Ngọc Sáng tại bệnh viện Trẻ em Hải phòng cho thấy, họ vi khuẩn đường ruột hầu hết đã kháng lại các thuốc kháng sinh thông thường như ampicillin, chloramphenicol, co-trimoxazole. Tụ cầu đã kháng với chloramphenicol, co-trimoxazole và còn nhạy cảm với cefotacim, amikacin. Trực khuẩn mủ xanh đã đề kháng hầu hết kháng sinh, chỉ còn nhạy với amikacin [54].
Nghiên cứu tiến hành tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017 trên nhóm trẻ từ sơ sinh đến 16 tuổi, Đỗ Thiện Hải báo cáo tình trạngpenicillin bị kháng với tỷ lệ rất cao(87,5%). Ceftriaxon xuất hiện tình trạng kháng với tỷ lệ 21,57%. Levofloxaxin và ciprofloxaxin kháng thuốc với tỷ lệ tương ứng là 5,13% và 10,34%. Vi khuẩn E. coli đã kháng levofloxaxin và ciprofloxacin
với tỷ lệ lần lượt 60% và 50,1% [55].
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương giai đoạn 2018-2019, tất cả các chủng vi khuẩn S. marcescens, E. coli và K. pneumoniae đều kháng với kháng sinh nhóm penicillin. Tỷ lệ vi khuẩn E. coli kháng với kháng sinh nhóm
aminoglycosid thấp nhất. Tỷ lệ kháng củaS. marcescens và K. pneumoniae
với kháng sinh nhóm carbapenem là trên 60% [52].
Cho đến nay, các nghiên cứu về NKH ở sơ sinh tại Việt Nam chỉ tập trung vào một số đặc điểm trên một số đối tượng riêng lẻ mà chưa cho thấy hình ảnh tổng quát về dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, mơ hình tác nhân gây bệnh
cũng như khả năng đề kháng kháng sinh của từng loại vi sinh vật trong bệnh lý NKH ở sơ sinh. Hơn nữa, các nghiên cứu chưa ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong q trình chẩn đốn NKH sơ sinh để phát hiện và điều trị sớm bệnh.