Chương 2 .ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.3. Mục tiêu 2: Xác định và mức độ nhạy cảm kháng sinh của tác nhân
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Vi sinh vật được xác định trong mẫu máu của bệnh nhi.
- Mức độ nhạy cảm của kháng sinh với vi sinh vật trong mẫu máu. - Mẫu nghiên cứu: Là mẫu toàn bộ của mục tiêu 1 (gồm 85 bệnh nhi)
2.3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tạiTrung tâm Sơ sinh, Khoa Vi sinh Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.3.3. Thời gian thực hiện
Nghiên cứu được thực hiện từ 1/12/2019 đến30/4/2021.
2.3.4. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả, phân tích xét nghiệm. - Cỡ mẫu: Tất cả các mẫu máu đã xác định được tác nhân gây bệnh.
2.3.5. Nội dung nghiên cứu
- Xác định căn nguyên gây bệnh: Định danh vi sinh vật từ các mẫu dương tính bằng phương pháp ni cấy.
- Xác định khả năng nhạy cảm, kháng của vi sinh vật trong các mẫu cấy dương tính với kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị bệnh.
Các kháng sinh được sử dụng để làm kháng sinh đồ gồm: Nhóm cephalosporin(ampicillin, benzylpenicillin, cefotaxim, ceftazidim, cefoperazone…), nhóm aminoglycoside (amikacin, gentamycin…), nhóm carbapenem (imipenem, meronem, ertapenem…), nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, levofloaxacin, nhóm glycopeptid (vancomycin), nhóm các thuốc chống nấm (casopofungin, micafungin, voriconazole, amphotericin B).
2.3.6. Các biến số và cách đo lường
Bảng 2.4. Biến số nghiên cứu căn nguyên gây bệnh và mức nhạy cảm kháng sinh
Biến số Định nghĩa Phân
loại
Phương pháp thu
thập
Cấy máu Định danh vi sinh vật trên máy
Định danh
Xét nghiệm Nhuộm soi Gram Xác định vi khuẩn Gram
dương, Gram âm. Phân bố vi sinh vật
theo thời điểm khởi phát bệnh
Tính tỷ lệ các vi sinh vật theo thời điểm khởi phát nhiễm
khuẩn Phân bố vi sinh vật theo giới tính. Tính tỷ lệ các vi sinh vật theo giới tính. Kháng sinh đồ
Đánh giá mức độ nhạy, trung gian, kháng với kháng sinh
của căn nguyên gây bệnh
Thứ bậc
2.3.7. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
2.3.7.1. Cấy máu tìm vi sinh vật
Như quy trình cấy máu ở mục tiêu 1
2.3.7.2. Thực hiện kháng sinh đồ
- Môi trường: Muller Hinton hoặc Muller Hinton + 5% máu cừu - Khoanh giấy xác định độ nhạy: OXOID - Anh
+ Định tính: Dùng khoanh giấy tẩm kháng sinh với nồng độ nhất định để tìm vịng kháng khuẩn. Dựa vào kích thước vịng vơ khuẩn và căn cứ vào các tiêu chuẩn để phiên giải nhạy/kháng.
+ Định lượng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC): Sử dụng hệ thống tự động Vitek 2.
Nguyên lý: Thẻ kháng sinh theo nhóm (E-test), có khoảng riêng cho từng loại vi khuẩn (quy trình vi khuẩn kháng thuốc bằng hệ thống tự động Vitek 2).
Đọc kết quả: Sử dụng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) tự động.
2.3.8. Các chỉ số áp dụng trong nghiên cứu
- Xác định vi sinh vật gây bệnh:
+ Cấy máu: Nếu vi sinh vật mọc, mẫu máu được chuyển vào máy để định danh vi khuẩn tự động.
+ Nhuộm soi máu: Xác định vi khuẩn Gram dương, Gram âm. - Xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh
Chuyển mẫu vi khuẩn cấy được vào máy đánh giá kháng sinh đồ
Đọc kết quả trên máy: Đối với từng loại vi sinh vật và trả lời với 3
mức độ đáp ứng với kháng sinh: Nhạy, kháng, trung gian.