6. Kết cấu chính của luận văn
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả và hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp
1.2.2. Các hình thức huy động vốn
1.2.2.1. Nguồn vốn huy động bên trong doanh nghiệp
Nguồn vốn huy động bên trong doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm: - Nguồn vốn góp ban đầu: Để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ sở hữu bao giờ cũng phải góp một số nhất định khi thành lập doanh nghiệp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hứu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp là Nhà nƣớc . Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nƣớc nói riêng đang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp cổ phần, vốn do các cổ đơng đóng góp là yếu tố quyết định để hinh thành cơng ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cổ phần cũng có một số dạng tƣơng đối khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau. Trong các loại hình doanh nghiệp khác nhƣ Doanh nghiệp TNHH, Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), các nguồn vốn cũng tƣơng tự nhƣ trên; tức là vốn có thể do chủ đầu tƣ bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp.v.v...Tỷ lệ và quy mơ góp vốn của các bên tham gia doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (nhƣ luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu liên doanh).
- Nguồn vốn tự bổ sung: Bổ sung từ lợi nhuận hàng năm
Vốn bổ sung là vốn chủ yếu do doanh nghiệp đƣợc lấy một phần từ lợi nhuận để lại doanh nghiệp, nó đƣợc thực hiện dƣới hình thức lấy một phần từ quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phịng tài chính. Quy mơ số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thƣờng, số vốn này cần đƣợc tăng theo quy mơ phát triển của doanh nghiệp. Trong q trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trƣởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận dƣợc sử dụng tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Tự tài trợ bằng lợi nhuận khơng chia nên nguồn vốn nội bộ có một phƣơng thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn trong các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp đã phát huy đƣợc nguồn lực của chính mình, giảm đƣợc chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngồi, nhất là khi có biến động trên thị trƣờng tài chính. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu
tƣ từ lợi nhuận để lại (retained earnings), họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lƣợng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Nguồn vốn tái đầu tƣ từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu nhƣ doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, đƣợc phép tiếp tực đầu tƣ. Đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc thì việc tái đầu tƣ phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà cịn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tƣ của Nhà nƣớc.
Quy mơ số vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thƣờng, số vốn này cần đƣợc tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trƣởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận khơng chia là bộ phận lợi nhuận đƣợc sử dụng tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rất nhạy cảm. Khi Doanh nghiệp để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tƣ, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đơng khơng đƣợc nhận tiền lãi cổ phần (cổ tức) nhƣng bù lại họ có quyền sở hữu số cổ phần tăng lên của Công ty.
Nhƣ vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ. Điều này một mặt khuyến khích cổ đơng giữ cổ phiếu lâu dài, nhƣng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trƣớc mắt (ngắn hạn) do cổ đông chỉ nhận đƣợc một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ trả cổ tức thấp hoặc số lãi rịng khơng đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.
Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tƣ, chính sách phân phối cổ tức của doanh nghiệp cổ phần phải lƣu ý đến một số yếu tố có liên quan nhƣ:
- Tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ
- Mức chia lãi trên một cổ phiếu của các năm trƣớc.
- Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trƣờng và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm và đánh giá của cơng chúng về cổ phiếu đó.
- Hiệu quả của việc tái đầu tƣ.
1.2.2.2. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp
- Phát hành cổ phiếu: Trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp cổ phẩn có thể phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động thêm vốn chủ sở hữu và tăng mức vốn điều lệ của cơng ty. Cổ phiếu có thể đƣợc phát hành thành hai loại: cổ phiếu thƣờng, cổ phiếu ƣu đãi.
Cổ phiếu thƣờng: Cổ phiếu thƣờng (còn gọi là cổ phiếu phổ thơng), nó thuộc loại cổ phiếu khơng kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của doanh nghiệp phát hành ra nó, khơng có mức lãi suất cố định. Tuy nhiên, thị giá cổ phiếu lại rất nhạy cảm trên thị trƣờng, không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp mà cịn rất nhiều nhân tố khác nhƣ: mơi trƣờng kinh tế, thay đổi lãi suất, hay nói cách khác tuân theo quy luật cung cầu. Cụ thể hơn nữa, thị giá cổ phiếu thông thƣờng phụ thuộc vào tăng trƣởng kinh tế nói chung và biến động theo chiều nghịch với biến động lãi suất trái phiếu Chính phủ, các cơng cụ vay nợi dài hạn lãi suất cố định và lãi suất huy động tiền gửi của ngân hàng. Cổ phiếu thƣờng có những ƣu thế trong việc phát hành ra cơng chúng và trong quá trình lƣu hành trên thị trƣờng chứng khốn. Cổ phiếu thƣờng là chứng khoán quan trọng nhất, mua bán trên thị trƣờng chứng khốn, điều đó cũng đủ để minh chứng tầm quan trọng của nó so với các cơng cụ tài chính khác.
Mặc dù việc phát hành cổ phiếu có nhiều ƣu thế so với các phƣơng thức huy động vốn khác nhƣng cũng có những hạn chế và các ràng buộc cần đƣợc doanh nghiệp cân nhắc kỹ lƣỡng. Giới hạn phát hành là một quy định ràng buộc có tính pháp lý . Lƣợng cổ phiếu tối đa mà doanh nghiệp đƣợc
quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu đƣợc cấp phép. đây là một trong những quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc nhằm quản lý và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Tại nhiều nƣớc, số cổ phiếu đƣợc phép phát hành đƣợc ghi trong điều lệ của công ty; tuy nhiên một số nƣớc khác khơng quy định ghi số lƣợng có trong điều lệ cơng ty. Nhƣ vậy vốn cổ phần thì trƣớc hết cần phải đƣợc đại hội cổ đơng cho phép, sau đó phải hoàn tất những thủ tục quy định khác.
Hầu hết các nƣớc đều sử dụng giới hạn phát hành nhƣ một công cụ quan trọng để kiểm sốt và hạn chế các rủi ro cho cơng chúng. Thơng thƣờng, một doanh nghiệp có thể phát hành một lần hoặc một số lần trong giới hạn số cổ phiếu đã đƣợc cấp phép phát hành. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý và kiểm soát q trình phát hành chứng khốn tuỳ thuộc vào chính sách cụ thể của nhà nƣớc và Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc. ở Việt Nam hiện nay, hệ thống văn bản pháp quy về chứng khóan mới đƣợc xây dựng và đang trong q trình hồn thiện để tạo điều kiện tốt hơn cho hoat động huy động vốn của doanh nghiệp và lƣu chuyển vốn trong nề kinh tế.
Sau khi phát hành, phần lớn những cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tƣ- các cổ đông (shareholder). Những cổ phiếu này gọi là những cổ phiếu đang lƣu hành trên thị trƣờng. Tuy nhiên, có thể chính doanh nghiệp phát hành mua lại một số cổ phiếu của mình và giữ chúng nhằm mục đích nào đó. Những cổ phiếu đƣợc doanh nghiệp mua lại nhƣ vậy gọi là cổ phiếu quỹ. Những cổ phiếu này đƣợc coi nhƣ tạm thời không lƣu hành. Việc mua lại hoặc bán ra những cổ phiếu này phụ thuộc vào một số yếu tố nhƣ: Tình hình biến động thị giá chứng khốn trên thị trƣờng, tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tƣ, chính sách đối với việc sáp nhập hoặc thơn tính cơng ty, tình hình trên thị trƣờng chứng khoán và quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nƣớc, mệnh giá và thị giá.
Giá trị ghi trên mặt cổ phiếu gọi là mệnh giá, giá cả của cổ phiếu trên thị trƣờng gọi là thị giá. Giá trị của cổ phiếu đƣợc phản ánh trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp gọi là giá trị ghi sổ (book value), đó cũng chính là mệnh giá của các cổ phiếu đã phát hành. Mệnh giá không đƣợc ghi trên mặt cổ phiếu mà còn đƣợc ghi rõ trong giấy phép phát hành và trên sổ sách kế tốn của cơng ty. Tuy nhiên, mệnh giá chỉ có ý nghĩa khi phát hành cổ phiếu và đối với khoảng thời gian ngắn sau khi cổ phiếu đƣợc phát hành. Thị giá phản ánh sự đánh giá của thị trƣờng đối với cổ phiếu, phản ánh lòng tin của các nhà đầu tƣ đối với hoạt động của cơng ty.
Các cổ đơng nắm giữ cổ phiếu thƣờng chính là những ngƣời sở hữu cơng ty, do đó họ có quyền trƣớc hết đối với tài sản hoặc thu nhập của cơng ty. Cổ đơng có quyền tham gia kiểm sốt và điều khiển các công việc của công ty. Tuy nhiên, thơng thƣờng có một số lƣợng cổ đơng của cơng ty, nên mỗi cổ đơng có một quyền lực giới hạn nhất định trong việc bỏ phiếu hoặc chỉ định thành viên của ban giám đốc. Một số công việc hay những vấn đề đặc biệt cần có sự nhất trí của đại đa số cổ đơng.
Tuỳ theo việc quy định trong điều lệ cơng ty, có thể hình thành các phƣơng thức bỏ phiếu khác nhau. Hai phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi là bỏ phiếu theo đa số và bỏ phiếu gộp.
Bỏ phiếu theo đa số : Là việc cổ đơng có thể dùng mỗi lá phiếu để bầu moot ngƣời quản lý, các chức danh sẽ đƣợc bầu riêng rẽ. Điều này rõ ràng có lợi cho những ngƣời đang nắm đa số cổ phiếu của doanh nghiệp vì họ có thể tạo áp lực mạnh hơn bằng số lớn cổ phiếu nắm giữ.
Cơ chế bỏ phiếu gộp cho phép cùng bỏ phiếu cho một số ứng cử viên nào đó, tức là một cổ đơng có thể dồn tồn bộ số phiếu có trong tay cho một ứng cử viên đƣợc ƣa chuộng. Đó là lý do tại sao một số các cổ đông thiểu số ủng hộ cơ chế bỏ phiếu gộp.
Cổ phiếu ƣu đãi: Có đặc điểm là loại cổ phiếu mà cổ đơng nẵm giữ có quyền nhận đƣợc thu nhập có lợi nhuận ổn định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, thị giá của cổ phiếu này phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chính của cơng ty. Cổ phiếu ƣu đãi thƣờng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu đƣợc phát hành. Tuy nhiên, trong một số trƣơng hợp, việc dùng cổ phiếu ƣu đãi là thích hợp. Ngƣời chủ của cổ phiếu này có quyền đƣợc thanh tốn lãi trƣớc các cổ đông thƣờng. Nếu số lãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ƣu đãi thì các cổ đơng thƣờng sẽ khơng đƣợc nhận cổ tức của kỳ đó. Việc giải quyết chính sách cổ tức đƣợc nêu rõ trong điều lệ công ty.
Phần lớn các doanh nghiệp cổ phần quy định rõ: Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả hết số lợi tức chƣa thanh toán của các kỳ trƣớc cho các cổ đơng ƣu tiên, sau đó mới thanh tốn cho các cổ đông thƣờng.
Một vấn đề rất quan trọng cần đề cập khi phát hành cổ phiếu ƣu đãi đó là thuế. Khác với chi phí lãi vay đƣợc giảm trừ khi tính thuế thu nhập cơng ty, cổ tức đƣợc lấy từ lợi nhuận sau thuế. Đó là hạn chế của cổ phiếu ƣu đãi. Mặc dù vậy, nhƣ đã đề cập, cổ phiếu ƣu đãi vẫn có những ƣu điểm đối với cả doanh nghiệp phát hành và cả những nhà đầu tƣ.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Là vốn do các đơn vị khác tham gia liên doanh liên kết với doanh nghiệp. Vốn này đƣợc đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tƣ cùng kinh doanh và hƣởng lợi nhuận .
- Phát hành trái phiếu: Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn tài trợ cho các nhu cầu của mình. Trái phiếu là chứng chỉ nhận nợ, ngƣời nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của doanh nghiệp. Trái phiếu là công cụ để huy động vốn vay của doanh nghiệp, trái phiếu có lãi suất cố định, tiền lãi có thể trả hàng kỳ, trả lãi trƣớc, trả lãi sau hoặc có thể trả một lần vào cuối kỳ thanh tốn trái phiếu. Độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu.
Chi phí trả lãi trái phiếu đƣợc coi là một khoản chi phí trƣớc thuế. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục đích huy động vốn để đầu tƣ cho các dự án lớn có tính chất dài hạn nhƣ: Xây dựng nhà máy, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…mà doanh nghiệp không hoặc khơng muốn phát hành cổ phiếu mới, hoặc vì lý do gì khác. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại: Trái phiếu tín chấp, trái phiếu thế chấp, trái phiếu có khả năng chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất chiết khấu…
Cơ chế quản lý đối với quá trình phát hành trái phiếu phải hình thành trên cơ sở tính đến các yếu tố ảnh hƣởng. Khi phát hành trái phiếu ra thị trƣờng thì cần chú ý một số tác động nhƣ sau:
Thứ nhất: Trái phiếu không làm thay đổi quan hệ sở hữu trong công ty, tức là khơng ảnh hƣởng đến quyền quản lý và kiểm sốt cơng ty, do đó nó đƣợc coi là biện pháp an toàn về mặt sở hữu để huy động vốn. Tuy nhiên, nó có liên quan mật thiết với khả năng tín dụng của cơng ty. Khi phát hành thêm trái phiếu mà không thay đổi vốn của chủ sở hữu thì tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với vốn vay sẽ giảm, phản ánh độ tin cậy tín dụng giảm.
Thứ hai: Chi phí vốn của việc phát hành trái phiếu bao gồm lợi tức trái phiếu phải trả cho ngƣời mua trái phiếu và các chi phí phát hành. Chi phí này thuộc nhóm chi phí lãi vay và đƣợc hạch tốn vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Do đó có lợi cho doanh nghiệp vể phƣơng diện thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu so sánh với cổ phiếu thì hồn tồn khác: Cổ tức trả cho cổ đông lấy từ lợi tức sau thuế nên khơng đƣợc đƣa vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Thứ ba: Đối với công ty, sử dụng công cụ cổ phiếu thì tính linh hoạt thấp hơn so với trái phiếu có thời hạn xác định và có thể điều chỉnh khối lƣợng phát hành tuỳ theo nhu cầu về vốn và tình hình thức tế. Tuy nhiên, các