Ảnh hưởng của dạng phoi và độ nhám bề mặt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu xác định chế độ cắt tối ưu theo hàm mục tiêu chất lượng bề mặt, đảm bảo năng suất cắt khi gia công thép SUS304 trên máy tiện CNC (Trang 64 - 69)

2.4. Sự hình thành phoi khi gia cơng thép không gỉ

2.4.2Ảnh hưởng của dạng phoi và độ nhám bề mặt

Sự hình thành và cấu tạo của phoi cũng ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt chi tiết sau gia công. Nghiên cứu thực nghiệm đo độ nhám bề mặt chi tiết sau khi tiện SUS304, kết quả cho thấy rằng với vận tốc cắt V 230m/phút, lượng tiến dao f 0,2mm/vòng và chiều sâu cắt t0,5mm độ nhám bề mặt đo được là Ra 1,72µm. Ảnh chụp SEM nhám bề mặt sau khi gia công chi tiết cho trên hình 2.14a. Tương ứng với dạng phoi hình thành của thí nghiệm cho trên hình 2.14b.

51

Bề rộng phoi hình thành lớn có bề rộng là 659µm và khoảng cách cách vân hình thành trên bề mặt tự do trung bình khoảng 34µm như hình 2.15.

Với các thông số công nghệ V 260m/phút, f 0,08mm/vòng và

0,1

t  mm độ nhám bề mặt đo được là Ra 0, 44µm, ảnh chụp độ nhám bề mặt chi tiết sau gia công cho trên hình 2.16a. Ở thí nghiệm này phoi hình

Hình 2.15. Bề rộng phoi khi V 230m/phút, f 0,2mm/vịng và t 0,5mm

Hình 2.14. Độ nhám bề mặt và sự hình thành phoi khi V 230m/phút, 0,2

52

thành là phoi dây kích thước chiều rộng phoi nhỏ và độ xoắn của phoi cho trên hình 2.16b.

Ảnh chụp SEM cũng có thể đo được chiều rộng phoi là 362mvà vân hình thành trên bề mặt tự do rõ rệt. Như vậy ở điều kiện vận tốc cắt cao, chiều sâu cắt nhỏ và lượng tiến dao thấp, phoi hình thành dạng phoi dây làm cho bề

Hình 2.17. Chiều rộng phoi khi V 260m/phút, 0,08

f  mm/vịng và t 0,1mm

Hình 2.16. Độ nhám và sự hình thành phoi khi V 260m/phút, 0,08

53

mặt chi tiết nhẵn bóng. Ảnh SEM cũng chỉ rõ các lớp phoi hình thành trên bề mặt tự do của thí nghiệm này khá rõ nét và khá tương đồng ở cả vùng phía trong và vùng phía ngồi của phoi như hình 2.17.

Như vậy khi tăng vận tốc cắt và chiều sâu cắt, lượng tiến dao nhỏ, phoi hình thành dạng phoi dây và sự biến dạng của phoi thể hiện rõ nét bằng lớp phoi trên lớp bề mặt tự do. Ở điều kiện này độ nhám bề mặt của chi tiết gia công cũng đạt giá trị nhỏ nhất trong vùng thực nghiệm.

54

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong q trình gia cơng, chất lượng bề mặt ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đầu vào như: vật liệu phơi, hình dáng và vật liệu dụng cụ cắt, độ cứng vững máy, chất làm mát, đặc biệt là các thông số công nghệ. Đồng thời nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy thông số công nghệ tác động đến việc tạo thành hình dạng phoi.

Qua việc nghiên cứu về chất lượng bề mặt bao gồm: độ nhám bề mặt, độ cứng tế vi và ứng suất dư cho thấy các thơng số cơng nghệ có ảnh hưởng mạnh đến từng chỉ tiêu. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các thông số công nghệ với các yếu tố đầu ra của q trình gia cơng về chất lượng bề mặt đó như thế nào cần phải xây dựng mơ hình tốn học mô tả mối quan hệ và xác định hàm quan hệ từ nghiên cứu bằng thực nghiệm. Đồng thời qua phân tích các phương pháp đo, tính tốn để lựa chọn:

- Đo nhám bề mặt (Ra) bằng thiết bị đo điện tử quét bề mặt. - Đo độ cứng tế vi (HV ) bằng thiết bị đo độ cứng Vickers.

- Xác định ứng suất dư thông qua phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) và tính tốn giá trị theo phương pháp Williamson-Hall.

55

CHƯƠNG 3 - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THƠNG SỐ CƠNG NGHỆ ĐẾN CHẤT

LƯỢNG BỀ MẶT KHI TIỆN CNC THÉP SUS304

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu xác định chế độ cắt tối ưu theo hàm mục tiêu chất lượng bề mặt, đảm bảo năng suất cắt khi gia công thép SUS304 trên máy tiện CNC (Trang 64 - 69)