Năm Tổng số người tham gia BHYT (triệu người) Tỷ lệ bao phủ (%)
1993 3,79 5,4 1998 9,89 12,7 2003 16,4 20,5 2008 38,39 46 2013 61,67 69 2020 87,96 90,86
Nguồn: BHXH Việt Nam
Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm khi thực hiện BHYT. Trong giai đoạn đầu tiên, đối tượng tham gia BHYT chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước với tỷ lệ bao phủ rất thấp, chỉ đạt 5,4% dân số vào năm 1993. Sau đó, cùng với cơng tác tun truyền phổ biến, nâng cao nhận thức cho người dân, đối tượng tham gia BHYT ngày càng mở rộng sang nhóm đối tượng lao động ngoài quốc doanh, học sinh, sinh viên, lao động tự do tham gia BHYT tự nguyên (trước năm 2014), vv... BHXH các cấp tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương nhằm khai thác tối đa số người tham gia BHYT, nâng cao nghiệp vụ thu BHYT. Tổng số người tham gia BHYT tăng mạnh qua các năm, đến năm 2020 đã đạt 87,96 triệu người, gấp gần 22 lần so với năm 1993 khi BHYT ra đờị Luật BHYT do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008, được sửa đổi bổ sung tại Luật số 46/2014/QH13 thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VIII quy định bắt buộc tham gia BHYT đối với toàn dân, tuy nhiên đối với nhóm đối
tượng tự đóng phí, chính sách BHYT vẫn mang tính chất vận động sự tự giác. Có năm nhóm đối tượng chính tham gia BHYT bao gồm:
+ Nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hợp đồng lao động, tỷ lệ tham gia BHYT là rất cao, trung bình trên 90%. Ví dụ như nhóm người lao động thuộc khối hành chính sự nghiệp, tỷ lệ tham gia BHYT đạt gần 100%
+ Hai nhóm đối tượng được tổ chức BHXH và Ngân sách Nhà nước đóng: tỷ lệ tham gia BHYT là gần 100%. Điều này hết sức dễ hiểu vì nhóm đối tượng này được ưu tiên và khơng phải đóng phí tham gia BHYT, nên tỷ lệ tham gia là gần như tuyệt đốị
+ Nhóm được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT: tỷ lệ tham gia BHYT là 83%. Có khoảng bốn triệu người thuộc nhóm đối tượng này chưa tham gia BHYT, trong
đó có khoảng 2,1 triệu học sinh sinh viên, 0,6 triệu người thuộc hộ gia đình cận nghèo
và 1,5 triệu người thuộc hộ gia đình có mức sống trung bình.
+ Nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình có tỷ lệ tham gia BHYT thấp nhất, chỉ đạt 24,5%. Có đến hơn 11,4 triệu người thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình chưa tham gia BHYT.
Tỷ lệ dân số có BHYT năm 2020 đạt trên 90%, trong đó những nhóm đối tượng như cán bộ, cơng viên chức, người có hợp đồng lao động đã đạt xấp xỉ 100%. Điều này
đã thể hiện sự nỗ lực của BHXH các cấp trong công tác phát triển đối tượng tham gia
BHYT.Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt để thực hiện BHYT toàn dân hiện nay đó chính là việc phát triển nhóm đối tượng được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT và nhóm
đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Đặc biệt nhóm đối tượng tham gia BHYT
theo hộ gia đình chỉ có tỷ lệ tham gia là 24,5%. Nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT của những đối tượng như học sinh, sinh viên, các lao động tự do, tiểu thương, vv... chính là mấu chốt để tiến tới BHYT toàn dân.
3.1.3.2. Về thu-chi, quản lý quỹ BHYT
Cùng với sự gia tăng tỷ lệ bao phủ số dân có BHYT, số thu BHYT và số chi KCB BHYT cũng tăng liên tục qua các năm. Quỹ BHYT là nguồn tài chính ổn định, bền vững, phục vụ cơng tác khám chữa bệnh cho Nhân dân, góp phần giảm thiểu gánh nặng về tài chính y tế cho Ngân sách Nhà nước. Năm 1993, số thu và chi BHYT chỉ đạt 115 và 75 tỷ đồng thì đến năm 2020, quy mô quỹ BHYT tăng gần 900 lần, với số thu và chi lần lượt là 110.461 tỷ đồng và 102.698 tỷ đồng. Sự phát triển của quỹ BHYT gắn liền với sự phát triển của chính sách BHYT ở Việt Nam.