Năm Số lượt KCB (triệu lượt người) Số chi KCB (tỷ đồng)
1993 2,1 75 1998 15,28 567 2003 23,52 1.188 2008 70,96 10.261,5 2013 135 42.143 2020 184 102.698
Nguồn: BHXH Việt Nam
Ngay từ khi ra đời, BHYT đã khẳng định được tính ưu việt của một chính sách xã hội, một hướng đi đúng đắn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong năm đầu tiên thực hiện, BHYT đã chi trả chi phí y tế cho hơn 2 triệu lượt người KCB, trong đó có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư, bệnh mãn tính, giúp họ ổn
định cuộc sống và tránh được bẫy đói nghèọ Hơn nữa, nhờ có BHYT, các cơ sở KCB đã có thêm nhiều bệnh nhân, kinh phí hoạt động từ đó tăng lên và chất lượng dịch vụ y
tế cũng được cải thiện rõ rệt so với chế độ bao cấp. Số lượt KCB tăng nhanh qua các năm, đến năm 2020 đạt 184 triệu lượt KCB, tăng gần 90 lần so với năm 1993. Tần suất KCB BHYT cũng tăng từ 1,84 lần/người/năm vào năm 2009 lên 2,11 lần/người/năm vào năm 2020. Quyền lợi KCB BHYT không ngừng được mở rộng, hàng nghìn dịch vụ y tế mới, trong đó có hàng trăm dịch vụ kỹ thuật cao, có chi phí lớn cùng một số nhóm bệnh mới đã được chi trả từ quỹ BHYT. Người tham gia BHYT được chăm sóc sức khỏe ngay tại các cơ sở y tế tuyến xã. Việc tổ chức KCB BHYT tại tuyến xã đã góp phần củng cố và phát triển y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám chữa bệnh thông thường, đặc biệt tại những nơi vùng sâu, vùng
xạ Các cơ sở y tế ngồi cơng lập cũng được tham gia đầy đủ và bình đẳng vào hệ thống KCB BHYT. Điều này tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong KCB BHYT, và người hưởng lợi chính là người tham gia BHYT. Tính
đến hết năm 2020, có gần 15.000 cơ sở KCB BHYT trên khắp toàn quốc, kể cả vùng
hải đảo, miền núi xa xôị Số chi KCB BHYT tăng liên tục qua các năm, đến năm 2020
đạt 102.698 tỷ đồng, gấp hơn 1000 lần so với năm 1993 (75 tỷ đồng). Sau gần 30 năm
thực thi chính sách BHYT, trên 350 triệu lượt người khám chữa bệnh đã được thanh toán BHYT với tổng số tiền thanh toán khám chữa bệnh là gần 460.000 tỷ đồng. Hàng chục triệu bệnh nhân tham gia BHYT mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài ngày đã được đồng thanh tốn, đảm bào quyền lợi y tế. Tính đến hết năm 2020, quỹ dự phòng khám chữa bệnh BHYT là 25.844 tỷ đồng, cung cấp nguồn tài chính vững chắc để đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia BHYT, góp phần đảm bảo An sinh xã hộị
b) Về số lượng và trình độ chun mơn của đội ngũ y, bác sĩ
Trong tổng số gần 288,000 cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện và cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc, số lượng y, bác sĩ trực tiếp tham gia công tác điều trị, khám chữa bệnh cho bệnh nhân là 81,596 người, chiếm tỷ lệ 27,78%. Như vậy, với gần 88 triệu người tham gia BHYT, số lượng y, bác sĩ KCB BHYT trung bình trên 10.000 người tham gia BHYT là hơn 9 ngườị So sánh với chỉ số bác sĩ tại các quốc gia khác, số lượng y, bác sĩ hiện nay ở Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình thấp là 10 bác sĩ trên 10.000 dân. Số bác sĩ bình quân trên 10.000 dân tại một số quốc gia phát triển cao hơn rất nhiều, chẳng hạn của Úc là 38 người, Pháp là 34 người, Mỹ là 26 ngườị
Tình trạng thiếu bác sĩ vẫn hết sức phổ biến, đặc biệt tại những bệnh viện tuyến huyện vùng sâu vùng xa, cơ sở y tế tuyến xã. Tỷ lệ y sĩ trực tiếp tham gia điều trị (làm thay công việc của bác sĩ) khá cao, chiếm đến 32,43% số lượng y, bác sĩ. Tỷ lệ cán bộ y tế có bằng cấp, trình độ cao về chun mơn chiếm tỷ lệ rất ít: tỷ lệ bác sĩ chuyên khoa II Y và thạc sĩ y khoa rất thấp, lần lượt là 2,92% và 1,81%. Tỷ lệ bác sĩ có trình độ chun mơn từ Tiến sĩ trở lên chỉ đạt 0,19%. Như vậy, bảng số liệu cho chúng ta thấy mức độ lệch về số lượng bác sỹ theo trình độ chun mơn tại các cơ sở KCB BHYT, số lượng bác sĩ điều trị và bác sĩ chun khoa, có trình độ chun mơn cao vẫn cịn ít, chưa