CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2. ẢNH HƢỞNG CỦA TÀI CHÍNH TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH
2.2.2. Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí trong q trình hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục. Do vậy, nếu doanh nghiệp khơng tiêu thụ được hàng hố, dịch vụ hoặc tiêu thụ chậm sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng về mặt tài chính.
Việc quản lý doanh thu của doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Trước tiên, các nhà quản lý cần xác định rõ cơ cấu của doanh thu: doanh thu của doanh nghiệp hình thành từ những hoạt động kinh doanh nào; tỷ lệ doanh thu của từng mặt hàng, dịch vụ…trong tổng doanh thu; doanh thu từ hoạt động kinh doanh nào là chính để từ đó thấy được bức tranh khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước tiếp theo là nghiên cứu sự biến động của doanh thu, xác định những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự biến động đồng thời trên cơ sở đó phân tích và đề ra các biện pháp tăng doanh thu.
Sau khi đã hiểu về bức tranh toàn cảnh của doanh thu, công việc quan trọng của các nhà quản lý là đề ra các biện pháp để tăng doanh thu, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2.2.2. Quản lý chi phí
Quản lý chi phí quyết định thành cơng của một doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định, đánh giá hiệu quả làm việc và giúp doanh nghiệp sử dụng một cách tối ưu nhất các nguồn lực sẵn có như nhân lực, máy móc…Do đó, việc quản lý chi phí tốt sẽ tạo điều kiện trong cho công tác chuẩn bị các kế hoạch phát triển, mở rộng và mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.
Cơng tác quản lý chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
a. Quản lý chi phí trực tiếp và gián tiếp
+ Xây dựng định mức tiêu hao: Lập định mức chi phí cho các khoản chi phí
theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu các dữ liệu về các khoản chi phí trước đây đã thực hiện, sau đó đưa ra một sự so sánh với giá cả trên thị trường. Tiếp theo là thu thập thông tin về chi phí thực tế.
+ Lập dự tốn sản xuất kinh doanh: Việc lập dự toán sẽ giúp donh nghiệp có
cái nhìn tổng thể về tình hình chi phí để từ đó có những hoạch định tương laic ho doanh nghiệp. Trên cơ sở lập dự toán cụ thể, việc quản lý từng khoản mục chi phí sẽ trở nên chặt chẽ hơn, dự đốn được những khó khăn và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý chi tiêu để có những điều chỉnh phù hợp.
+ Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức: Chi phí phát sinh thực
tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức ban đầu, điều này tạo nên sự biến động chi phí so với định mức. Biến động có thể là bất lợi khi chi phí thực tế cao hơn chi phí định mức hoặc có lợi khi chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức. Mục đích phân tích biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá chung mức chênh lệch giữa thực tế so với định mức để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục chi phí phát sinh. Các khoản mục cần phân tích là:
Phân tích các biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phân tích các biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung:
+ Xây dựng qui trình kiểm sốt chi phí: Để tiến hành kiểm sốt chi phí các
nhà quản lý doanh nghiệp cần phải đưa ra các tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm sốt chi phí, dựa trên các nguyên tắc thống nhất. Từ đó xây dựng hệ thống kiểm sốt chi phí trong doanh nghiệp với những hình thức kiểm sốt thích hợp, cùng chi phí kiểm sốt, phương tiện cơng cụ được sử dụng cho hoạt độngkiểm soát này và cuối cùng đi tới các giải pháp điều chỉnh.
+ Cắt giảm chi phí: Sau khi đã rõ được toàn cảnh bức tranh về chi phí, việc
gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho các công ty. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, các chương trình cắt giảm chi phí cũng là một phương pháp ngắn hạn và đơn giản để tạo ra các lợi thế cạnh tranh, chúng hiếm khi củng cố hay cải thiện thực sự sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, việc cắt giảm chi phí chỉ cần phải được thực hiện song song với kế hoạch quản lý chi phí hiệu quả.
+ Nâng cao trình độ quản lý: Doanh nghiệp phải khơng ngừng hồn thiện và
nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi phí quản lý, hạn chế tối đa các thiệt hại tổn thất trong quá trình sản xuất... từ đó có thể tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
b. Quản lý chi phí tài chính
Để có quyền sử dụng vốn vay thì doanh nghiệp phải trả một khoản thu nhập nhất định cho chủ sở hữu vốn. Khoản chi phí đó được gọi là chi phí vốn. Khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải tạo ra khoản lợi nhuận tối thiểu bằng số tiền lãi vay phải trả cho chủ nợ thì mới đảm bảo thu nhập cho chủ sở hữu không bị sụt giảm. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó quyết định về cơ cấu vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp. Tóm lại, quản lý chi phí vốn suy cho cùng là sự quyết định linh hoạt, khơn ngoan của chủ doanh nghiệp trong việc tính tốn, lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý.
c. Quản lý chi phí thuế
Thuế là một trong những chi phí chính của doanh nghiệp nên công tác quản lý thuế trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Hiện nay các doanh nghiệp được tự kê khai và nộp thuế. Vì vậy, trước hết, đội ngũ kế tốn phải có trình độ chun mơn vững vàng và am hiểu rõ về các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Kê tốn tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp theo qui định của nhà nước. Doanh nghiệp cần phải tính tốn và lập kế hoạch cho chi phí thuế để chủ động nộp thuế kịp thời, tránh nợ đọng thuế.
Do thuế là một trong những khoản chi phí chính nên các nhà quản trị cần tính tốn cụ thể, phân tích tình hình biến động của chi phí thuế hàng năm để đưa ra một giá bán hợp lý sao cho có lãi sau chi phí thuế.
2.2.2.3 Phân phối kết quả kinh doanh
Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu, động lực và là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn kinh doanh và mở rộng kinh doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị truờng. Vì vậy, việc phân phối kết quả kinh doanh sao cho hợp lý là một công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu tất cả lợi nhuận chỉ để dành tăng vốn kinh doanh thì sự phát triển của doanh nghiệp sẽ nhanh nhưng khơng ổn định và bền vững. Trong q trình kinh doanh, mọi khó khăn, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc chuẩn bị một khoản dự phòng rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp an tâm thực hiện những kế hoạch kinh doanh mới. Việc trích lập quĩ dự phòng và việc giữ lại lợi nhuận phục vụ cho tăng trưởng và phát triển phải được tính tốn thận trọng, phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan của mỗi cơng ty. Ngồi ra việc phân phối lợi nhuận giúp kích thích được lợi nhuận vật chất đối với các bên tham gia đầu tư vào doanh nghiệp như công ty liên doanh hoặc công ty cổ phần. Quan trọng hơn nữa là nó giúp người lao động quan tâm đến thành quả sau cùng của doanh nghiệp. Phân phối lợi nhuận cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tuân thủ các qui định về mặt pháp lý của Nhà nước - Xem xét ưu tiên đến các khoản nợ đến hạn trả của doanh nghiệp - Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn
- Cân đối đến các khoản dự kiến đầu tư, mở rộng kinh doanh và chi trả lợi nhuận cho các cổ đơng hoạc các thành viên góp vốn
- Tính tốn q trình tăng trưởng vốn, tài sản của doanh nghiệp