Cân đối tài sản với nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phát triển giảng võ (Trang 88)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn- Tài sản dài hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Cơng ty TNHH Phát triển Giảng Võ đã được duyệt)

* Cơ cấu vốn:

Trong bảng 4.16 ta thấy tỷ trọng vốn CSH trong tổng số nguồn vốn trong 3 năm đã tăng lên rõ rệt, từ 16% năm 2012 đến 36% năm 2014. Những năm gần đây do kinh doanh có lãi nên Cơng ty đã trả dần được nợ dài hạn. Tổng nguồn vốn giảm xuống nhưng vốn CSH đã tăng lên. Về lâu dài, Công ty cần nâng cao tỷ trọng này hơn nữa để giảm bớt rủi ro và chủ động tài chính.

Và như vậy, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng số nguồn vốn cũng giảm tương ứng từ 84% năm 2012 xuống còn 64% năm 2014. So với chỉ số của ngành là 60% thì tỷ trọng này của Cơng ty vẫn hơi cao. Điều này cho thấy Công ty vẫn chưa độc lập về mặt tài chính. Sở dĩ tỷ trọng này cao vì hầu hết các Công ty kinh doanh bất

động sản đã phải vay một khoản khá lớn để đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Mặc dù từ năm 2014, Cơng ty khơng cịn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng vốn vay để tận dụng lá chắn thuế cũng cần phải được tính đến. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, Cơng ty cần phải tính tốn, nghiên cứu kỹ thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo nguồn doanh thu và lợi nhuận để có thể đủ chi phí cho khoản vay đồng thời tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa là Cơng ty cần phải tự xác định cơ cấu vốn tối ưu cho mình.

Khi xét đến tỷ trọng tổng nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu ta thấy Cơng ty đã có những tiến bộ rõ rệt, từ 528% năm 2012 xuống còn 175% năm 2014. Điều này cho thấy Cơng ty đã làm ăn có hiệu quả, giảm nợ vay, tăng vốn CSH với tốc độ khá nhanh. Mặc dù vậy, chỉ số này của Công ty vẫn cịn khá cao so với chỉ số trung bình ngành là 167%. Bảng 4.16: Cơ cấu vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Vốn CSH Tổng nguồn vốn Tổng nợ phải trả Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn Tỷ trọng nợ phải trả tổng số nguồn vốn (Hệ số nợ) Tỷ trọng tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (Hệ số nợ)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Cơng ty TNHH Phát triển Giảng Võ đã được duyệt)

* Cơ cấu tài sản

Nhìn chung trong 3 năm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng số tài sản của công ty không ổn định. Năm 2013 tài sản ngắn hạn có tỷ trọng thấp nhất và chỉ chiếm 11%. Sự mất ổn định đó ảnh hưởng bởi tiền mặt tại quĩ và ngân hàng và các khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng dần theo từng năm. Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm từ 88% năm 2012 xuống còn 86% năm 2014. Việc giảm tỷ trọng tài sản dài hạn chủ yếu do Công ty đã trả dần được nợ dài hạn.

Bảng 4.17: Tiền mặt tại quĩ và ngân hàng

Đơn vị: Triệu đồng

Tiền mặt tại quĩ (VND) Tiền gửi ngân hàng (VND)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Công ty TNHH Phát triển Giảng Võ đã được duyệt)

Xét về giá trị tuyệt đối, TSCĐ giảm dần, năm 2013 giảm 1,3 tỷ so với năm 2012 và năm 2014 đã giảm 1,66 tỷ đồng so với năm 2013. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng, TSCĐ chiếm 11% trong tổng số tài sản và ổn định trong 3 năm vì tổng tài sản cũng giảm dần. Hàng năm, chi phí cho duy tu, bảo dưỡng, thay mới khơng nhiều. Điều này cho thấy Công ty không mở rộng kinh doanh hay mua sắm đổi mới trang thiết bị mà hầu như chỉ sử dụng lại tài sản, máy móc thiết bị cũ. Một số tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn được đưa vào sử dụng.

Bảng 4.18: Cơ cấu tài sản Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tài sản cố định Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng số tài sản Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng số tài sản Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng số tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Cơng ty TNHH Phát triển Giảng Võ đã được duyệt)

* Vòng quay phải thu

Trong 3 năm, bình qn các khoản phải thu của Cơng ty tăng lên, đặc biệt các khoản phải thu năm 2014 đã tăng xấp xỉ 68% so với năm 2012. Như vậy, vòng quay phải thu đã giảm xuống từ 33 năm 2012 xuống cịn 20 năm 2014. Cơng ty đã bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên trong tiểu mục số 4.2.2.1 (phân tích vốn lưu động rịng), đến năm 2014, vốn lưu động ròng vẫn dư gần 2 tỷ đồng, nghĩa là Cơng ty vẫn đủ tiền để thanh tốn nợ ngắn hạn. Về lâu dài, Công ty cần xem xét chính sách tín dụng cho khách hàng, đẩy mạnh cơng tác thu hồi công nợ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Bảng 4.19: Vòng quay các khoản phải thu

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần Bình qn các khoản phải thu

Vịng quay các khoản phải thu

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Cơng ty TNHH Phát triển Giảng Võ đã được duyệt)

* Vòng quay các khoản phải trả

Qua bảng 4.20 ta thấy vòng quay các khoản phải trả của Công ty năm sau luôn lớn hơn năm trước. Cụ thể năm 2012, chỉ số này là 0,33 và đã tăng lên 0,49 trong năm 2014. Như vậy, việc thanh tốn các khoản phải trả của Cơng ty năm sau đã nhanh hơn năm trước. Sở dĩ chỉ số này tăng vì những năm làm ăn có lãi Cơng ty đã trả dần được khoản vốn vay dài hạn. Kết quả là vòng quay các khoản phải trả tăng, tốc độ thanh tốn nợ tăng nhưng Cơng ty vẫn không phải huy động thêm vốn để trả nợ. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí vốn vay sẽ giảm đi và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng lên. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn ngắn hạn sẽ giúp Cơng ty giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh tốn đối với nhà cung cấp.

Bảng 4.20: Vịng quay các khoản phải trả

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Doanh thu thuần Bình quân các khoản phải trả

Vòng quay các

khoản phải trả

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của Cơng ty TNHH Phát triển Giảng Võ đã được duyệt)

4.3. ẢNH HƢỞNG CỦA TÀI CHÍNH TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH4.3.1. Quản lý vốn và tài sản 4.3.1. Quản lý vốn và tài sản

4.3.1.1. Quản lý vốn

Nguồn vốn của Cơng ty gồm hai phần chính là vốn CSH và vốn vay dài hạn. Cơng ty khơng sử dụng hình thức huy động vốn từ thuê tài chính hay từ việc phát hành cổ phiếu. Chính vì vậy, chi phí vốn hàng năm của Cơng ty khá lớn, điều này đã làm giảm đáng kể phần lợi nhuận.

Mặt khác, các doanh nghiệp thường tận dụng lá chắn thuế khi sử dụng địn bẩy tài chính. Tuy nhiên, những năm đầu Cơng ty bị lỗ trong khi được hưởng chế độ ưu đãi thuế. Do đó, Cơng ty hầu như khơng tận dụng được lá chắn thuế. Những năm sau này, khi kinh doanh có lãi, chi phí tài chính giảm đi vì đã trả được một phần khoản vay nhưng Công ty khơng cịn được hưởng ưu đãi thuế nữa, chi phí thuế tăng lên, lợi nhuận giảm đi. Sau một thời gian hoạt động, Công ty cần bổ sung vốn để cải tạo, nâng cấp nhưng khơng thể vay vốn từ ngân hàng vì khơng có tài sản thế chấp cho phần vốn vay thêm. Nếu khơng có vốn để nâng cấp cơ sở vật chất, kinh

doanh sẽ giảm sút và ảnh hưởng tới lợi nhuận. Điều này cho ta thấy sự ảnh hưởng rất lớn của tài chính đến hiệu quả kinh doanh của Cơng ty như thế nào.

Đến năm 2014, tỷ trọng tổng nợ trên vốn CSH là 175%, cao hơn so với chỉ số trung bình của ngành. Điều đó có nghĩa rủi ro trong kinh doanh và chi phí sử dụng vốn cịn cao. Hơn nữa, thị trường cho thuê bất động sản hiện đang có dấu hiệu bão hồ, cung lớn hơn cầu, giá cho thuê giảm, tỷ lệ cho thuê giảm xuống nên chi phí tài chính quá lớn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tài sản và nguồn vốn của Cơng ty nhìn chung đã được cân đối phù hợp. Lượng vốn lưu động rịng ln đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh nên Công ty không phải vay ngắn hạn để bù đắp. Đây là ưu điểm trong quản lý tài chính giúp lợi nhuận của Cơng ty được đảm bảo.

4.3.1.2. Quản lý tài sản

Do đặc thù là kinh doanh dịch vụ nên chi phí cho hàng tồn kho khơng nhiều. Trên bảng cân đối tài sản Công ty cũng không tách riêng thành một mục mà gộp vào phần tài sản ngắn hạn khác. Vì vậy, hàng tồn kho ảnh hưởng khơng đáng kể đến kết quả kinh doanh.

Cũng do đặc thù kinh doanh nên lượng tiền mặt khá dồi dào. Khách thuê phải đặt cọc một tháng tiền thuê và trả tiền thuê vào đầu mỗi kỳ thuê. Công ty không thoả thuận bất cứ một ưu đãi trả chậm nào cho khách thuê. Sau khi thanh tốn cho các khoản chi phí, lượng tiền mặt vẫn cịn khá dồi dào trong tài khoản ngân hàng. Công ty đã sử dụng số tiền này để gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhằm tăng thu nhập từ tài chính. Hơn nữa, khi lượng tiền mặt đáp ứng được thanh khoản và đủ để trả một phần khoản vay, Công ty đã tiến hành hoàn trả một phần khoản vay nhằm giảm chi phí vốn, tăng lợi nhuận. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của Cơng ty.

Vịng quay các khoản phải thu trong ba năm đã giảm dần, như vậy Công ty đã bị chiếm dụng vốn, chi phí tài chính cho các khoản phải thu tăng lên đồng thời

rủi ro đối với những khoản phải thu khó địi cũng tăng lên, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

TSCĐ được lên kế hoạch nâng cấp, sửa chữa hàng năm nên hoạt động tốt. Một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng. Như vậy, do quản lý tốt tài sản nên hoạt động kinh doanh của Công ty diễn ra liên tục, đảm bảo sức sinh lời của tài sản và tiết kiệm được một phần chi phí đầu tư tài sản mới. Tuy nhiên cơ cấu TSCĐ trong tổng tài sản hầu như không thay đổi. Công ty chưa đầu tư mở rộng TSCĐ. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của Cơng ty.

4.3.2. Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Trong ba năm Cơng ty đều hồn thành kế hoạch về doanh thu. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác khá ổn định. Tuy nhiên năm 2014, doanh thu giảm nhẹ so với năm 2013 do doanh thu tài chính giảm. Điều này cho thấy Cơng ty đã đạt hiệu quả kinh doanh nhưng cần chú ý quản lý doanh thu từ tài chính.

Chi phí trong ba năm có xu hướng tăng lên trong khi doanh thu khá ổn định. Rõ ràng là chi phí tăng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Cơng ty. Hơn nữa, chi phí thuế tăng lên do Cơng ty khơng cịn được hưởng ưu đãi thuế nên càng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.

Do lỗ luỹ kế khá lớn nên toàn bộ lợi nhuận được sử dụng để bù đắp cho vốn CSH bị thâm hụt. Điều này khiến Cơng ty sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp TSCĐ.

4.4. NHẬN XÉT VỀ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA TÀICHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIẢNG VÕ

4.4.1. Những thành tựu đạt đƣợc

Do sử dụng đúng mục đích và cân đối nguồn vốn tốt nên Cơng ty luôn đảm bảo nguồn vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh, đảm bảo tính thanh khoản cao trong thanh tốn. Điều này giúp Cơng ty có điều kiện nâng cấp, cải tạo cơ sở vật

chất và trang thiết bị cho tồ nhà, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty khơng bị gián đoạn.

Vì Cơng ty khơng chủ trương mở rộng kinh doanh nên hầu hết nguồn vốn được tập trung trang trải các chi phí cho hoạt động kinh doanh chính. Số tiền nhàn rỗi trong tài khoản ngân hàng ln được sử dụng triệt để để tạo lợi nhuận cho Cơng ty bằng cách gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Điều này cho thấy Công ty đã luôn ý thức tạn dụng mọi khả năng sinh lời của đồng vôn.

Công tác quản lý tài sản luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo Công ty. Đối với hàng tồn kho, Cơng ty ln kiểm tra, giám sát và tính tốn để lên kế hoạch và định mức cụ thể sao cho lượng tồn kho ở mức hợp lý, tránh lãng phí gây thất thốt nguồn vốn. Hàng tháng, hàng q, các trưởng bộ phận nộp báo cáo tình hình sử dụng vật tư, dụng cụ để bộ phận kế tốn tổng hợp và trình BGĐ xem xét và giải quyết.

Lượng tiền mặt tại quĩ ln được duy trì một khoản nhất định theo qui định của Công ty. Nếu lượng tiền mặt thu được từ khách hàng vượt quá qui định, thủ quĩ sẽ phải nộp ngay vào tài khoản ngân hàng.

Định kỳ kế toán lập bảng các khoản phải thu để theo dõi và tiến hành thu hồi cơng nợ, đệ trình BGĐ các biện pháp thu hồi nếu khách hàng hay doanh nghiệp nào chây ỳ, không trả nợ đúng hạn.

Hàng năm Công ty luôn lập kế hoạch tài chính cho cơng tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất để đảm bảo và gia tăng giá trị sử dụng đối với tài sản cố định. Tồn bộ tài sản cố định của Cơng ty được mua bảo hiểm đầy đủ để bảo toàn nguồn vốn cho Cơng ty.

Cơng ty đã thiết lập qui trình quản lý chi phí và định mức sử dụng để tránh thất thốt, lãng phí nguồn vốn. Chi phí thường xuyên và duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp định kỳ luôn được lập kế hoạch từ đầu năm. Do đó Cơng ty ln quản lý và chủ động được luồng tiền dành cho những chi phí này.

Vượt qua những khó khăn của những năm đầu mới thành lập, những năm gần đây Cơng ty đã kinh doanh có lãi. Số lãi này dùng để bù đắp vốn chủ sở hữu bị thâm hụt do lỗ lũy kế từ nhiều năm trước. Công ty đã trả dần được khoản nợ dài hạn. Việc giảm tỷ trọng nợ trong tồn bộ nguồn vốn giúp Cơng ty giảm bớt rủi ro về tài chính, giảm chi phí tài chính, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó Cơng ty có thể định hướng phát triển trong dài hạn.

4.4.2. Những hạn chế cịn tồn tại

Thứ nhất: Cơng ty cần phải có vốn để cải tạo, nâng cấp tịa nhà. Tuy nhiên do

lỗ lũy kế từ nhiều năm trước nên toàn bộ lợi nhuận được sử dụng để bù đắp thâm hụt của vốn CSH. Hơn nữa, nợ vay dài hạn của Cơng ty cịn khá lớn, chiếm 175% vốn CSH nên Công ty không thể vay thêm từ ngân hàng. Trong ngắn hạn Cơng ty vẫn đủ vốn để duy trì hoạt động kinh doanh nhưng về dài hạn, việc thiếu vốn để nâng cấp cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh.

Thứ hai: Việc cân đối giữa nguồn vốn và tài sản vẫn còn nhiều hạn chế.

Nguồn vốn dài hạn đôi lúc vẫn phải tài trợ nguồn vốn ngắn hạn do thiếu hụt. Trong năm 2013, vốn lưu động thường xuyên của Công ty đã thiếu khoảng 2 tỷ đồng.

Thứ ba: Những năm gần đây, do kinh doanh có lãi nên Cơng ty đã trả dần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phát triển giảng võ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w