Kiến nghị đối với cc cơ quan Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 101 - 110)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN

3.2.5. Kiến nghị đối với cc cơ quan Nhà nƣớc

3.2.5.1. Hoàn thiện hệ thống các văn ản pháp quy về xác định trị giá hải quan.

* Yêu cầu chung đối với hệ thống văn bản pháp quy và hƣớng dẫn dƣới luật. Tính hồn thiện của hệ thống văn bản pháp quy thể hiện ở hai phƣơng diện là: khả năng áp dụng trực tiếp điều khoản quy định vào thực tế và tính liên thơng giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Do vậy, đối với hệ thống văn bản pháp luật và văn bản dƣới luật hƣớng dẫn về xác định trị giá hải quan cần đạt đƣợc một số yêu cầu. Cụ thể là:

- Giảm thiểu số lƣợng văn bản hƣớng dẫn, tiến đến khả năng trực tiếp áp dụng điều luật vào thực xác định trị giá. Điều này sẽ giúp ngƣời khai hải quan và

cán bộ hải quan không phải dẫn chiếu đến nhiều văn bản ở nhiều cấp khác nhau,

cùng quy định về một nội dung xác định trị giá. Ngƣợc lại, điều này cũng dẫn đến một thực tếlà các điều khoản luật phải rất chi tiết, cụ thể. Nghĩa là cần phải đƣa các quy định về các phƣơng pháp xác định trị giá hải quan vào các điều khoản Luật Hải quan và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần tổ chức rà soát lại tồn bộ hệ thống

văn bản có liên quan đến xác định trị giá hải quan (cụ thể là hệ thống văn bản

hƣớng dẫn áp dụng trong nội bộ Ngành Hải quan về các phƣơng pháp xác định trị

giá hải quan, các quy trình xác định trị giá, các quy trình tham vấn trịgiá, v.v…) để

thực hiện chỉnh sửa, bổ sung phù hợp với mục tiêu phản ánh đƣợc bức tranh toàn cảnh về hệ thống quản lý xác định trị giá hải quan của Ngành Hải quan.

- Trong các điều khoản luật và văn bản hƣớng dẫn, cần có sự dẫn chiếu giữa

các văn bản với nhau để tạo ra sự thống nhất, hỗ trợ. * Những thay đổi cụ thể:

- Đối với Luật Hải quan cần bổ sung thêm những nội dung sau:

Các quy định cơ bản về các phƣơng pháp xác định trị giá hải quan, đồng thời có dẫn chiếu đến các điều khoản của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về các phƣơng pháp này. Sựthay đổi này cho thấy sự đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp quy về trị giá hải quan, dẫn đến một cách hiểu thống nhất về hệ thống quản lý trị giá. Đồng thời, nội dung này cũng đảm bảo sự thống nhất về mặt thuật ngữ, ngôn ngữ đối với trị giá hải quan trong lĩnh vực thủ tục quản lý hải quan và nghiệp vụ quản lý thuế.

Tƣơng tự, cần bổ sung điều khoản quy định về tham vấn trị giá hải quan trong Luật Hải quan. Hiện nay, chƣa có một văn bản luật nào đề cập đến “tham vấn trị giá hải quan” mà khái niệm này chỉ bắt đầu xuất hiện ở văn bản cấp Chính phủ

(Nghịđịnh).

hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về: quy trình xác định trị giá hải quan theo các

phƣơng pháp đã quy định; quy trình tham vấn trị giá hải quan; quy trình kiểm tra trị

giá hải quan; và những quy trình nghiệp vụkhác có liên quan đến lĩnh vực xác định trị giá và tham vấn trị giá.

- Đối với các văn bản hƣớng dẫn dƣới luật:

Quy định các quy tắc cơ bản trong phối hợp giữa cơ quan hải quan với các

cơ quan chức năng có liên quan.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hiệu quả trong phối hợp của

cơ quan hải quan với các cơ quan khác trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan nói chung và quản lý trị giá hải quan nói riêng là do chƣa có văn bản pháp lý

quy định về quy chế phối hợp. Vì vậy, cần thiết phải có quy định về phối hợp trong cung cấp thông tin, xử lý kết quả kiểm tra trị giá hải quan.

+ Xây dựng hành lang pháp lý trong hoạt động “chống chuyển giá” trong lĩnh vực hải quan. Hiện nay, tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan là Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tƣ

39/2015/TT-BTC hồn tồn khơng có quy định về trƣờng hợp khai tăng trị giá hàng hóa (vấn đề này đƣợc “nhắc” đến tại Quyết định 103/QĐ-TCHQ ngày 24/01/2011 của Tổng cục Hải quan, tuy nhiên cũng không đƣa ra biện pháp xử lý khi phát hiện vi phạm).

Mặt khác, hành vi khai tăng trị giá hải quan thƣờng không trốn thuế phải nộp

ở khâu nhập khẩu, mà chủ yếu ảnh hƣởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp nên cơ

quan hải quan khó có biện pháp xử lý khi phát hiện.

Vì vậy, yêu cầu xây dựng văn bản theo hƣớng quy định các dấu hiệu vi phạm, các biện pháp phối kết hợp giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế địa

phƣơng trong xửlý hành vi “chuyển giá”.

- Đối với các văn bản hƣớng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ của Ngành Hải quan: + Bổ sung các quy định, hƣớng dẫn công việc mà công chức hải quan phải

thực hiện khi tiến hành tham vấn hay xác định trị giá hải quan cho hàng hóa.

Một đặc điểm rất dễ thấy ở các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ của Ngành Hải quan về trị giá hải quan là tính chung chung, đại diện.

Theo quy định hiện hành thì nếu sau khi tham vấn, trị giá khai báo bị bác bỏ, công chức Hải quan sẽ nhận nhiệm vụ xác định lại trị giá hải quan cho hàng hóa.

Khi đó, cơng chức Hải quan cũng sẽ phải áp dụng các phƣơng pháp xác định trị giá hải quan, và r ràng là cũng phải tuân thủ các quy định về trình tự xác định trị giá hải quan theo từng phƣơng pháp khác nhau. Song, hiện nay, Ngành Hải quan chƣa có văn bản quy định chi tiết trình tự xác định trị giá hải quan, hay quy trình xác

định trị giá hải quan, áp dụng cho từng phƣơng pháp xác định trị giá. Chính vì vậy, việc vận dụng các phƣơng pháp thay thế để xác định trị giá hải quan sau tham vấn hiện thời là hết sức tùy tiện, khơng theo những chuẩn mực do chính các văn bản

pháp quy quy định.

Thƣờng xuyên xây dựng, bổ sung danh sách các mặt hàng và mức giá kiểm tra tại Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục làm cơ sở cho các Cục Hải

quan địa phƣơng kiểm tra, đối chiếu khi làm thủ tục hải quan.

Theo quy chế xây dựng, bổ sung Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục, hàng hóa nhập khẩu đƣợc xem xét đƣa vào Danh mục là các mặt hàng có trị

giá lớn và thuế suất thuế nhập khẩu ƣu đãi cao; có kim ngạch nhập khẩu lớn, nhập khẩu thƣờng xuyên; có khả năng gian lận thƣơng mại.

Nhƣ vậy, rõ ràng là cần phải rà soát và xây dựng lại hệ thống văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ xác định trị giá hải quan thì mới đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn về sự chính xác, đầy đủ, thống nhất, bảo đảm tính “thực thi” của văn bản trong xử lý sự

vụ hàng ngày của công chức.

3.2.5.2. Nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu giá.

Cơ sở dữ liệu giá hiện nay còn thể hiện những hạn chế cơ bản: thiếu tính phong phú và biệt lập với hệ thống đa chức năng của Ngành. Có nhiều trƣờng hợp,

thậm chí cán bộ hải quan kiểm tra trị giá đang giữ tờ khai trị giá, hoặc tờ khai hải quan của hàng hố nhập khẩu trong tay nhƣng dữ liệu trên đó lại chƣa có trong cơ

sở dữ liệu giá GTT01. Điều này cho thấy: Cơ sở dữ liệu không theo kịp với thực tế

khách quan về hàng hố nhập khẩu. Có nhiều nguyên nh n, trong đó có nguyên

nhân từ việc ph n định nhiệm vụ cập nhật thông tin giá. Hiện nay, nhiệm vụ cập nhật thông tin về giá vào Chƣơng trình GTT01 thuộc cơng chức bộ phận tiếp nhận tờ khai. Nhƣng vì số lƣợng tờ khai hải quan phát sinh trong ngày quá lớn, các thao tác cập nhật thơng tin nhiều nên cơng chức đó khơng đủ thời gian cập nhật hết các tờ khai ngay trong ngày. Từ đó dẫn đến số lƣợng tờ khai khơng đƣợc cập nhật cứ

tích tụ lại, càng ngày càng nhiều hơn.

Đồng thời, hiện nay nhiệm vụ của công chức tiếp nhận tờ khai phải kiểm tra thuế, giá nên sẽ làm tăng thời gian xử lý hồ sơ tại khâu tiếp nhận, làm chậm thời gian thông quan. Bởi vì cơng chức tiếp nhận khơng chỉ phải cập nhật thông tin vào hệ thống quản lý đa chức năng của Ngành, mà còn phải cập nhật thơng tin vào

Chƣơng trình GTT01. Giải pháp cho khó khăn này chính là: Chƣơng trình GTT01

phải là một bộ phận đƣợc tích hợp và đồng bộ hố vào Chƣơng trình quản lý đa

chức năng trong đó có Hệ thống thơng quan điện tử. Khi đó, đối với các tờ khai khơng có nghi vấn về giá chỉ cần một lần cập nhật thông tin ở Hệ thống thông quan

điện tử, mọi thông tin cần thiết cho cơ sở dữ liệu giá sẽ đƣợc tự động chuyển vào

chƣơng trình (nhánh) quản lý giá. Đối với các tờ khai có nghi vấn về giá thì cơng chức sẽ tiếp tục cập nhật vào hệ thống GTT01.

Song, về dài hạn, Tổng cục Hải quan cần xây dựng đƣợc một hệ thống quản

lý thông tin chung để đảm bảo những ngƣời làm nhiệm vụ quản lý giá, tham vấn giá có thể truy cập, sử dụng và khai thác thông tin về hàng hoá, ngƣời khai hải quan, chủhàng… ở mọi khía cạnh cần thiết.

3.2.5.3. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ t ng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý trị giá hải quan.

- Nâng cấp chƣơng trình phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu giá theo hƣớng tích hợp trực tiếp với chƣơng trình quản lý dữ liệu chung của Ngành. Hiện tại, các dữ

liệu giá đƣợc cập nhật bằng cách công chức đặt lệnh chuyển dữ liệu của các tờ khai hải quan cụ thể từ cơ sở dữ liệu chung về cơ sở dữ liệu giá, tạo thành một cơ sở dữ

liệu riêng của từng chi cục hải quan, sau đó đƣợc tổng hợp ở cấp cục, tổng cục

thành cơ sở dữ liệu giá chung, sử dụng chung trong toàn ngành trong một ngày cụ

thể. Cơ sở dữ liệu này, ngƣợc lại đƣợc chi cục hải quan tải về máy chủ tại chi cục

để sử dụng trong ngày. Do vậy, cơ sở dữ liệu giá hàng ngày thƣờng khơng có tính tức thời. Nếu trong cùng một ngày, tại hai chi cục hải quan khác nhau có hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhau, nhƣng giá khai báo lại chênh lệch nhau một cách đáng

kể thì cơng chức hải quan không thể biết, và hệ thống cũng không thể cảnh báo

đƣợc. Để bảo đảm khả năng tham chiếu giá giữa chi cục này với chi cục khác tại cùng một thời điểm thì bắt buộc chƣơng trình quản lý giá phải đƣợc xây dựng và sử

dụng trên một cơ sở dữ liệu giá chung, ít nhất là ở cấp cục - vùng và hƣớng đến cấp tổng cục - quốc gia.

- Nâng cấp chƣơng trình GTT01 để tăng tốc độ tìm kiếm thơng tin. Do cơ sở

dữ liệu giá ngày càng lớn và cơng cụ tìm kiếm chƣa bảo đảm nên nhiều trƣờng hợp, lệnh tìm kiếm thơng tin đƣợc diễn ra rất chậm.

- Cải tiến chƣơng trình phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu giá nhằm trang bị

thêm chức năng cảnh báo rủi ro về trị giá. Khi đó, chƣơng trình phải có khả năng

phân tích dữ liệu theo yêu cầu của ngƣời sử dụng. Chức năng này sẽ giúp công chức hải quan tiết kiệm thời gian, thay vì tra cứu, phân loại và phân tích thơng tin một cách thủ cơng.

- N ng cao chất lƣợng thông tin phục vụ công tác kiểm tra trị giá hải quan. Để thực hiện đƣợc điều này, Tổng cục Hải quan cần sớm ban hành quy trình cập

nhật thơng tin vào chƣơng trình GTT01. Trong đó, cần x y dựng bộ tiêu chí về các thơng tin phải khai báo đối với từng loại mặt hàng cụ thể để đảm bảo tính thống nhất giữa các đơn vị địa phƣơng. Chẳng hạn: đối với máy móc cần khai báo các thơng tin về nhà sản xuất, năm sản xuất, công nghệ đang sử dụng…

3.2.5.4. Nâng cao trình độ hiểu iết pháp luật và ý th c tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

- Thực hiện các chƣơng trình đào tạo, n ng cao năng lực cho doanh nghiệp

và các đơn vịđại lý làm thủ tục hải quan. Do ngƣời khai hải quan là ngƣời có thơng

tin đầy đủ về giá nên nếu ngƣời khai hải quan đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức để

khai báo thì sốlƣợng các trƣờng hợp cần tham vấn do những khiếm khuyết, lỗi nhỏ

trong khai báo sẽ bị loại trừ, theo đó khối lƣợng công việc của công chức tham vấn sẽ đƣợc giảm bớt.

Tuy nhiên, trong điều kiện các nguồn lực có hạn mà số lƣợng doanh nghiệp cần đƣợc đào tạo lại rất lớn thì giải pháp khá hữu hiệu là phát triển hệ thống đại lý khai thuê hải quan am hiểu các quy định về khai báo trị giá. Khi đó, các nội dung khai báo sẽ bảo đảm tính chính xác, trung thực và đầy đủhơn, giúp làm giảm khối

lƣợng công việc của cơ quan hải quan, và theo đó, Hải quan có thể tập trung thêm nguồn lực cho việc kiểm tra giá hiệu quả hơn.

- Thƣờng xuyên tuyên truyền, quảng bá thông tin về quản lý trị giá nói chung, tham vấn trị giá nói riêng trên phƣơng tiện thơng tin đại chúng của Ngành

(trang thông tin điện tử Hải quan - website, Báo Hải quan).

- Xây dựng cơ chế phổ biến pháp luật Hải quan, cụ thể là quản lý trị giá và tham vấn trị giá hải quan, cho cộng đồng doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Quản lý trị giá hải quan hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình thực hiện tuyên ngôn “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả” của Ngành hải quan Việt Nam nói riêng và mục tiêu chiến lƣợc của Bộ Tài chính nói chung. Quản lý trị giá hải quan là công cụ quan trọng để cơ quan hải quan đạt đƣợc sự minh bạch, chính xác, đảm bảo nguồn thu cho Ng n sách Nhà nƣớc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại mà cụ thể là phòng chống gian lận thƣơng

mại về trị giá, góp phần tạo mơi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh hiệu quả đối với nền kinh tế quốc gia. Hải quan bất kỳ một nƣớc nào cũng có thể áp dụng các nguyên tắc quản lý trị giá hải quan dù họ hiện đang sử dụng hệ thống tự động hay thủ công.

Trong những năm vừa qua, việc quản lý trị giá hải quan đã đƣợc đƣa vào quy

trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thƣơng mại. Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc về tăng cƣờng tạo thuận lợi thƣơng mại và nâng cao chất lƣợng quản lý hải quan để thực hiện các cam kết quốc tế cũng nhƣ các yêu cầu từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc thì vẫn cịn nhiều vấn đề trong việc quản lý trị giá này cần phải đƣợc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa đểđáp ứng nhu cầu thực tế diễn ra và hàng loạt thủđoạn gian lận về trịgiá tinh vi hơn.

Luận văn “Hồn thiện cơng tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đề cập tới vấn đề cấp bách này. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết chung về thủ tục hải quan, cũng nhƣ về quản lý trị giá hải

quan để trên cơ sở đó làm r làm r cơ sở lý luận về quản lý trị giá hải quan, thực tiễn quy trình kiểm tra, xác định trị giá hải quan trong thủ tục hải quan điện tử. Từ những nghiên cứu lý thuyết luận văn đi tới nghiên cứu thực trạng áp dụng quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)