Tín dụng ưu đãi:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 26 - 36)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI

2.1. Ngân hàngvà hoạt động tín dụng của Ngân hàng:

2.1.2.2. Tín dụng ưu đãi:

a. Khái niệm Tín dụng ưu đãi:

Tín dụng ưu đãi được hiểu khái quát là cho vay với những ưu đãi nhất định khác biệt so với tín dụng thương mại thơng thường. Tín dụng ưu đãi gồm 2 loại:

- Tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế quốc

gia:

Cho vay các ngành cơng nghiệp có tầm chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng đòi hỏi khối lượng vốn lớn hoặc thời gian hoàn trả dài, các doanh nghiệp nhà nước phát triển các dịch vụ cơng cộng....Chính phủ cho vay các ngành cơng nghiệp, các dự án, cơng trình này những khoản vay ưu đãi để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế đất nước, vì lợi ích của quốc gia.

- Tín dụng ưu đãi nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội: đây là tín

dụng ưu đãi hướng tới các đối tượng khó khăn theo chính sách quốc gia về an

sinh xã hội của nhà nước. Hiện nay, song song với việc phát triển kinh tế, mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, ổn định kinh tế xã hội cũng trở thành mục tiêu đặc biệt được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn xin được làm rõ khái niệm Tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Trên thế giới, khái niệm tín dụng ưu đãi thường được biết đến qua mơ hình tín dụng vi mơ. Tín dụng vi mơ, đó là những khoản tín dụng nhỏ cung ứng cho các đối tượng đặc biệt như hộ nghèo, các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, các đối tượng chính sách....với mức lãi suất cho vay thấp, thủ tục vay được đơn giản hóa, phương thức cho vay, thu nợ theo hướng tự quản giữa các thành viên vay vốn dựa trên sự giám sát, kết nối của nhân viên ngân hàng.

Tại Việt Nam, mơ hình tín dụng vi mơ được áp dụng vào NHCSXH để tiến hành hoạt động tín dụng ưu đãi. Theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP quy định Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác “…là việc sử dụng

các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chượng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội”

Như vậy, tín dụng ưu đãi là cung ứng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác những khoản tín dụng nhỏ với mức cho vay, lãi suất cho vay ưu đãi, phương thức cho vay linh hoạt do Thủ tướng Chính phủ quyết định sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội từng thời kỳ.

b. Đặc điểm của tín dụng ưu đãi:

Ngồi những đặc điểm tương tự như tín dụng ngân hàng ở chỗ có sự chuyển nhượng về vốn, có thời hạn, có kèm theo chi phí thì tín dụng ưu đãi cịn có những đăc điểm riêng:

Về đối tượng, tín dụng ưu đãi hướng tới những đối tượng có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách theo quy định của Chính phủ, những đối tượng gần như khơng có khả năng tiếp cận với tín dụng thương mại.Ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, các đối tượng này bao gồm: hộ nghèo, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo quy định như hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người mù..., các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi, các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) và các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tín dụng ưu đãi sẽ đến với các đối tượng này thơng qua từng chương trình cho vay cụ thể như cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo…

Về phương thức cho vay, tín dụng ưu đãi được triển khai theo những phương thức đặc biệt khác hẳn so với tín dụng thương mại thơng thường và ở mỗi quốc gia, tín dụng ưu đãi lại áp dụng theo các phương thức khác nhau. Ở Việt Nam, người vay không cần thế chấp tài sản khi vay (trừ các tổ chức kinh tế thuộc các đối tượng theo quy định), thủ tục vay đơn giản, đưa vốn vay đến tận tay người vay tại điểm

giao dịch, cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay.

Về mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay đều thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ theo từng thời kỳ.

Về mục tiêu, tín dụng ưu đãi khác với tín dụng thương mại. Tín dụng ưu đãi khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

c. Các hình thức tín dụng ưu đãi:

Tương tự như tín dụng thương mại, các hình thức của tín dụng ưu đãi được phân thành nhiều loại khác nhau căn cứ vào từng tiêu chí cụ thể. Dựa vào đó, NHCSXH có thể xây dựng quy trình tín dụng cũng như mơ hình quản lý sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro. Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn xin được đề cập đến các hình thức của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Việt Nam.

(i) Căn cứ vào phương thức cho vay:

Tín dụng ưu đãi gồm 2 hình thức: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác từng phần qua các Tổ chức Hội.

Cho vay trực tiếp:

Tương tự như các NHTM thông thường, NHCSXH tiến hành cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách một cách trực tiếp.Tuy nhiên, phương thức cho vay này chỉ áp dụng với một số chương trình nhất định như Giải quyết việc làm nguồn Trung ương, hoặc cho vay đối với các tổ chức là pháp nhân.Những chương trình này cho vay những món vay lớn hơn thơng thường và cần có tài sản thế chấp. NHCSXH trực tiếp thẩm định món vay, kiểm tra tài sản đảm bảo (tùy theo từng chương trình và đối tượng) trước khi cho vay, tiến hành giải ngân, kiểm tra giám sát và đôn đốc thu hồi nợ đến hạn cũng như xử lý nợ quá hạn.

 Cho vay ủy thác từng phần qua các Tổ chức chính trị - xã hội:

NHCSXH đã ký kết các Văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận với các tổ chức hội bao gồm: Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Nông Dân, Hội Cựu chiến binh và Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp về việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nêu rõ mức phí ủy thác và thống nhất phân bổ cho từng cấp Hội, đoàn thể theo từng mức như quy định. Các Tổ chức Hội dựa trên thỏa thuận ủy thác của NHCSXH sẽ tiến thành tổ chức chỉ đạo và kiểm tra giám sát hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và Vay vốn.

- Tổ Tiết kiệm và Vay vốn:

NHCSXH ký kết Hợp đồng ủy nhiệm với các Tổ TK&VV. Tổ TK&VV là một tổ chức do các Tổ chức Hội nói trên hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã và được UBND cấp xã, phường, thị trấn chấp thuận bằng văn bản. Tổ TK&VV được thành lập nhằm mục đích tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống, cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng và đảm bảo an toàn vốn vay của mỗi thành viên trong tổ.

Mỗi tổ TK&VV gồm từ 5 đến 60 thành viên và được thành lập theo phạm vi thôn, bản, ấp, buôn. Những tổ có trên 15 thành viên thì phải bầu ra 1 Ban quản lý tổ (gồm 2 – 3 người), dưới 15 người thì bầu ra 1 người làm Tổ trưởng. Những người chịu trách nhiệm quản lý tổ TK&VV phải được lựa chọn một cách uy tín, phải có phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cao và không được là thành viên Ban thường vụ của Hội đoàn thể cấp xã để tránh sự chồng chéo trong quản lý và kiểm tra giám sát.

Như vậy, các cá nhân muốn vay vốn của NHCSXH cần phải gia nhập và trở thành thành viên của Tổ TK&VV trên địa bàn sinh sống. Ban Quản lý Tổ, các Tổ chức Hội cấp xã, phường và UBND xã, phường sẽ chịu trách nhiệm xét đề nghị vay vốn của hộ vay, kiểm tra điều kiện của người vay có đúng quy định hay không, chứng kiến NHCSXH giải ngân cho người vay và tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của hộ vay và cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ đến hạn cũng như xử lý nợ rủi ro.

- Chi phí của NHCSXH cho phương thức cho vay ủy thác từng phần:

NHCSXH chi trả phí ủy thác và hoa hồng cho vay và thu lãi cho Tổ chức Hội các cấp và Tổ TK&VV theo các văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy nhiệm ký kết với các cấp.

 Phí ủy thác:

Mức phí ủy thác trả cho các Tổ chức Hội được tính trên số lãi thực thu. Mức phí ủy thác hiện nay theo quy định của Bộ tài chính là 0.045%/ tháng, phân bổ đều cho các Tổ chức Hội các cấp như sau:

Hội cấp Trung ương: 3% Hội cấp Tỉnh, thành phố: 5% Hội cấp huyện: 8%

Hội cấp xã: 84%

Ngồi ra, mức phí ủy thác cũng căn cứ vào chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ do Hội nhận ủy thác càng cao thì mức phí ủy thác Tổ chức Hội nhận được càng thấp.

 Hoa hồng Tổ TK&VV:

NHCSXH chi trả hoa hồng ủy thác cho Ban quản lý Tổ TK&VV dựa trên lãi thực thu, số dư tiết kiệm. Tỷ lệ Hoa hồng do Thủ tướng Chính phủ quy định theo từng thời kỳ. Hiện nay, Hoa hồng Tổ TK&VV được ủy nhiệm thu lãi là 0.085%, thu tiết kiệm là 0.1%/tháng trên dư tiết kiệm.

Như vậy, NHCSXH ủy thác cho vay qua các Tổ chức Hội với mạng lưới Tổ TK&VV trên toàn quốc, phủ khắp đến từng thôn. NHCSXH ký văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy nhiệm với Tổ chức Hội các cấp và Tổ TK&VV về việc ủy thác thu lãi, thu tiết kiệm hàng tháng và chi trả hoa hồng và phí ủy thác, bình xét cho vay, kiểm tra giám sát và đôn đốc thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ rủi ro cùng với cán bộ ngân hàng.

Cho vay ủy thác qua các Tổ chức Hội là một phương thức cho vay đặc thù của NHCSXH và cũng là phương thức được sử dụng chủ yếu trong hoạt động tín dụng của NHCSXH. Phương thức này hạn chế việc tăng quy mô bộ máy tổ chức của

NHCSXH và tận dụng mạng lưới các cán bộ, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội rộng khắp trên tồn quốc với mục tiêu hộ dẫn vốn tới hộ vay một cách kịp thời và thuận tiện ngay tại nơi cư trú, đảm bảo ngăn chặn tệ tham nhũng, cửa quyền của bên cho vay và bên sử dụng vốn vay, đảm bảo minh bạch, kiểm sốt chéo chặt chẽ, đúng chế độ chính sách và pháp luật, đồng thời tiết kiệm được chi phí quản lý ngành, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước.

(ii) Căn cứ vào thời hạn cho vay:

Tín dụng ưu đãi gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn:

- Cho vay ngắn hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời hạn dưới 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời hạn từ 12 – 60

tháng

- Cho vay dài hạn: bao gồm các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng.

(iii) Căn cứ vào các chương trình cho vay:

Khác với các NHTM thơng thường, tín dụng ưu đãi tại NHCSXH được đem cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ. Hoạt động tín dụng ưu đãi được triển khai theo từng chương trình, mỗi chương trình quy định đối tượng khách hàng cụ thể và quy định một quy trình cấp tín dụng cụ thể khác nhau.

Cho đến nay, tại NHCSXH hiện đang triển khai 17 chương trình tín dụng. Cụ thể:

- Cho vay hộ nghèo

- Cho vay hộ cận nghèo

- Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn

- Cho vay giải quyết việc làm

Theo nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay, chương trình cho vay GQVL phân thành 2 loại hình: Cho vay GQVL nguồn Trung ương và cho vay GQVL nguồn địa phương

+ Nguồn Trung ương: bao gồm các dự án vay vốn thuộc nguồn vốn do

Tổng

Liên đoàn lao động, Liên minh các Hợp tác xã Việt nam, Hội người mù Việt Nam,

Bộ Quốc phòng quản lý. NHCSXH sẽ thực hiện cho vay trực tiếp thông qua các dự án, cụ thể là dự án nhóm hộ hoặc dự án do người vay trực tiếp làm chủ dự án.

+ Nguồn địa phương: bao gồm các dự án vay vốn do Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh, nguồn vốn do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quản lý. Đối với nguồn này, NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức

- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn

- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2002/QĐ-TTg

- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long theo

Quyết định 74/QĐ-TTg

- Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo quyết định 1592/QĐ-

TTg

- Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần

giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn

- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định

52/QĐ- TTg

- Cho vay chương trình nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông

- Cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

- Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ lụt theo Quyết

định

716/QĐ-TTg ngày 14/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ

- Cho vay đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp

sử

- Ngồi ra, vốn tín dụng chính sách cịn sử dụng để cho vay theo từng dự án: Cho vay dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFW), cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp, cho vay dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên Quang

- Cho vay dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam.

(iv) Căn cứ vào nguồn hình thành vốn tín dụng ưu đãi:

Khác với tín dụng thương mại, tín dụng ưu đãi được theo dõi, triển khai và quản lý dựa trên loại nguồn hình thành vốn tín dụng ưu đãi. Có 2 hình thức: cho vay ưu đãi nguồn vốn Trung ương và Cho vay ưu đãi nguồn vốn ủy thác địa phương.

- Cho vay ưu đãi nguồn vốn Trung ương: sử dụng tồn bộ nguồn vốn tín

dụng

ưu đãi do Nhà nước cấp phát, do huy động theo lãi suất thị trường hoặc tự nguyện không lãi suất, do nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Cho vay ưu đãi nguồn vốn ủy thác đầu tư địa phương: sử dụng tồn bộ nguồn

vốn hình thành từ các khoản tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách chính quyền địa phương ủy thác cho NHCSXH cho vay theo quy định.

d. Quy trình cấp tín dụng:

Tùy theo từng chương trình sẽ có những quy trình cấp tín dụng cụ thể riêng. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, hoạt động tín dụng ưu đãi được triển khai như sau:

- Cho vay ủy thác qua các tổ chức Chính trị - Xã hội (Tổ chức Hội):

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w