CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Định hƣớng hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội:
Trong bối cảnh kinh tế, xã hội không ngừng biến động cũng như vấn đề về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ngày càng được chú trọng, ngày 10/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 852/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 – 2020 tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của NHCSXH. Hòa trong hoạt động và phát triển chung của toàn Ngân hàng, Chi nhánh Hà Nội đã và đang xây dựng những định hướng hoạt động cho giai đoạn sắp tới nhằm đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển chung của toàn NHCSXH và phát triển được những tiềm lực sẵn có của chi nhánh. Một số định hướng phát triển chính của NHCSXH Hà Nội:
a) Về đối tượng cho vay: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội tiếp tục phục vụ
các đối
tượng khách hàng theo quy địnhn của Chính phủ, đặc biệt chú trọng vào các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách như Hội người khuyết tật, Hội người mù tại các huyện ngoại thành.
b) Về nguồn vốn huy động: NHCSXH Chi nhánh Hà Nội xác định phương
hướng nhiệm vụ tăng trưởng nguồn vốn theo kế hoạch bao gồm nguồn vốn do Nhà nước cấp phát, ngườn vốn huy động theo lãi suất thị trường và nguồn vốn nhận ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương để tăng cường sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với hoạt động sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi vì an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
c) Về hoạt động sử dụng vốn: đẩy mạnh bám sát chỉ tiêu kế hoạch tín
dụng,
tăng cường kiểm tra, kiểm sốt chất lượng hoạt động sử dụng vốn nhằm tối đa hóa hiệu quả, thu hồi nợ đến hạn kịp thời và xử lý nợ rủi ro theo đúng quy định.
Chi nhánh chủ động xây dựng các phương án trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, duy trì và đạt mức tối ưu các chỉ tiêu tài chính nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
d) Về hoạt động ủy thác của tổ chức chính trị - xã hội: tăng cường kiểm tra
giám sát tình hình ủy thác và chất lượng hoạt động tổ, thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các ban quản lý tổ TK&VV khi có những thay đổi điều chỉnh về chính sách tín dụng ưu đãi, tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung các chương trình tín dụng cho người dân, thực hiện tốt cơng tác kiện tồn tổ TK&VV cũng như tăng cường vai trị của các Tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền địa phương và ban đại diện HĐQT cấp các cấp.
e) Về cơ chế tài chính:
NHCSXH Chi nhánh Hà Nội chủ động xây dựng phương án thực hiện cơ chế khốn tài chính ổn định trong từng giai đoạn, đề xuất cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất sao cho phù hợp phát huy tính chủ động và đảm bảo hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh, đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động theo đúng chế độ và đảm bảo quyền lợi của đội ngũ cán bộ, viên chức lao động trên toàn chi nhánh.
f) Về cơng tác quản trị ngân hàng:
Tồn chi nhánh tăng cường hoạt động tham mưu cho ban đại diện HĐQT các cấp, tăng cường vai trị của các tổ chức chính trị, xã hội các cấp cũng như hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức hội, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát của ban đại diện HĐQT các cấp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ TK&VV trên tồn thành phố, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
g) Về phát triển nguồn nhân lực
NHCSXH Chi nhánh Hà Nội không ngừng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đồng thời đảm bảo các chế độ lao động cho người lao động, đặc biệt là các lao động nữ.
h) Về cơ sở hạ tầng hoạt động :
-Chi nhánh Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa tin học, ứng dụng công
nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ của NHCSXH Hà Nội cho phù hợp với phương thức hoạt động cũng như tăng cường thuận tiện trong công tác tổng hợp số liệu báo cáo.