Nguồn vốn Tín dụng ƣu đãi:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 36 - 41)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI

2.2. Nguồn vốn Tín dụng ƣu đãi:

2.2.1. Khái niệm và đặc trƣng của nguồn vốn tín dụng ƣu đãi:

2.2.1.1. Khái niệm nguồn vốn tín dụng ưu đãi:

Ở các NHTM thông thường, nguồn vốn bao gồm Nợ và Vốn chủ sở hữu.Trong đó, các khoản Nợ bao gồm các loại tiền gửi, vốn đi vay có phí và vốn chủ sở hữu và nguồn vốn này được sử dụng cho các hoạt động khác nhau của NHTM với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa lợi ích cổ đơng. Khác với khái niệm nguồn vốn thương mại thơng thường này, nguồn vốn tín dụng ưu đãiđề cập đến nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động tín dụng ưu đãi, khơng vì mục đích lợi nhuận mà vì mục tiêu quốc gia về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi có những đặc trưng và được hình thành từ những nguồn đặc thù.

2.2.1.2. Đặc trưng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi:

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi có những nét đặc trưng khác biệt so với nguồn vốn tín dụng thương mại thơng thường.Với tính chất là nguồn vốn được sử dụng cho hoạt động tín dụng ưu đãi, nguồn vốn tín dụng ưu đãi mang đặc thù riêng từ nguồn hình thành, mục đích sử dụng đến cơ chế duy trì nguồn vốn.

- Về nguồn hình thành: ngồi hình thành từ đi vay theo lãi suất thị

trường của

các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước như các NHTM, nguồn vốn tín dụng ưu đãi cịn hình thành từ sự cấp phát theo lộ trình của Nhà nước, phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ, nhận ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước theo từng dự án cho vay ưu đãi, nguồn tiền gửi duy trì của các tổ chức tín dụng (2% hàng năm)theo quy định, nguồn tiết kiệm chi ngân sách của chính quyền địa phương hoặc những nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước.

- Về mục đích sử dụng: nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng để cho vay

ưu đãi theo từng chương trình và theo quy định chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ về lãi suất, mức cho vay, thời hạn cho vay, điều kiện cho vay, quy trình tín dụng cũng như đối tượng thụ hưởng. Đối tượng được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi là những hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách hoặc các thương nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tại vùng khó khăn theo quy định của Pháp luật. Đây là những đối tượng gần như khó có thể tiếp cận với tín dụng thương mại thơng thường.

- Cơ chế duy trì nguồn vốn tín dụng ưu đãi: tương tự như nguồn vốn

tín dụng

thương mại, nguồn vốn tín dụng ưu đãi hướng tới mục tiêu bảo tồn và phát triển quy mơ. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng ưu đãi thuận lợi hơn nhiều so với tín dụng thương mại ở cơ chế hỗ trợ của Nhà nước trong việc cấp bù chênh lệch lãi suất và tăng vốn điều lệ cho NHCSXH theo lộ trình. Để bảo tồn nguồn vốn trước những chi phí về lãi suất huy động do lãi suất cho vay tại NHCSXH thường thấp hơn nhiều so với các NHTM trong khi vẫn huy động vốn theo lãi suất thị trường và giảm thu lãi một số chương trình do được hưởng chế độ ưu đãi, Nhà nước hàng năm cấp bù chênh lệch lãi suất để bù đắp phần lãi suất thiếu hụt cho NHCSXH. Bên cạnh đó, Chính phủ quyết định tăng vốn điều lệ cho NHCSXH theo lộ trình giai đoạn đã định để đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi luộn rộng mở và đến được với nhiều người cần vốn nhất.

2.2.2. Sự hình thành vốn tín dụng ƣu đãi:

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được hình thành từ 3 nguồn: nguồn vốn được cấp phát theo quy định của Chính phủ, vốn huy động và vốn đi vay.

2.2.2.1. Vốn được cấp phát theo quy định của Chính phủ:

 Vốn từ Ngân sách nhà nước:

Đây là nguồn vốn chính và quan trọng nhất của NHCSXH do NHCSXH được thành lập và hoạt động hướng tới mục tiêu vì an sinh xã hội do Chính phủ quy định.

Ngân sách nhà nước cấp vốn khi NHCSXH thành lập, đó là Vốn điều lệ và bổ sung vốn điều lệ hàng năm theo lộ trình tăng vốn đã định.

Ngồi ra, do đối tượng cho vay chủ yếu là người nghèo và các đối tượng chính sách, những hộ gia đình khó khăn nên khả năng trả nợ khơng cao, nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, lãi suất NHCSXH cho vay rất thấp, chỉ từ 0%-9%/năm, những năm trước đây, mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi, vì vậy, khả năng NHCSXH huy động tiền gửi có kỳ hạn thấp hơn so với các ngân hàng khác và khả năng bù đắp chi phí huy động cũng thấp hơn các NHTM thơng thường. Vì vậy, hàng năm Ngân sách nhà nước có hoạt động hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất để bù đắp các chi phí về chênh lệch lãi suất cho NHCSXH khi đem vốn ưu đãi cho vay.Vốn này được sử dụng để cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác và hình thành nên các tài sản cố định của NHCSXH phục vụ cho hoạt động và phát triển của ngân hàng.

Ngoài ra, vốn từ Ngân sách nhà nước gồm vốn ODA – Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức mà Ngân sách Nhà nước đi vay nước ngoài với lãi suất ưu đãi và giao cho NHCSXH thực hiện cho vay theo quy định.

Bên cạnh nguồn vốn do Ngân sách nhà nước trực tiếp cấp phát theo quy định, hàng năm Ủy ban nhân dân các cấp được phép trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp mình để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước này được cấp phát khơng tính lãi suất, ngồi ra NHCSXH còn được hưởng một số ưu đãi như được miễn các khoản thuế phải nộp. Vì vậy, tồn bộ nguồn vốn cho vay ưu đãi có thể thu hồi và quay vịng, vốn được bảo tồn và gia tăng, góp phần mở rộng và phát triển hoạt động của NHCSXH, tạo điều kiện cho nhiều hộ vay hơn được vay vốn ưu đãi. Hàng năm NHCSXH căn cứ kế hoạch tín dụng chương trình mục tiêu quốc gia xố đói, giảm nghèo và tạo việc làm để lên kế hoạch báo cáo nguồn vốn huy động để Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước:

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách đã quy định: Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách

nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng Chính sách xã hội bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi nói trên do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trả lãi bằng lãi suất tính trên cơ sở bình qn lãi suất huy động các nguồn vốn hàng năm của tổ chức tín dụng cộng (+) phí huy động hợp lý do hai bên thoả thuận.

 Vốn nhận ủy thác:

NHCS nhân vốn do chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức Chính trị - Xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân trong và ngồi nước ủy thác để cho vay ưu đãi.

2.2.2.2. Vốn huy động:

Bên cạnh nguồn vốn chính là vốn Ngân sách nhà nước cấp phát, để giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nước cũng như thể hiện trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đối với mục tiêu an sinh xã hội của đất nước, NHCSXH huy động vốn từ:

* Nhận tiền gửi có trả lãi hoặc tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của

các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt.Ngun nhân do NHCSXH hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, huy động vốn theo lãi suất tại thời điểm hiện tại không quá mức lãi suất của NHTM cùng địa bàn áp dụng, trong khi đó, lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM. Vì vậy, chi phí huy động vốn cũng như khả năng thanh tốn có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH nên việc huy động vốn theo hình thức nhận tiền gửi cần vận hành theo kế hoạch đã được duyệt hàng năm.

Việc huy động các nguồn vốn trong nước với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc sau:Chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Lãi suất huy động vốn không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên cùng địa bàn.

NHCSXH nhận nguồn vốn đóng góp tự nguyện khơng hồn trả của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức Chính trị - Xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngồi nước.

2.2.2.3. Vốn đi vay:

NHCSXH vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngồi nước, vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, vay Ngân hàng Nhà nước hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác.

Lãi suất vay vốn được thỏa thỏa thuận giữa NHCSXH và các tổ chức cho vay và thường cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn.Trường hợp phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vay vốn của tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội, lãi suất do Bộ Tài chính quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w