Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ưu đãi:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 75 - 87)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tạ

4.2.2.1. Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ưu đãi:

Từ năm 2011 đến năm 2014, tổng dư nợ Chi nhánh NHCSXH Hà Nội tăng trưởng khá đều đặn, chiếm khoảng trên 3,2% tổng dư nợ toàn ngân hàng. Cuối năm 2014, dư nợ tăng thêm 1.166,89 tỷ đồng, tăng 32,83% so với năm 2011. Nếu xét tốc độ tăng trưởng hàng năm thì mức tăng trưởng trung bình trên 10%/năm. Riêng năm 2013, tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp hơn hẳn những năm trước đó, chỉ đạt 7,65% là do nhu cầu vay vốn năm 2013 giảm so với năm 2012 (doanh số cho vay năm 2013 chỉ bằng 71.4% so với năm 2012) nhưng đã bước đầu đạt mức ổn định năm 2014.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi được Chi nhánh NHCSXH Hà Nội cho vay theo từng đối tượng cụ thể. Cơ cấu sử dụng vốn như thế nào sẽ tùy thuộc vào từng tiêu chí đánh giá, đó là cơ cấu phân theo chương trình, phân theo thời hạn và phân theo nguồn ủy thác.

BẢNG 4.2: CƠ CẤU SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃITẠI NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI PHÂN THEO THỜI HẠN VÀ THEO NGUỒN ỦY THÁC

Tiêu chí

Dƣ nợ (tỷ đồng)

Tổng dƣ nợ 3.554,449

Phân theo thời hạn:

Cho vay ngắn hạn 42,955

Cho vay trung hạn 2.467,391

Cho vay dài hạn 1.044,103

Phân theo nguồn ủy thác

Cho vay từ nguồn 2.968,928

vốn TW

Cho vay từ nguồn

vốn ủy thác địa 585,521

phương

- Theo thời hạn cho vay: 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0

Hình 4.2: Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi phân theo

thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn

2011 2012 2013 2014

Có thể thấy, NHCSXH Hà Nội hiện đang sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi chủ yếu để cho vay trung và dài hạn, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp. Năm 2011, cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 1,21% trên tổng dư nợ, tín dụng ngắn hạn có tăng vào năm 2012, 2013 và 2014 nhưng mức độ không nhiều và vẫn chiếm tỷ trọng thấp dưới 2%. Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng trên 20% và đang có xu hướng giảm dần những năm gần đây. Năm 2013, cho vay dài hạn đã giảm 219,5 tỷ so với năm 2011, tỷ trọng trên tổng dư nợ giảm xuống 16,85% so với mức 29,37% năm 2011. Tuy nhiên, dư nợ cho vay dài hạn có bước tăng trưởng 39,35%, chiếm 21,39% tổng dư nợ do năm 2014, nhu cầu vay NS&VSMTNT tăng mạnh, đồng thời lãi suất cho vay HSSV giảm xuống 0,6% dẫn đến nhu cầu vay HSSV tăng. Như vậy có thể thấy, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đang có xu hướng tập trung vào cho vay trung hạn. Dư nợ cho vay trung hạn tăng trưởng khá lớn qua các năm, từ mức 69,42% trên tổng dư nợ năm 2011 lên tới 81,12% trên tổng dư nợ năm 2013, tăng thêm 1.020,73 tỷ, gấp 1,41 lần so với năm 2011. Năm 2014, tỷ trọng cho vay trung hạn có giảm so với 2013 do cho vay dài hạn tăng trưởng mạnh, tuy nhiên trên phương diện tổng thể, tỷ trọng cho vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội vẫn chủ yếu tập trung vào cho vay trung hạn.

- Theo nguồn ủy thác:

Hình 4.3: Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi theo nguồn ủy thác

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi cịn được nhận biết và đánh giá theo nguồn ủy thác. Chủ yếu nguồn vốn tín dụng ưu đãi được sử dụng để cho vay là nguồn Trung ương với dư nợ chiếm trên dưới 80% tổng dư nợ và vẫn đang tăng trưởng đều đặn qua các năm.Nguồn địa phương chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, tuy nhiên hiện đang có xu hương tăng dần. Năm 2011, nguồn vốn ủy thác địa phương chỉ đạt 585,5 tỷ đồng, chiếm 16,47% trên tổng dư nợ, thấp hơn mức 23,4% toàn NHCSXH. Tuy nhiên, đến năm 2014, dư nợ đã đạt hơn 1.092,837 tỷ đồng, tăng 507,337 tỷ đồng và chiếm 23,15% trên tổng dư nợ.

BẢNG 4.3: QUY MÔ CHO VAY TỪ NGUỒN VỐN ỦY THÁC ĐỊA PHƢƠNG Dƣ nợ (tỷ đồng) Tổng Dƣ nợ từ nguồn vốn 585,5 ủy thác địa phƣơng

Cho vay GQVL thông

351,2 thường

Cho vay GQVL đối với hộ

40 nghèo

Cho vay GQVL đối với hộ

41 cận nghèo

Cho vay GQVL do LĐLĐ

24 TP quản lý

Cho vay GQVL do Hội

7 người mù quản lý

Cho vay GQVL do Đoàn

5 thanh niên quản lý

Cho vay GQVL cơ sở

1 SXKD của người tàn tật

Cho vay từ “Quỹ vì người

nghèo” do MTTQ Thành 13

Dƣ nợ (tỷ đồng) Tổng Dƣ nợ từ nguồn vốn

585,5 ủy thác địa phƣơng

Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về

33 nhà ở

Cho vay dự án bò sinh sản 15,3

Cho vay hộ nghèo tại 7 xã

- nghèo huyện Sóc Sơn

Nguồn vốn ủy thác địa phương được sử dụng để cho vay chủ yếu vào chương trình GQVL với các đối tượng khác nhau tùy theo đơn vị nào quản lý vốn đó.Có thể thấy, tổng vốn ủy thác địa phương cho vay chương trình GQVL chiếm tới trên 90% tổng dư nợ nguồn địa phương.Chương trình GQVL tùy theo đối tượng vay là hộ thông thường, hộ nghèo, cận nghèo, khuyết tật hoặc tùy theo nguồn vốn địa phương do đơn vị nào quản lý thì sẽ triển khai cho vay theo những dự án nhất định với những mức lãi suất khác nhau theo quy định. Trong số các loại dự án GQVL, cho vay GQVL thông thường là chiếm tỷ trọng tới trên 50% tổng dư nợ nguồn địa phương và có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm, từ mức 20,56% năm 2011 lên đến 20,87% vào năm 2012 và đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng dư nợ GQVL thông thường đã tăng lên 21,28%. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng có giảm cịn 18,36% nhưng vẫn chiếm 55,76% trên tổng dư nợ.Cho vay GQVL đối với hộ nghèo, cận nghèo và GQVL nguồn vốn quận, huyện chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn ổn định qua các năm. GQVL do Hội người mù, Đồn thanh niên, hội người khuyết tật quản lý có tỷ trọng khá thấp nhưng cũng đang có xu hương tăng trưởng đều. GQVL nguồn Liên đồn lao động quản lý có xu hướng giảm nhẹ cả về tốc độ tăng trưởng lẫn tỷ trọng trên tổng dư nợ ủy thác địa phương. Đến năm 2014, cho vay GQVL nguồn này chỉ còn chiếm 2,68% so với mức 4,1% năm 2011.

Các chương trình khác như cho vay chăn ni bị sinh sản, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay hộ nghèo tại 7 xã huyện Sóc Sơn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Chương trình cho vay bị sinh sản giảm mạnh những năm gần đây, năm 2014, dư nợ cho vay chăn ni bị sinh sản chỉ còn 5 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng dư nợ ủy thác, giảm 10.3 tỷ đồng so với mức 15,3 tỷ chiếm 2,61% năm 2011. Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tuy có sự tăng mạnh vào năm 2012 với tốc độ tăng trưởng đạt 75,45% nhưng đến năm 2013, 2014 đã bắt đầu giảm nhẹ do một số hộ trả trước hạn và ít nhu cầu vay vốn. Riêng chương trình cho vay hộ nghèo 7 xã huyện Sóc Sơn bắt đầu triển khai vào năm 2012 với hình thức cho vay ngắn hạn và đã

thuhồi vào cuối năm 2013 đồng thời chuyển dư nợ này sang chương trình khác do khơng cịn nhu cầu vay đối với chương trình này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w