Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 113 - 115)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi tại NHCSXH Ch

4.3.2.2. Tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội:

- Một là, xảy ra tình trạng cho vay sai đối tượng do trách nhiệm xác định đối

tượng của chính quyền địa phương cịn lỏng lẻo và hệ thống quy định, hướng dẫn của NHCSXH chưa chặt chẽ. Ngồi ra, tình trạng cho vay chồng chéo, vay trùng chương trình, vay vượt mức cho vay tối đa, sử dụng vốn chưa đúng mục đích,

chiếm dụng vốn, thu phí của hộ vay vẫn xảy ra ở một số nơi trên địa bàn do hoạt động của cấp tổ TK&VV chưa đúng quy định, đặc biệt là khâu bình xét cho vay chưa đảm bảo cơng khai, dân chủ, khâu kiểm tra sử dụng vốn sau vay chưa được sát sao, chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả xã hội của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của người vay.

- Hai là, tăng trưởng dư nợ từng chương trình chưa ổn định, chương trình cho

vay HSSV dư nợ giảm mạnh do các nguyên nhân về quy định hành chính, thời vụ hoặc nguồn vốn. Cụ thể, đối tượng hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo và những hộ vay có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm tại khu vực đơ thị hóa, chuyển đổi cơ

cấu kinh tế, mất đất sản xuất...vẫn còn rất lớn nhưng nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, tại một ít nơi, câp ủy và ban đại diện HĐQT cấp huyện chưa thực sự quan tâm, sâu sát đến hoạt động tín dụng chính sách, chưa quan tâm chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay trên địa bàn đáp ứng nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra, UBND cấp xã chưa kịp thời bổ sung danh sách hộ nghèo phát sinh trong kỳ để xác nhận cho vay vốn tín dụng ưu đãi kịp thời. Bên cạnh đó, do đặc thù tín dụng ưu đãi chủ yếu cho vay các đối tượng đặc biệt và chủ yếu để phát triển nông thơn, chăn ni, trồng trọt, vì vậy, yếu tố thời vụ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng ưu đãi, nếu thiên tai địch họa xảy đến thì nguồn vốn tín dụng ưu đãi bị suy giảm hiệu quả rất lớn cả về mặt kinh tế phía ngân hàng và hiệu quả xã hội do người vay bị thiệt hại không trả được hết nợ. Ngoải ra, cấp tổ TK&VV chưa nhiệt tình nhận ủy thác cho vay HSSV do chương trình có thời hạn cho vay dài.

- Ba là, hiệu quả xã hội của đồng vốn tín dụng cũng như tăng trưởng

tín dụng

chưa có bước đột phá do mức cho vay, lãi suất cho vay và những đối tượng được vay vốn bị quy định chặt chẽ, khó thay đổi linh hoạt theo nhu cầu hiện hành. Cụ thể, chương trình cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn hiện nay thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân, tuy nhiên, những đối tượng được vay chương trình này chỉ là những hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc những hộ khó khăn đột xuất về tài chính như gặp thiên tai, địch họa, bệnh tật....trong khi đó, có nhiều hộ gia đình làm nơng

nghiệp, hồn cảnh khó khăn, có nhiểu HSSV đang ăn học nhưng khơng thuộc đối tượng để được vay vốn cho HSSV đi học. Ngoài ra, mức vốn vay một số chương trình q thấp và khơng cịn phù hợp với chi phí như cho vay xuất khẩu lao động tối đa 30 triệu đồng, cho vay giải quyết việc làm để thu hút một lao động là 20 triệu đồng, đối với nhiều ngành nghề, mức đầu tư này quá thấp.

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI

NHCSXH CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh hà nội (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w