Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược thiết bị y tế hà tĩnh (Trang 52)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

Cơ cấu theo nguồn vốn + Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

(Nguồn: Báo cáo tài chính của HATIPHARCO các năm 2004-2006)

Tuy nhiên, cơ cấu theo nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2004- 2006 bất hợp lý. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh (Hệ số nợ) chiếm phần lớn (trên 82%/năm) và nhìn chung tăng lên qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn (nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tăng ít hoặc gần nhƣ không tăng).

Năm 2005, nợ ngắn hạn tăng 4.265 triệu đồng, tức tăng 29,7% so với năm 2004. Năm 2006 nợ ngắn hạn tăng 8.454 triệu đồng, tƣơng đƣơng mức 45,3% so với năm 2005.

Hệ số nợ của công ty thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhƣng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn đƣợc sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Để có nhận xét đúng đắn về chỉ tiêu này cần kết hợp với các tỷ số khác. Tuy nhiên, với tỷ số nợ hàng năm của công ty trên 82% và ngày càng tăng thể hiện một dấu hiệu xấu về khả năng thanh toán và trả nợ. Sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay của công ty ngày càng cao nên rủi ro về tài chính của cơng ty ngày càng tăng.

2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng chi phí

Hiệu quả sử dụng chi phí thể hiện qua 2 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, thể hiện ở bảng 2.6.

Hiệu suất sử dụng chi phí của cơng ty tăng dần qua các năm, một đồng chi phí bỏ ra ln mang lại hơn 1 đồng doanh thu trong các năm 2004-2006. Nguyên nhân là do doanh thu luôn tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của chi phí Chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của cơng ty đã góp phần tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng chi phí của Cơng ty giai đoạn 2004-2006

Chỉ tiêu

Doanh thu (tr.đồng) Lợi nhuận (tr.đồng) Chi phí (triệu đồng) Hiệu suất SD chi phí Tỉ suất lợi nhuận chi phí

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HATIPHARCO các năm 2004-2006)

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh cũng có xu hƣớng tăng, năm 2004 một đồng chi phí kinh doanh tạo ra 0,0033 đồng lợi nhuận; năm 2005 một đồng chi phí tạo ra 0,0137 đồng lợi nhuận, tăng 315,15% so với năm 2004 năm trƣớc cổ phần hoá. Đến năm 2006, tỷ suất lợi nhuận giảm 2,92% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ việc tăng chi phí kinh doanh chƣa mang lại hiệu quả trong việc làm tăng lợi nhuận cho cơng ty. Chi phí kinh doanh tăng 16,62% năm 2006 so với năm 2005 nhƣng lợi nhuận chỉ tăng 13,59%.

2.2.3.4. Hiệu quả phản ánh khả năng sinh lãi

Từ bảng 2.7 ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh (ROA) của công ty năm 2005 đạt 2,89%, tức 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra đƣợc 2,89 đồng lợi nhuận, tăng 280,26% so với trƣớc cổ phần hoá năm 2004.

Nguyên nhân là do tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp tăng 390,1%, điều này thể hiện năm 2005 doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. Năm 2006, ROA đạt 2,68%, 100 đồng vốn bỏ ra mới tạo đƣợc 2,68 đồng lợi nhuận, giảm 7,27% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp giảm -12,59% so với năm 2005. Sở dĩ tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh của công ty thấp nhƣ vậy là vì nguồn vốn đầu tƣ của cơng ty chủ yếu là vốn vay, chi phí lãi vay cao.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty tăng lên đáng kể sau khi hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần. 100 đồng vốn chủ sở hữu trƣớc khi cổ phần chỉ mang lại 4,26 đồng lợi nhuận; sau khi cổ phần hoá tạo ra 16,81 đồng lợi nhuận, tăng 294,6% so với trƣớc khi cổ phần hoá. Năm 2006, chỉ tiêu này tăng 6,25% so với năm 2005. Đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

Qua phân tích ở trên, ROE có thể đƣợc biến đổi nhƣ sau: ROE = PM x AU x EM

Trong đó: EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Từ bảng 2.7, ROE năm 2005 tăng 294,6% so với năm 2005 là do + Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp (PM) tăng 390,1%.

+ Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (EM), hay mức độ huy động vốn bên ngoài của doanh nghiệp tăng 3,67%.

Năm 2006, ROE đạt 17,86, tăng 6,25% so với năm 2005, do nguyên nhân:

+ Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp AU tăng 6,07% + Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (EM), hay mức độ huy động vốn bên ngoài của doanh nghiệp tăng 14,63%.

Năm 2005 và 2006, hệ số nhân vốn chủ sở hữu EM của doanh nghiệp tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.7. Hiệu quả phản ánh khả năng sinh lãi giai đoạn 2004-2006

Chỉ tiêu

Doanh thu (triệu đồng) Thu nhập sau thuế (tr.đ) Tài sản bình quân (tr.đ) Vốn chủ sở hữu (tr.đ) PM = TNST/DT (%) AU = DT/TSbq EM =TSbq/VCSH ROA=PM x AU (%) ROE=PM x AU x EM

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HATIPHARCO các năm 2004-2006)

2.2.3.5. Hiệu quả phản ánh khả năng thanh toán

Từ số liệu ở bảng 2.8 Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ phải trả của cơng ty. Hệ số khả năng thanh tốn hiện hành giai đoạn 2004-2006 của Công ty đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là khối lƣợng tài sản lƣu động của cơng ty có thể đáp ứng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số này giảm qua các năm. Nguyên nhân là do Tài sản lƣu động tăng lên nhƣng với tốc độ nhỏ hơn Nợ ngắn hạn của Cơng ty, ví dụ năm 2005 TSLĐ tăng

26,7% so với năm 2004, nhƣng Nợ ngắn hạn tăng 29,7%. Năm 2006 Tài sản lƣu động tăng 19,2% so với 2005 nhƣng Nợ ngắn hạn tăng 45,3%.

Hơn nữa, do trong tổng giá trị tài sản lƣu động của công ty, hàng tồn kho lại chiếm một tỷ trọng lớn, do đó khả năng thanh tốn thực sự từ phần tài sản này là rất nhỏ hoặc khơng thể đáp ứng ngay nghĩa vụ thanh tốn. Chính vì vậy hệ số thanh tốn nhanh đƣợc xem xét để đánh giá khả năng thanh tốn của Cơng ty sau khi đã loại bỏ giá trị hàng tồn kho. Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy hệ số thanh toán nhanh của HATIPHARCO cũng thấp. Hệ số khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty cũng giảm dần qua các năm và nhỏ hơn 1 (xem Bảng 2.8). Điều này số tài sản lƣu động hiện có của doanh nghiệp khơng đủ để vừa thanh toán đƣợc các khoản nợ và tiếp tục sản xuất kinh doanh trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Sở dĩ chỉ tiêu này thấp và giảm qua các năm là do:

+ TSLĐ tăng qua các năm, nhƣng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho, số liệu ở Bảng 2.8 thể hiện, năm 2005 TSLĐ tăng 26,7% so với năm 2004, Hàng tồn kho tăng 39%, Nợ ngắn hạn tăng 29,7%. Năm 2006 so với năm 2005, TSLĐ tăng 19,2%, Hàng tồn kho tăng 32%, Nợ ngắn hạn tăng 45,3%.

Với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán thấp nhƣ hiện nay sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tài chính khá lớn. Nếu cơng ty khơng tính tốn kỹ và theo dõi cẩn trọng, thực hiện luân chuyển luồng tiền một cách hợp lý sẽ rất dễ dẫn đến mất khả năng thanh tốn.

- Số vịng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của công ty trong việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho của mình, đồng thời là chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho của cơng ty ở mức trung bình. Năm 2005 là 7,55 và năm 2006 là 7,44 cho thấy hàng tồn kho tăng thể hiện sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong hoạt động quản lý hàng tồn kho của cơng ty. Bên cạnh đó, khâu sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm cũng cần đƣợc xem xét nhằm đƣa ra các giải pháp xử lý đúng đắn và kịp thời.

- Kỳ thu tiền bình quân là hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng (bán chịu hoặc trả chậm) của doanh nghiệp kể từ lúc xuất hàng cho đến khi thu đƣợc tiền. Kỳ thu tiền bình qn của cơng ty năm 2006 và năm 2005 lần lƣợt là 48 và 57 ngày.

Bảng 2.8. Hiệu quả phản ánh tình hình tài chính và khả năng thanh tốn giai đoạn 2004-2006 Chỉ tiêu Nợ phải trả (triệu đồng) Nợ ngắn hạn (triệu đồng) TSLĐ bình quân (tr.đ) Hàng tồn kho (triệu đồng) Tiền (triệu đồng)

Các khoản phải thu (triệu đồng)

Khả năng thanh tốn hiện hành (lần)

Khả năng thanh tốn nhanh (lần)

Vịng quay hàng tồn kho (vịng)

Vịng quay tiền (vịng) Kỳ thu tiền bình qn (ngày)

2.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.2.4.1. Tình hình sử dụng lao động

Lao động là một trong những nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm vì nếu sử dụng tốt để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động hợp lý và tận dụng hết khả năng trình độ của con ngƣời thì sẽ tăng đƣợc năng suất lao đọng, giảm chi phí đó là chi phí nhân cơng.

Số lƣợng lao động trong doanh nghiệp thể hiện về quy mơ của q trình sản xuất , bởi vậy phân tích tình hình sử dụng số lƣợng lao động cần xác định rõ doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí lao động.

Nhìn chung hàng năm lao động của Cơng ty tăng khơng đáng kể, thậm chí khơng tăng, tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng đáng kể. Dùng biện pháp so sánh doanh thu và lao động của năm 2006 so với năm 2005:

Số tƣơng đối:

LĐ1 x 100% K =

K: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng lao động DT1: Doanh thu năm 2006.

LĐ1: Lao động năm 2006. K = LĐ1 x 100% LĐ0 x (DT1/DT0) Số tuyệt đối: ∆LĐ= (LĐ1-LĐ0) x

Kết quả so sánh trên, có thể thấy năm 2005, cơng ty đã sử dụng 320 lao động sản xuất kinh doanh để có đƣợc 74.068 triệu đồng doanh thu và với cùng điều kiện kỹ thuật hiện có thì trong năm 2006 muốn đạt đƣợc giá trị tống doanh thu là 96.345 triệu đồng thì cơng ty cần số lao động là (96.345/74.068) x 320 = 416, nhƣ vậy so với thực tế, công ty đã tiết kiệm đƣợc 9 lao động. Điều này thể hiện công ty chú trọng đến việc nâng cao điều kiện làm việc và sản xuất của lao động, cũng nhƣ lao động của công ty yên tâm với công việc và hăng say lao động, sản xuất. Nếu xu hƣớng này ngày đƣợc tiếp tục phát huy trong những năm tới sẽ tạo đà rất tốt cho sự phát triển của cơng ty, vì năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh quan trọng.

2.2.4.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định

Bảng 2.9: Cơ cấu tài sản cố định

Chỉ tiêu

Nhà xƣởng Máy móc thiết bị Phƣơng tiện vận tải Dụng cụ quản lý Tổng nguyên giá Hao mòn luỹ kế

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HATIPHARCO năm 2004-2006)

Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nên cơ cấu tài sản cố định của công ty khá phù hợp với yêu cầu phục vụ sản xuất.

Tài sản cố định đƣợc chia làm 4 loại chính là nhà xƣởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phƣơng tiện vận tải và dụng cụ quản lý doanh nghiệp,

trong đó chủ đạo là máy móc thiết bị, là cơng cụ lao động trực tiếp để tạo ra sản phẩm với tổng nguyên giá là 10.767 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61%.

Do yêu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất để đạt các tiêu chuẩn quy định của ASEAN và WHO về thực hành sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản sản phẩm, nên những năm qua công ty liên tục đầu tƣ thêm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xƣởng. Năm 2006, công ty đã đầu tƣ xây dựng thêm nhà hai tầng chi nhánh ở Hà Nội, khu nhà kho GSP, văn phòng làm việc và khu hội trƣờng tại Công ty; mua sắm, lắp đặt trang bị thêm một số máy, thiết bị cho sản xuất nhƣ máy ép vỉ bấm, máy đóng nang tự động cơng suất 72.000 viên/giờ, máy xát hạt, máy đếm viên, máy gấp toa làm tăng năng lực sản xuất.

Tổng nguyên giá TSCĐ năm 2006 tăng 1.639 triệu đồng, tƣơng đƣơng 10,2%

2.2.4.3. Tình hình sử dụng tài sản lưu động

Phân tích tình hình và tốc độ tăng tài sản lƣu động của công ty qua các năm 2004, 2005, 2006.

Qua số liệu tổng hợp từ bảng cân đối kế toán cho thấy năm 2005 tài sản lƣu động của công ty tăng 5.229 triệu đồng, tƣơng đƣơng mức tăng 26,7% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 71,7% tổng tài sản. Việc tăng cả về tuyệt đối và tƣơng đối của tài sản lƣu động là do các nguyên nhân sau:

Do lƣợng tiền mặt tăng 504 triệu đồng, tƣơng ứng với 23,5% làm tăng khả năng thanh toán.

Do các khoản phải thu tăng 17,6% tƣơng ứng với mức 1.754 triệu đồng.

Do hàng tồn kho tăng 39%, tƣơng ứng với 2.750 triệu đồng.

Tƣơng tự, tài sản lƣu động của Công ty năm 2006 tăng 4.763 triệu đồng, tƣơng ứng với 19,2% so với 2005, nguyên nhân là do:

Hàng tồn kho tăng 3.142 triệu đồng, tƣơng ứng 32%. Các khoản phải thu tăng 1.366 triệu đồng. TSLĐ khác tăng 514 triệu đồng, tƣơng ứng với

mức tăng 79,9%. Tìm hiểu tình hình tồn kho của cơng ty đƣợc biết, do dự trữ hàng hố để bán, hàng gửi bán và nguyên vật liệu thƣờng chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm.

2.3. Đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổphần Dƣợc - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh giai đoạn 2004-2006 phần Dƣợc - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh giai đoạn 2004-2006

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2004-2006, Công ty cổ phần Dƣợc - Thiết bị Y tế Hà Tĩnh đã có những phát triển vƣợt bậc nhờ đầu tƣ hiện đại hoá dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, GLP, GSP và có những chính sách phù hợp trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động, cũng nhƣ sự thích ứng dần với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trƣờng. Sau khi thực hiện cổ phần hoá hiệu quả kinh doanh của công ty tăng lên rõ rệt, thể hiện ở những mặt sau:

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng trƣởng. Sự tăng lên của nguồn vốn kinh doanh cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tăng lên, điều này tạo tiền đề phát triển cho công ty trong những năm tiếp theo.

Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơng ty sau khi cổ phần hố tăng cao gấp nhiều lần hơn so với trƣớc khi cổ phần hoá, nhƣ tỷ suất lợi nhuận của lao động (tăng gấp 5 lần), của vốn cố định (tăng 167%), vốn lƣu động (tăng 467%), của chi phí kinh doanh (tăng 313,2%), ROA tăng 338%, ROE tăng 407,4%, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 309%. Điều này cho thấy sau khi cổ phần hố, việc tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của công ty ngày một đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho cơng ty, các nguồn vốn và chi phí đƣợc sử dụng đúng mục đích, phát huy đƣợc hiệu quả.

Lợi nhuận của công ty ngày một tăng cao tạo điều kiện bổ sung một lƣợng vốn đáng kể cho việc kinh doanh của công ty, tăng cƣờng đầu tƣ công nghệ, cải tiến chất lƣợng mẫu mã. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là

chủ trƣơng đúng đắn của công ty trong giai đoạn hội nhập, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trên thị trƣờng dƣợc phẩm đa dạng phong phú nhƣ hiện nay.

Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trƣớc, và có xu hƣớng phát triển là biểu hiện bƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược thiết bị y tế hà tĩnh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w