Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược thiết bị y tế hà tĩnh (Trang 47 - 59)

2.2. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dƣợc-

2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu quả sử dụng lao động đƣợc đặc trƣng bằng chỉ tiêu năng suất lao động, trong đó phản ánh kết quả kinh doanh đạt đƣợc so với nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh đạt đƣợc thể hiện ở 2 hình thức: doanh thu và lợi nhuận, tƣơng ứng với 2 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động là sức sản xuất của lao động và sức sinh lời của lao động.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao độngChỉ tiêu Chỉ tiêu

Doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Lao động (ngƣời) Sức SX của LĐ (lần)

Tốc độ tăng (%) Sức sinh lời của LĐ (lần)

Tốc độ tăng (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HATIPHARCO các năm 2004-2006)

Sức sản xuất của lao động thực chất là chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động. Năng suất lao động của cơng ty có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao qua các năm, đặc biệt là năm chuyển đổi cơng ty sang hình thức hoạt động cổ phần, đạt 231,46 triệu đồng doanh thu/năm/lao động, tăng 31,6 so với năm 2004 (trƣớc khi cổ phần hoá).

Qua bảng 2.3. ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận sau khi cổ phần hoá (năm 2005) tăng đột biến (từ 186 triệu đồng lên 1.001 triệu đồng) làm cho tỷ suất lợi nhuận của lao động tăng lên gấp nhiều lần so với trƣớc khi cổ phần hoá, (tăng 439,66% hay tăng gấp 5 lần). Điều này cho thấy sau khi cổ phần hố, lao động làm việc có hiệu quả hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.

Trên thực tế, công tác phát triển nguồn nhân lực của công ty đã đƣợc quan tâm chú trọng hơn trƣớc. Bên cạnh việc bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn đáp ứng u cầu sản xuất mới, công ty cịn có chính sách thu hút những cán bộ, sinh viên có trình độ, năng lực cơng tác và tâm huyết với nghề để nghiên cứu sản phẩm, thị trƣờng và phát triển mạng lƣới kinh doanh, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 lợi ích, quan tâm đời sống ngƣời lao động cả về vật chất lẫn tinh thần. Tính đến cuối năm 2006, kết cấu lao động theo trình độ đào tạo của cơng ty nhƣ sau: đại học và sau đại học đạt 9.9%, cao đẳng, trung học đạt 30,7%; sơ cấp 52,4%; lao động phổ thông 7%.

2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đƣợc đặc trƣng bằng các chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lời của tổng tài sản, tài sản cố định, tài sản lƣu động. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giai đoạn 2004-2006 đƣợc thể hiện trong bảng 2.4.

-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Năm 2004, hiệu suất sử dụng tài sản cố định tƣơng đối cao, một đồng tài sản cố định làm ra 11,76 đồng doanh thu. Tuy nhiên, năm 2005, 2006 chỉ tiêu này giảm và thấp hơn năm 2004, cho thấy việc sử dụng tài sản cố định không đạt hiệu quả so với năm 2004.

Phân tích nguyên nhân của việc thay đổi hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2005 so với năm 2004: Từ bảng 2.4, ta có:

* Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 giảm 4,2 lần (35,7%) so với năm 2004 làm doanh thu giảm:

-4,2 x 9.793 = - 41.064 triệu đồng

* Do nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 102% làm doanh thu tăng: (9.793- 4.788) x 11,76 = 58.848 triệu đồng

Tổng hợp các nhân tố: - 41.064 + 58.848 = 17.784 triệu đồng

Phân tích trên cho thấy, tuy doanh thu năm 2005 tăng 17.784 triệu đồng so với năm 2004 là do việc tăng TSCĐ trong năm, cịn việc sử dụng tài sản khơng có hiệu quả làm cho doanh thu giảm 41.064 triệu đồng.

Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giai đoạn 2004-2006

Chỉ tiêu Doanh thu (tr.đ) Lợi nhuận (tr.đ) Tổng TS bình quân (tr.đ) TSCĐ bình quân (tr.đ) TSLĐ bình quân (tr.đ) Hiệu suất SD tổng TS Tỷ suất lợi nhuận tổng TS Hiệu suất SD TSCĐ Tỷ suất lợi nhuận TSCĐ Hiệu suất SD TSLĐ Tỷ suất lợi nhuận TSLĐ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HATIPHARCO các năm 2004-2006)

Tƣơng tự, phân tích nguyên nhân của việc thay đổi hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2006 so với 2005, ta thấy tuy doanh thu tăng 22.277 triệu

đồng (do TSCĐ tăng 3.001 triệu đồng), việc sử dụng TSCĐ không hiệu quả làm doanh thu giảm 420 triệu {=(7,53-7,56) x 12.794}.

Sở dĩ nhƣ vậy là vì theo yêu cầu phát triển của ngành, năm 2004 công ty tập trung vốn đầu tƣ xây dựng nhà máy dƣợc phẩm tiêu chuẩn GMP-ASEAN và tiến hành cổ phần hố doanh nghiệp. Năm 2005, cơng ty tiếp tục đầu tƣ xây dựng 2 tiêu chuẩn kiểm nghiệm GLP và kho bảo quản thuốc GSP. Vốn đầu tƣ vào các tiêu chuẩn này phát huy tác dụng làm doanh thu tăng nhanh.

-Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định

Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định năm 2005 đạt 0,102 tức một đồng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định tạo ra đƣợc 0,102 đồng lợi nhuận, năm 2006 đạt 0,089, tức một đồng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định tạo ra đƣợc 0,089 đồng lợi nhuận. Nhƣ vậy, việc đầu tƣ vào TSCĐ của công ty đã phát huy đƣợc hiệu quả cuối cùng là làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên mức sinh lời còn ở mức thấp, và tỷ suất lợi nhuận giảm. Điều này thể hiện việc sử dụng TSCĐ chƣa phát huy hết hiệu quả. Đây là một trong những đặc thù của ngành dƣợc, ngành có vốn đầu tƣ xây dựng lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro cao.

So sánh tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định năm 2005 với năm 2004 ta thấy chỉ tiêu này tăng 163,09%, sở dĩ chỉ tiêu này tăng cao nhƣ vậy do tốc độ tăng của doanh thu năm 2005 so với 2004 (tăng 438,17%) cao hơn tốc độ tăng của TSCĐ bình quân (104,56%). Tuy nhiên, sang năm 2006 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của TSCĐ giảm 13,06% so với năm 2005, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu năm 2006 so với 2005 đạt 13,59%, thấp hơn tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân (30,64%).

-Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động

Hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động thể hiện qua 2 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động và tỷ suất lợi nhuận tài sản lƣu động. Qua bảng số liệu 2.4, ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động tăng dần qua các năm kể từ khi cơng ty chuyển đổi sang hình thức cổ phần, cao nhất vào năm 2006, đạt 3,255

tức mỗi đồng vốn lƣu động công ty sử dụng trong năm 2006 mang lại 3,255 đồng doanh thu. Về bản chất chỉ tiêu này xác định số vòng quay của tài sản lƣu động trong kỳ. Năm 2005, tốc độ tăng doanh thu so với năm 2004 (31,6%) lớn hơn tốc độ tăng của tài sản lƣu động (26,67%) làm cho số vòng quay tài sản lƣu động tăng 3,89%. Tƣơng tự, tốc độ tăng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 (30,08%) lớn hơn tốc độ tăng của tài sản lƣu động (19,18%) làm cho số vòng quay tài sản lƣu động tăng 9,14% so với năm 2005.

Tỷ suất lợi nhuận tài sản lƣu động vào năm 2005 tăng 324,86% so với năm 2004, nguyên nhân là do lợi nhuận của công ty tăng 438,17% cao hơn so với tốc độ tăng của tài sản lƣu động (26,67%). Tuy nhiên, năm 2006 tốc độ tăng của chỉ tiêu này âm, mức sinh lời của tài sản lƣu động giảm đáng kể so với 2005. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tốc độ tăng tài sản lƣu động (19,18%) cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận (13,59%).

-Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2005 là 2,139 giảm 7,3% so với năm 2004, nguyên nhân là do tốc độ tăng tổng tài sản (41,96%) cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, trong đó tổng tài sản tăng do TSCĐ tăng 104,56%, TSLĐ tăng 26,67%; năm 2006 là 2,27, tăng 6,25% so với năm 2005 do tốc độ tăng của doanh thu (30,08%) cao hơn tốc độ tăng tổng tài sản (22,42%), trong đó tổng tài sản tăng do TSCĐ tăng 30,64%, TSLĐ tăng 19,18%.

-Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh

Tổng vốn kinh doanh của công ty bao gồm vốn cố định và vốn lƣu động; theo cơ cấu nguồn vốn thì gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2004-2006 thể hiện ở bảng 2.5.

Từ bảng 2.5 ta thấy, cơ cấu vốn cố định chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, điều này chứng tỏ việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Trên thực tế thì trong các năm 2004-2005, cơng ty đầu tƣ

đáng kể vào việc xây dựng các dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, GLP, GSP.

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn kinh doanh của Cơng ty giai đoạn 2004-2006

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

Cơ cấu theo nguồn vốn + Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

(Nguồn: Báo cáo tài chính của HATIPHARCO các năm 2004-2006)

Tuy nhiên, cơ cấu theo nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2004- 2006 bất hợp lý. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh (Hệ số nợ) chiếm phần lớn (trên 82%/năm) và nhìn chung tăng lên qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các khoản nợ ngắn hạn (nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tăng ít hoặc gần nhƣ khơng tăng).

Năm 2005, nợ ngắn hạn tăng 4.265 triệu đồng, tức tăng 29,7% so với năm 2004. Năm 2006 nợ ngắn hạn tăng 8.454 triệu đồng, tƣơng đƣơng mức 45,3% so với năm 2005.

Hệ số nợ của công ty thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhƣng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốn đƣợc sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Để có nhận xét đúng đắn về chỉ tiêu này cần kết hợp với các tỷ số khác. Tuy nhiên, với tỷ số nợ hàng năm của công ty trên 82% và ngày càng tăng thể hiện một dấu hiệu xấu về khả năng thanh toán và trả nợ. Sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay của công ty ngày càng cao nên rủi ro về tài chính của cơng ty ngày càng tăng.

2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng chi phí

Hiệu quả sử dụng chi phí thể hiện qua 2 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, thể hiện ở bảng 2.6.

Hiệu suất sử dụng chi phí của cơng ty tăng dần qua các năm, một đồng chi phí bỏ ra ln mang lại hơn 1 đồng doanh thu trong các năm 2004-2006. Nguyên nhân là do doanh thu luôn tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của chi phí Chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của cơng ty đã góp phần tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng chi phí của Cơng ty giai đoạn 2004-2006

Chỉ tiêu

Doanh thu (tr.đồng) Lợi nhuận (tr.đồng) Chi phí (triệu đồng) Hiệu suất SD chi phí Tỉ suất lợi nhuận chi phí

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HATIPHARCO các năm 2004-2006)

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh cũng có xu hƣớng tăng, năm 2004 một đồng chi phí kinh doanh tạo ra 0,0033 đồng lợi nhuận; năm 2005 một đồng chi phí tạo ra 0,0137 đồng lợi nhuận, tăng 315,15% so với năm 2004 năm trƣớc cổ phần hoá. Đến năm 2006, tỷ suất lợi nhuận giảm 2,92% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ việc tăng chi phí kinh doanh chƣa mang lại hiệu quả trong việc làm tăng lợi nhuận cho cơng ty. Chi phí kinh doanh tăng 16,62% năm 2006 so với năm 2005 nhƣng lợi nhuận chỉ tăng 13,59%.

2.2.3.4. Hiệu quả phản ánh khả năng sinh lãi

Từ bảng 2.7 ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh (ROA) của công ty năm 2005 đạt 2,89%, tức 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra đƣợc 2,89 đồng lợi nhuận, tăng 280,26% so với trƣớc cổ phần hoá năm 2004.

Nguyên nhân là do tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp tăng 390,1%, điều này thể hiện năm 2005 doanh nghiệp quản lý doanh thu và quản lý chi phí có hiệu quả. Năm 2006, ROA đạt 2,68%, 100 đồng vốn bỏ ra mới tạo đƣợc 2,68 đồng lợi nhuận, giảm 7,27% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp giảm -12,59% so với năm 2005. Sở dĩ tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh của cơng ty thấp nhƣ vậy là vì nguồn vốn đầu tƣ của cơng ty chủ yếu là vốn vay, chi phí lãi vay cao.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty tăng lên đáng kể sau khi hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần. 100 đồng vốn chủ sở hữu trƣớc khi cổ phần chỉ mang lại 4,26 đồng lợi nhuận; sau khi cổ phần hoá tạo ra 16,81 đồng lợi nhuận, tăng 294,6% so với trƣớc khi cổ phần hoá. Năm 2006, chỉ tiêu này tăng 6,25% so với năm 2005. Đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

Qua phân tích ở trên, ROE có thể đƣợc biến đổi nhƣ sau: ROE = PM x AU x EM

Trong đó: EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Từ bảng 2.7, ROE năm 2005 tăng 294,6% so với năm 2005 là do + Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp (PM) tăng 390,1%.

+ Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (EM), hay mức độ huy động vốn bên ngoài của doanh nghiệp tăng 3,67%.

Năm 2006, ROE đạt 17,86, tăng 6,25% so với năm 2005, do nguyên nhân:

+ Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp AU tăng 6,07% + Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (EM), hay mức độ huy động vốn bên ngoài của doanh nghiệp tăng 14,63%.

Năm 2005 và 2006, hệ số nhân vốn chủ sở hữu EM của doanh nghiệp tăng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.7. Hiệu quả phản ánh khả năng sinh lãi giai đoạn 2004-2006

Chỉ tiêu

Doanh thu (triệu đồng) Thu nhập sau thuế (tr.đ) Tài sản bình quân (tr.đ) Vốn chủ sở hữu (tr.đ) PM = TNST/DT (%) AU = DT/TSbq EM =TSbq/VCSH ROA=PM x AU (%) ROE=PM x AU x EM

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HATIPHARCO các năm 2004-2006)

2.2.3.5. Hiệu quả phản ánh khả năng thanh toán

Từ số liệu ở bảng 2.8 Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ phải trả của công ty. Hệ số khả năng thanh tốn hiện hành giai đoạn 2004-2006 của Cơng ty đều lớn hơn 1, điều này có nghĩa là khối lƣợng tài sản lƣu động của cơng ty có thể đáp ứng đƣợc các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số này giảm qua các năm. Nguyên nhân là do Tài sản lƣu động tăng lên nhƣng với tốc độ nhỏ hơn Nợ ngắn hạn của Cơng ty, ví dụ năm 2005 TSLĐ tăng

26,7% so với năm 2004, nhƣng Nợ ngắn hạn tăng 29,7%. Năm 2006 Tài sản lƣu động tăng 19,2% so với 2005 nhƣng Nợ ngắn hạn tăng 45,3%.

Hơn nữa, do trong tổng giá trị tài sản lƣu động của công ty, hàng tồn kho lại chiếm một tỷ trọng lớn, do đó khả năng thanh tốn thực sự từ phần tài sản này là rất nhỏ hoặc không thể đáp ứng ngay nghĩa vụ thanh tốn. Chính vì vậy hệ số thanh toán nhanh đƣợc xem xét để đánh giá khả năng thanh tốn của Cơng ty sau khi đã loại bỏ giá trị hàng tồn kho. Số liệu ở bảng 2.8 cho thấy hệ số thanh toán nhanh của HATIPHARCO cũng thấp. Hệ số khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty cũng giảm dần qua các năm và nhỏ hơn 1 (xem Bảng 2.8). Điều này số tài sản lƣu động hiện có của doanh nghiệp khơng đủ để vừa thanh toán đƣợc các khoản nợ và tiếp tục sản xuất kinh doanh trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Sở dĩ chỉ tiêu này thấp và giảm qua các năm là do:

+ TSLĐ tăng qua các năm, nhƣng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho, số liệu ở Bảng 2.8 thể hiện, năm 2005 TSLĐ tăng 26,7% so với năm 2004, Hàng tồn kho tăng 39%, Nợ ngắn hạn tăng 29,7%. Năm 2006 so với năm 2005, TSLĐ tăng 19,2%, Hàng tồn kho tăng 32%, Nợ ngắn hạn tăng 45,3%.

Với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán thấp nhƣ hiện nay sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tài chính khá lớn. Nếu cơng ty khơng tính tốn kỹ và theo dõi cẩn trọng, thực hiện luân chuyển luồng tiền một cách hợp lý sẽ rất dễ dẫn đến mất khả năng thanh tốn.

- Số vịng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược thiết bị y tế hà tĩnh (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w