Xác định chính xác TNCT một mặt phụ thuộc vào việc quản lý doanh thu nhng mặt khác nó cũng phụ thuộc nhiều vào việc hạch toán xác định chi phí hợp lý, hợp lệ của các sản phẩm hàng hoá dịch vụ đợc cung ứng tiêu thụ phát sinh trong kỳ tính thuế. Việc quản lý tốt các chi phí là một trong những căn cứ quan trọng để tính TNCT, hạn chế thất thu thuế. Qua việc thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp NQD nói riêng đã kê khai không chính xác phần chi phí đợc trừ khi tính TNCT. Một phần do các doanh nghiệp cha biết rõ đâu là chi phí hợp
của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế do đó đã kê khai chi phí không chính xác. Nhng cũng có một số không nhỏ các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để gian lận trong việc kê khai tăng chi phí để giảm số thuế TNDN phải nộp. Cụ thể tôi xin đề cập một số khoản mục chi phí thờng có gian lận sai sót trong công tác quản lý TNCT:
* Khoản mục chi phí sửa chữa lớn và khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
Theo chế độ kế toán hiện hành thì khoản mục này đợc ban hành và thực hiện theo Quyết định số 206/QĐ-BTC và các văn bản hớng dẫn riêng cho một số ngành đặc thù khác. Nhng trong các doanh nghiệp thì khoản mục này thờng xảy ra gian lận nh: Các TSCĐ đã hết thời hạn đợc khấu hao nhng doanh nghiệp vẫn tiếp tục trích khấu hao của TSCĐ đó: doanh nghiệp đa giá trị TSCĐ sai lệch so với nguyên giá ban đầu; Tính mức khấu hao cao hơn quy định; Đa những tài sản không đủ điều kiện để trích khấu hao nh việc doanh nghiệp sử dụng những tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay những tài sản không có chứng rừ hợp lệ, các tài sản tham gia góp vốn khi thành lập doanh nghiệp nhng lại không làm đầy đủ các thủ tục tham gia góp vốn; Các tài sản không phục vụ cho kinh doanh mà sử dụng cho mục đích phúc lợi, công cộng nhng đơn vị vẫn tính khấu hao vào chi phí; Doanh nghiệp mua sắm tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ nhng doanh nghiệp không hạch toán tăng TSCĐ để trích khấu hao mà hạch toán thẳng vào chi phí kinh doanh trong năm; Khi tiến hành sữa chữa lớn TSCĐ nhng doanh nghiệp hạch toán sửa chữa thờng xuyên trong kỳ... Ví dụ nh công ty TNHH Hoàng Hà trong năm 2004 đã trích khấu hao TSCĐ sử dụng làm văn phòng của công ty nhng tài sản này không thuộc sở hữu của công ty với số tiền trích khấu hao là 164 triệu đồng. Công ty TNHH Hơng Sơn đã trích sai chế độ khấu hao TSCĐ trong năm 2004 số tiền 50 triệu đồng( trích biên bản kiểm tra, quyết toán thuế 2004 tại công ty TNHH Hơng Sơn và công ty TNHH Hoàng Hà).
* Khoản mục chi phí tiền lơng, tiền công, tiền ăn giữa ca
Đây là một khoản mục chi phí chủ yếu và khá lớn ở các doanh nghiệp, khoản chi phí này liên quan đến chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh những doanh nghiệp tuân thủ theo các văn bản hớng dẫn của Chính Phủ, Bộ Lao Động-Thơng Binh-Xã Hội, Bộ Tài Chính nh Nghị định 28/CP, thông t số 13/LĐ-TBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao Động Thơng Binh và Xã Hội, thông t liên tịch số19/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 14/8/1999 cũng nh các quy định khác về tiền lơng đới với các doanh nghiệp NQD thì không ít các doanh nghiệp có những hành vi gian lận ở mục này đó là:
Các doanh nghiệp lợi dụng trình độ hiểu biết của ngời lao động để thanh toán tiền lơng thực tế chênh lệch so với hợp đồng lao động đã ký kết; doanh nghiệp khai khống số lợng lao động thực tế bằng việc có tên trên bảng chấm công bảng thanh toán lơng nhng không có tên trên danh sách nhân viên của doanh nghiệp; doanh nghiệp khai khống thời gian lao động hoặc khai khống khối lợng công việc và cũng không ít doanh nghiệp tính toán phân bổ tiền lơng cho các đối tợng chịu chi phí không đúng và không hợp lý nh tiền lơng, tiền công của bộ phận xây dựng cơ bản, của chủ doanh nghiệp TN của các sáng lập viên các doanh nghiệp mà họ không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định TNCT. Ví dụ nh trờng hợp Công ty TNHH Hồng Giang có MST 0500443017 buôn bán máy móc thiết bị xây dựng. Trong kỳ trả lơng đã hạch toán chi phí tiền lơng cao hơn so với hợp đồng thỏa thuận với ngời lao động ( trích biên bản kiểm tra, quyết toán thuế tại công ty TNHH Hồng Giang).
* Khoản mục chi phí về nguyên vật liệu, năng lợng, dịch vụ... liên quanđến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tính thuế. Theo quy định thì các khoản chi phí này phải đựơc tính trên cơ sở định mức tiêu hao thực tế hợp lý do cấp có thẩm quyền ban hành với giá cả hợp lệ. Nh qua công việc kiểm tra của cơ quan thuế thì thấy rằng hầu hết các đơn vị không xác định đợc mức tiêu hao nguyên vật liệu, nếu có xây dựng đợc thì xây dựng với một mức tiêu hao khá lớn để tính chi phí lớn. Không ít doanh nghiệp đã tẩy xoá hoá đơn đã sử dụng để nâng giá hàng hoá, nguyên vật liệu mua vào trong kỳ. Đặc biệt đối với các đơn vị nhập khẩu lợi dụng do giá nhập khẩu chỉ căn cứ dựa trên tờ khai hải quan nên việc nâng giá đối với nguyên vật liệu và hàng hoá diễn ra khá phổ biến. Có những doanh nghiệp không loại trừ khỏi TNCT giá trị vật t xuất dùng cho XDCB, xuất cho nhọng bán, trao đổi hàng hoá... không liên quan đến sản phẩm.
Ví dụ công ty sản xuất-xuất nhập khẩu Yên Thuỷ có MST 0500232383 kinh doanh sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, bán sản phẩm không xuất hoá đơn và không khai phần doanh thu nên khi kê khai mức tiêu hao vật liệu đã cao hơn rất nhiều so với định mức( trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế tại Công ty Yên Thuỷ).
* Khoản mục chi phí trích trớc:
Qua công tác kiểm tra không ít những doanh nghiệp để làm giảm TNCT trong kỳ đã trích chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn thực tế, trích trớc lãi vay quá cao so với số phải trả, thậm chí thực tế không vay vốn kinh doanh nhng lập chứng từ khống về việc vay bên ngoài với số tiền lớn để hạch toán chi phí lãi tiền vay, hoặc
trích trớc chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí trong năm nhng thực tế lại không chi.
* Khoản mục chi phí trích lập dự phòng:
Đây là khoản chí phí mang tính rất chủ quan và việc kiểm tra khoản chi này cũng vô cùng phức tạp. Có không ít doanh nghiệp trích lập sai nguyên tắc nh: Đối với trích lập giảm giá hàng tồn kho thì trích lập vợt số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp, vật t hàng hoá trích lập dự phòng nhiều hơn thực tế trong kho, hoặc có vật t hàng hoá nhng không có giấy chứng minh giá vốn vật t hàng hoá đó, khi trích lập thì trích lập với giá thấp hơn giá thị trờng tại thời điểm trích lập; Đối với trích lập các khoản công nợ khó đòi thờng là những khoản công nợ không có thật, hoặc không có đủ điều kiện về thời gian tối thiểu là 2 năm và một số điều kiện khác.
* Khoản mục chi phí bằng tiền khác.
Qua thực tiễn kiểm tra thì có rất nhiều khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc cũng có những khoản chi vợt quá định mức quy định. Cũng qua công tác kiểm tra có rất nhiều các khoản chi mà chứng từ chi không hợp pháp nh sử dụng chứng từ của các doanh nghiệp bỏ trốn, mua hoá đơn của các doanh nghiệp khác...Ví dụ nh Công ty xây dựng Hồng Hà trong năm 2004 đã mua hoá đơn của doanh nghiệp khác để hợp lý chi phí đầu vào với số tiền là 96 triệu đồng. Cơ quan thuế đã phát hiện và sử lý vi phạm theo đúng quy định( trích biên bản kiểm tra, quyết toán thuế2004 tại công ty xây dựng Hồng Hà)