1. 2. 2. 1- Chức năng, nhiệm vụ của các mắt xích BHXH
Việc giao chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thuộc hệ thống BHXH của các quốc gia (có điều kiện tương đồng với Việt Nam) là khá rõ ràng, khơng chồng chéo và bao kín các hoạt động cần thực hiện của tổ chức BHXH.
Chức năng, nhiệm vụ của các "mắt xích" BHXH được giao tuỳ thuộc vào mơ hình của tổ chức bộ máy của từng quốc gia. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số kinh nghiệm trong việc giao chức năng, nhiệm vụ cho các " mắt xích" của bộ máy ở một nước có mơ hình BHXH khá đặc biệt và có tính hiệu quả cao là Thailand. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các "mắt xích" quản lý trong bộ máy BHXH ở Thailand được sắp xếp như sau:
Văn phịng thư ký: có quyền và trách nhiệm thực hiện những cơng
việc quản lý hành chính chung đối với Tổng cục An sinh xã hội (cơ quan BHXH) bao gồm thư ký, nhân sự, tài vụ, kế toán, lập ngân sách, trụ sở, vận tải và các trợ giúp chung.
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh
Phòng quản lý nhân sự: có quyền và trách nhiệm trong quản lý hệ
thống thực hiện, quản lý nhân sự và phúc lợi cho nhân viên và người làm công của cơ quan BHXH.
Phịng kế tốn tài vụ: tiến hành các nghiệp vụ và quản lý việc thu
tiền, trả tiền, lưu quỹ, cân đối và báo cáo tài chính, bao gồm cả đầu tư sinh lợi của quỹ.
Phịng quản lý đóng góp: có quyền và trách nhiệm kiểm tra, tìm
hiểu những thơng tin về các hoạt động của giới chủ tham gia vào quỹ theo các luật về an toàn xã hội và Luật Bảo hộ lao động đối với các lĩnh vực có liên quan đến các luật này.
Phịng thanh tra: có quyền và trách nhiệm thanh tra, tìm hiểu những
thơng tin có liên quan đến việc thực hiện những quy định của pháp luật đối với các bên tham gia BHXH và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
Phòng xử lý dữ liệu: có quyền và trách nhiệm phát triển, thiết kế,
thu thập, xử lý thông tin thông qua các hệ thống thơng tin được tin học hố và là trung tâm dịch vụ cung cấp mạng lưới thơng tin của cơ quan BHXH.
Phịng sự vụ pháp lý: quản lý các hoạt động liên quan đến luật
pháp và quy chế được quy định bởi Luật An sinh xã hội và các đạo luật hoặc các văn bản pháp quy khác có liên quan, gồm các hợp đồng, thoả thuận được thực hiện dưới quyền và nhiệm vụ của Tổng cục An sinh xã hội mà Luật An sinh xã hội đã quy định. Phòng sự vụ pháp lý cũng đồng thời thực hiện nhiệm vụ thường trực của Uỷ ban Chống án.
Phịng quản lý chi: có quyền và trách nhiệm trong việc thanh tốn
các khoản đền bù cho người lao động theo quy định của Luật An sinh xã hội và các quy định pháp lý khác có liên quan.
Phịng điều phối cơng tác y tế: có quyền và trách nhiệm trong
việc phối hợp các dịch vụ y tế cho người lao động được bảo hiểm và những người khác có liên quan theo quy định; đưa ra những tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết cho việc thanh tốn chi phí dịch vụ y tế cho người cung cấp dịch vụ đã được hợp đồng trong khuôn khổ Chương trình an tồn xã hội với vai trị là thường trực của Uỷ ban Y tế an tồn xã hội. Cơ quan này cịn phát thẻ y tế cho những người lao động được bảo hiểm.
Phòng kế hoạch và nghiên cứu kỹ thuật: có quyền và trách nhiệm đưa ra những thơng báo và ý kiến về các hệ thống, mơ hình, biện pháp và quá trình bảo hộ lao động trong các khu vực có bồi hồn cho ngườ i lao động và Chương trình an sinh xã hội. Ngồi ra bộ phận này thiết lập những hệ thống thu thập và xử lý số liệu, các báo cáo thống kê tác nghiệp, các báo cáo hằng tháng, định kỳ và hằng năm. Phịng này cịn có chức năng giáo dục chủ sử dụng lao động, giới thợ và những người được bảo hiểm về kiến thức an sinh xã hội, là cơ quan thường trực của Uỷ ban An sinh xã hội.
Văn phòng quỹ bồi thường người lao động: có quyền và trách
nhiệm quản lý và xây dựng tỷ lệ đóng góp, thu các khoản tiền đóng góp và đầu tư vào quỹ; quản lý việc thu các khoản đóng góp và việc hình thành các khoản đền bù, quản lý tiền mặt, cân đối tài sản và báo cáo tài chính của quỹ.
Văn phịng BHXH địa phương: có quyền và trách nhiệm triển
khai các nhiệm vụ BHXH tại địa phương, báo cáo các hoạt động của mình cho văn phịng BHXH ở cấp trung ương và văn phòng địa phương của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội.
Đối với những hoạt động mang tính trợ giúp, BHXH Thailand giao cho các bộ phận trực thuộc như Trung tâm phục hồi chức năng (cung cấp việc phục
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh
hồi y tế và phục hồi nghề nghiệp cho những công nhân bị tàn phế bị mất khả năng làm việc do tai nạn lao động và cho những người được bảo hiểm nhằm giúp họ tự tạo việc làm hoặc quay trở lại làm việc ở cơ sở cũ, xúc tiến việc làm, giải trí thể thao, mở rộng giáo dục …); Phòng cung ứng (thực hiện việc quản lý mua sắm trong Tổng cục); Trung tâm thông tin (thúc đẩy các mối quan hệ công cộng cuả Tổng cục như xuất bản, tuyên truyền, quảng cáo, sách, thông tin, tài liệu v. v…); Bộ phận đào tạo (cung cấp và phát triển chương trình huấn luyện kiến thức, kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm nghiệp vụ); Phòng đăng ký (đăng ký cho giới chủ và thợ, cập nhật những thông tin của họ và phát hành thẻ an sinh xã hội cho những người tham gia bảo hiểm); Các văn phòng chi nhánh tại Băng Cốc (thực hiện công tác tại các vùng đặc biệt để cung cấp các dịch vụ thuận lợi hơn cho giới chủ và thợ tham gia bảo hiểm).
Qua nghiên cứu về cách thức giao chức năng, nhiệm vụ cho các"mắt xích "của bộ máy BHXH ở các nước trong khu vực, những nước có điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán gần gũi với Việt Nam, chúng tôi rút ra một số nhận xét:
Việc giao chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị khá rõ ràng, ít có sự chồng chéo.
Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Thailand có độ bao phủ khá rộng, rộng hơn so với nhiều nước khác, đặc biệt là so với Việt Nam. BHXH ngoài việc thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của BHXH nói chung và các nhiệm vụ cần thiết để duy trì và phát triển bộ máy, cịn thực hiện thêm chức năng phục hồi nghề nghiệp, nhà ở, xúc tiến việc làm, giải trí, thể thao, khuyến khích trồng vườn, mở rộng giáo dục, …
Việc giao nhiệm vụ cho các " mắt xích" thuộc hệ thống BHXH đã tạo những điều kiện thuận lợi tối đa cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH.
1. 2. 2. 2- Nhận xét về nguyên tắc hoạt độngBHXH từ kinh nghiệm của một số nước
Nguyên tắc hoạt động BHXH ở các nước trong khu vực và trên thế giới nhìn chung thống nhất, khơng có sự khác biệt đáng kể so với những nguyên tắc chung về hoạt động BHXH. Các quốc gia đều tuân thủ 9 nguyên tắc chung của BHXH. Ngoài ra, một số nước, ví dụ Malaysia và Philippines cịn thực hiện thêm nguyên tắc: “Quỹ BHXH phải được đầu tư tăng trưởng quỹ, bảo
đảm tốt hơn quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm”. Việc thực hiện
nguyên tắc này đồng nghĩa với việc đưa BHXH sang loại hình hoạt động vừa mang tính phúc lợi, vừa mang tính kinh doanh, song nó phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, cho thấy rằng, việc tăng mức đóng góp của các bên tham gia BHXH là một việc làm khó, gặp nhiều cản trở từ phía các bên tham gia, song mức chi BHXH, đặc biệt là bảo hiểm tuổi già (lương hưu) ngày càng tăng do tuổi thọ của người dân tăng. Vì vậy, việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH là cách làm đúng đắn, phù hợp và rất cần thiết.
1. 2. 2. 3- Nhận xét về khung pháp lý cho hoạt động BHXH từ kinh nghiệm của một số nước
Khác với Việt Nam (chưa có luật về BHXH, quy định về BHXH mới chỉ có 1 chương trong bộ Luật Lao động), khung pháp lý cho hoạt động BHXH ở phần lớn các nước trong khu vực được quy định bởi một đạo luật riêng về BHXH.
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh
Tại Thailand, hoạt động BHXH hiện hành được quy định bởi Luật An
sinh xã hội số 2 được ban hành ngày 23/12/1994, gồm 42 điều (chủ yếu là sửa
đổi, bổ sung một số điều khoản của Luật An sinh xã hội số 1, ban hành năm 1990). Tại Hàn quốc, Luật BHXH hiện hành được ban hành từ năm 1986, sau đó được sửa đổi bổ sung vào các năm 1989, 1993 và 1995. Còn tại
Malaysia, song song với Luật BHXH (ban hành năm1969) cịn có Luật Quỹ
dự phịng (1951) và Luật Bồi thường cho người lao động (1952), …
Khung pháp lý quy định cụ thể cho các loại hình BHXH ở các quốc gia khác nhau nhìn chung khơng có sự khác biệt đáng kể. Dưới các bộ luật là các văn bản dưới luật do tổng thống (văn phịng tổng thống), chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước (bộ) ban hành.
Qua những nghiên cứu trên có thể rút ra nhận xét rằng BHXH ở các nước trên thế giới nhìn chung được quy định bởi luật. Việc quy định khung pháp lý bởi một (hay một số) đạo luật thể hiện tính chặt chẽ và nghiêm minh trong việc quản lý hoạt động BHXH.
1. 2. 2. 4- Nhận xét về quản lý các nguồn thu, chi quỹ BHXH từ kinh nghiệm của một số nước
Về quản lý nguồn thu BHXH:
Tại Thailand, nguồn thu BHXH phụ thuộc vào từng loại quỹ.
Tại Thailand, nguồn thu Quỹ An sinh xã hội được hình thành từ các khoản
sau:
Các khoản đóng góp của Chính phủ, của chủ sử dụng lao động và những người tham gia bảo hiểm được quy định cụ thể cho từng loại chế độ.
Các khoản đóng góp của những đối tượng tham gia BHXH cũng được quy định khá cụ thể:
+ Những người đã từng tham gia bảo hiểm, đã đóng góp khơng dưới 12 tháng, sau đó thơi khơng làm cơng nữa nhưng vẫn muốn tham gia đóng góp BHXH hằng tháng. Nếu nộp chậm phải nộp thêm mỗi tháng 2% phần đóng góp cịn thiếu.
+ Người sử dụng lao động khơng nộp phần đóng góp của mình hoặc của người được bảo hiểm, hoặc chưa nộp đủ, đúng hạn phải trả thêm 2% mỗi tháng của phần chưa đóng góp, chưa nộp.
Các khoản lãi do việc đầu tư tăng trưởng quỹ;
Lệ phí của việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký An sinh xã hội, thẻ An sinh xã hội cho người được bảo hiểm khi họ bị mất, thất lạc hoặc cũ, rách;
Của được tặng, cho hoặc trợ cấp; Khoản tiền được bổ sung cho quỹ:
+ Người sử dụng lao động nộp cho cơ quan An sinh xã hội cao hơn mức phải nộp;
+ Tiền bán đấu giá tài sản của người sử dụng lao động không nộp BHXH, không nộp phạt và nộp thêm;
+ Những người được bảo hiểm được nhận các chế độ trợ cấp từ quỹ nhưng sau 2 năm không đến nhận.
Tiền trợ cấp hoặc ứng trước của Chính phủ khi quỹ khơng đủ trang trải các khoản chi cần thiết.
Tiền phạt khác. Các khoản thu khác.
Qua việc quản lý nguồn thu quỹ An sinh xã hội tại Thailand, có thể thấy rõ tính đa dạng trong các khoản thu. Việc quản lý nguồn thu BHXH có thể tìm thấy những nét tương tự ở Malaysia, Hàn quốc và Philippines.
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh
Tính đa dạng trong các nguồn thu, đặc biệt là những nguồn thu ngồi sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, là điểm có thể áp dụng được ở Việt Nam.
Về quản lý các nguồn chi BHXH
- Đối với trợ cấp thương tật hoặc ốm đau:
Các nước đều quy định người lao động được quyền hưởng trợ cấp trong trường hợp bị thương tật hoặc ốm đau không do công việc gây ra, nếu họ đóng BHXH khơng ít hơn một số tháng nào đó (Thailand - 3 tháng). Việc đóng BHXH phải được thực hiện trong một thời khoảng nhất định trước ngày nhận dịch vụ y tế (Thailand- 15 tháng).
Mức hưởng: gồm chi phí dịch vụ y tế và một khoản trợ cấp bằng tiền mặt (thấp hơn tiền lương) trong một khoảng thời gian được quy định.
- Đối với trợ cấp thai sản:
Các nước đều quy định người được hưởng chế độ phụ cấp thai sản là người lao động tham gia BHXH. Song, Thailand cịn có thêm quy định người phụ nữ nếu có hơn nhân cơng khai với người được bảo hiểm (đã tham gia BHXH ít nhất 15 tháng) thì vẫn được hưởng trợ cấp thai sản. Chế độ bảo hiểm thai sản ở Thailand chỉ được tính với lần sinh con thứ nhất và thứ hai, còn ở Philippines quy định cho 4 lần sinh con. Số lần sinh con được hưởng trợ cấp thai sản được quy định phụ thuộc vào chính sách dân số của từng quốc gia.
Người lao động trong thời gian nghỉ thai sản được hưởng trợ cấp gồm chi phí dịch vụ y tế và một khoản trợ cấp bằng tiền.
Thời gian được nghỉ thai sản đối với lao động nữ nghỉ thai sản thông thường được quy định theo giới hạn dưới (ví dụ Philippines quy định 2 mức 60 ngày và 78 ngày phụ thuộc điều kiện lao động). Song, ở Thailand lại có quy định
người phụ nữ được nghỉ thai sản không quá 90 ngày (quy định theo giới hạn trên). Việc quy định giới hạn trên về thời gian được nghỉ thai sản có thể dẫn đến trường hợp huy động người lao động có con nhỏ đi làm sớm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của lao động nữ.
- Đối với trợ cấp mất khả năng lao động:
Thailand quy định người được hưởng BHXH hưởng trợ cấp đền bù trong trường hợp mất khả năng lao động không do công việc, khi người đó đã đóng góp BHXH khơng dưới 3 tháng và tham gia BHXH 15 tháng trước khi mất khả năng lao động. Philippines quy định loại trợ cấp này dành cho người lao động bị tàn tật hồn tồn (có thể do cơng việc hoặc khơng do cơng việc) khi đã có đóng BHXH ít nhất 36 tháng trước khi bị tàn tật.
Mức hưởng gồm chi phí dịch vụ y tế và trợ cấp bằng tiền thay thế cho thu nhập ở mức được quy định trong suốt đời..
- Đối với trợ cấp tử tuất, tang lễ:
Tại Thailand quy định, trong trường hợp người được bảo hiểm chết mà không bị thương tật hay ốm đau do cơng việc gây ra, nếu đã đóng BHXH khơng dưới 1 tháng trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi chết, thì sẽ được chi trả khoản trợ cấp khi chết. Mai táng phí theo mức khơng được thấp hơn 10 lần mức tối đa của lương tối thiểu ngày theo Luật Bảo hộ lao động. Mức cụ thể phụ thuộc vào thời gian tham gia đóng BHXH của người hưởng.
Malaysia quy định chế độ trợ cấp tang lễ cho những người được bảo hiểm bị chết trong trường hợp đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp hưu trí thương tật. Mức hưởng là 1000USD (lĩnh 1 lần).
Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh
Philippines quy định trợ cấp tang lễ được cấp cho người đang được bảo hiểm bị chết (do thương tật hay khơng do thương tật) được hưởng mức mai táng phí 10. 000 Peso (lĩnh một lần).
- Đối với phụ cấp con:
Tại Thailand có quy định thêm chế độ phụ cấp con.
Điều kiện hưởng: Người được bảo hiểm được nhận phụ cấp con, nếu đã đóng BHXH khơng dưới 1 năm và chỉ được phụ cấp không quá 2 con.
Mức hưởng gồm chi phí đời sống trẻ em; học phí trẻ em; chi phí y tế trẻ em và các chi phí cần thiết khác. Các chi phí này được chi trả theo quy định