3 1 NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hệ thống bảo hiểm xã hội ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 79)

2. 3. 1. 1- Tình hình tham gia BHXH

Năm 1995, sau khi thành lập, BHXH Việt Nam đã nhận bàn giao từ ngành Lao động - Thương binh - Xã hội và Cơng đồn 3, 2 triệu người tham gia BHXH, trong đó có 2, 2 triệu người đóng BHXH. Qua từng năm, số lượng người tham gia BHXH đều tăng, tính đến hết năm 2002, đã có thêm 4, 1 triệu người tham gia BHXH. Điều đáng nói là số đơn vị và số lao động ngoài quốc doanh tăng đáng kể. Nếu như năm 1997 mới chỉ có 83. 617 lao động ngồi quốc doanh tham gia BHXH thì năm 2001, con số này là 623. 800 người, gấp 7, 46 lần. Có được kết quả này là do:

- BHXH đã được luật hoá trong Luật Lao động nên có cơ sở pháp lý đủ mạnh trong việc thực hiện.

- Do cách thức thực hiện của ngành BHXH, cán bộ thu của ngành từ trung ương đến cấp huyện luôn tăng cường theo dõi, quản lý chặt chẽ số lao động, số thu của các đơn vị, đôn đốc họ nộp đủ BHXH và đúng thời gian.

Mặt khác, số liệu thống kê năm 2002 cho thấy, số người tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 68% so với số đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, chiếm khoảng 10, 5% lực lượng lao động trong cả nước. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp tham gia BHXH mới chiếm khoảng 56% tuy có cao hơn so với năm 2001 (45%). Sở dĩ có hiện tượng này là do:

- Nhiều người lao động chưa hiểu rõ tác dụng của BHXH hoặc chưa biết BHXH là gì. Trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nhiều nơi chưa có tổ chức cơng đồn hoặc nếu có thì vai trị của tổ chức này cịn mờ nhạt.

- Chủ doanh nghiệp khơng muốn đóng BHXH hoặc nếu bắt buộc phải đóng thì khơng muốn đóng nhiều. Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 đã bắt buộc doanh nghiệp phải đóng BHXH từ quỹ lương kể cả với lao động làm việc theo hợp đồng lao động ngắn hạn đã buộc nhiều chủ doanh nghiệp phải nộp BHXH cho người lao động, hạn chế bớt tình trạng "trốn nộp BHXH".

- Tỷ lệ thất nghiệp cao, người lao động do sợ mất việc làm nên khơng dám địi hỏi nhiều về quyền lợi của mình.

- Nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ nên dẫn đến nợ đọng BHXH kéo dài.

- Công tác thông tin, tuyên truyền chưa được tiến hành thường xuyên, nội dung tuyên truyền chưa thật phong phú, do vậy dẫn đến chưa hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ về BHXH.

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh

- Cơng tác thanh kiểm tra về BHXH cịn nhiều hạn chế, chế tài đối với các hành vi vi phạm BHXH chưa đủ mạnh.

2. 3. 1. 2- Tình hình thực hiện các chế độ BHXH

Qua 7 năm hoạt động, BHXH Việt Nam đã giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách cho hơn 2 triệu người hưởng chế độ BHXH thường xuyên và hàng triệu lượt người hưởng trợ cấp 1 lần. Thực hiện chi trả đầy đủ, an toàn với trên 40. 971 tỷ đồng, bao gồm cả phần chi trả từ ngân sách nhà nước.

Đối với chế độ ốm đau và chế độ thai sản, hàng năm BHXH Việt Nam thực hiện chi trả gián tiếp qua người sử dụng lao động cho hàng triệu người lao động. Năm 2001, chi trả chế độ ốm đau cho 1.181.547 người với số tiền 130.697 triệu đồng, chi trả chế độ thai sản cho 79.367 người với số tiền 218.259 triệu đồng. Năm 2002 chi trả cho chế độ ốm đau 107.822 triệu đồng, cho chế độ thai sản 278.230 triệu đồng, cao hơn so với năm 2001. Khi phát sinh các trường hợp ốm đau- thai sản, người lao động và người sử dụng lao động phải lập đầy đủ hồ sơ theo qui định nộp cho cơ quan BHXH. Sau đó, dựa trên cơ sở hồ sơ, chứng từ gốc, cơ quan BHXH thanh tốn bằng tiền mặt thơng qua đơn vị sử dụng lao động. Việc giải quyết các chế độ này thông qua hồ sơ, chứng từ tạo điều kiện cho cơ quan BHXH chi trả nhanh chóng, đơn giản.

Đối với chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, do điều kiện kinh tế nước ta cịn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cịn chậm đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ, mặt khác, qui trình vệ sinh lao động và ý thức của người lao động chưa tốt nên trong những năm qua, số vụ tai nạn lao động và số người mắc bệnh nghề nghiệp có chiều hướng tăng lên cả về quy mô lẫn mức độ thiệt hại. Điều đó dẫn đến số lượng người hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ quỹ BHXH tăng. Năm 2001, có 410 người chết do tai nạn lao động, quỹ BHXH

phải chi trả 2.066 triệu đồng; số người hưởng 1 lần là 2063 người với số tiền 2. 705 triệu đồng; số người hưởng hằng tháng 9031 người với số tiền 12.784 triệu đồng. Năm 2002, số tiền chi cho tai nạn lao động và phục vụ tai nạn lao động lên tới 36.155 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước chi trả 16.565 triệu đồng. Khi người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, sau khi điều trị ổn định thương tật sẽ được cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động, trên cơ sở đóchi trả 1 lần hoặc hằng tháng.

Về chế độ nghỉ dưỡng sức: thực hiện Quyết định 37/2001/QĐ- Ttg ngày 21/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ, từ tháng 6/2001, BHXH cịn thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức cho 118. 119 người với số tiền 91.708 triệu đồng. Năm 2002, số tiền chi này là 124.889 triệu đồng. Chế độ này do thủ trưởng các cơ quan, đơn vị kết hợp với Cơng đồn quyết định đối tượng đủ điều kiện và tổ chức cho người lao động nghỉ dưỡng sức, sau đó quyết tốn với cơ quan BHXH.

Về chế độ bảo hiểm y tế, năm 2002, ngân sách nhà nước chi trả 167.035 triệu đồng, kinh phí do quỹ BHXH bảo đảm là 30.364 triệu đồng. Nhờ việc bảo đảm chế độ này, vấn đề ốm đau bệnh tật của người lao động đã được giải quyết khá thoả đáng. Ngồi ra, BHXH cịn chi nhiều chế độ bảo hiểm khác như chi cho trang cấp dụng cụ chỉnh hình (năm 2002 chi 33 triệu đồng); công nhân cao su (năm 2002 - 1.614 triệu đồng); tiền tuất (thường xuyên và 1 lần) (năm 2002 - 199.128 triệu đồng); mai táng phí (năm 2002 - 41.127 triệu đồng); chi cho cán bộ xã phường (năm 2002 - 17.400 triệu đồng).

Về việc thực hiện các chế độ dài hạn: do hệ thống BHXH ở nước ta dang trong q trình chuyển đổi nên có nhiều đối tượng đã hưởng các chế độ dài hạn hoặc đã tham gia BHXH (chưa đóng góp vào quỹ BHXH) trước khi có Điều lệ BHXH mới (1/1/1995). Tiền chi trả hoặc đóng góp cho đối tượng này d o ngân

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh

sách nhà nước bảo đảm và hằng tháng ngân sách nhà nước phải chuyển qua cho quỹ BHXH. Như vậy, cùng một lúc BHXH Việt Nam phải thực hiện việc chi trả cho 2 nhóm đối tượng theo 2 nguồn chi trả khác nhau. Dù là đối tượng nào thì BHXH cũng thực hiện chi trả đúng kỳ, kể cả trường hợp ngân sách nhà nước chưa kịp chuyển tiền cho quỹ BHXH. Số đối tượng hưởng chế độ dài hạn qua các năm được trình bầy ở biểu 1.

Biểu 1: Số ngƣời hƣởng BHXH hằng tháng (chƣa tính bảo hiểm y tế)

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 (Nguồn: BHXH VN)

Mặc dù số đối tượng hưởng các chế độ dài hạn lớn và phân tán ở hầu khắp các địa phương trong phạm vi cả nước nhưng sau mỗi lần Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu, ngành BHXH cũng tập trung điều chỉnh mức trợ cấp cho các đối tượng kịp thời, bảo đảm chi trả đúng kỳ, đầy đủ. Riêng năm 2002, tổng

số tiền chi cho lương hưu là 6.393.618 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước chi trả 4.968.740 triệu đồng.

Cơ quan BHXH tiến hành chi trả các chế độ dài hạn theo cách thức ký hợp đồng với các đại lý chi trả ở cấp xã, phường để chi trả tận tay cho đối tượng. Bảodảm chi trả nhanh chóng, thuận tiện, đầy đủ. Mặt khác, đại lý chi trả cũng giúp cơ quan BHXH nắm chính xác tình hình tăng, giảm đối tượng hưởng BHXH ở địa bàn, giúp ngành phát hiện được những đối tượng hết hạn hoặc không đủ điều kiện hưởng, hạn chế tiêu cực xảy ra.

Ngành BHXH còn tạo điều kiện cho đối tượng dễ dàng thay đổi nơi nhận tiền chế độ nếu vì một lý do nào đó mà người hưởng chế độ đi nghỉ dài ngày hoặc chuyển chỗ ở đến một địa phương khác.

2. 3. 1. 3- Tình hình cấp sổ BHXH:

Cơng tác cấp sổ BHXH là một trong những khâu cải cách hành chính nhằm đem lại sự phục vụ thuận lợi nhất cho người lao động và ngườ i sử dụng lao động. Trước đây, việc giải quyết các chế độ cho người lao động thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng vì cần nhiều loại giấy tờ làm căn cứ. Những loại giấy tờ này thường bị mất, bị thiếu dẫn đến việc giải quyết khơng chính xác và dễ nảy sinh tiêu cực. Đến nay, toàn ngành thực hiện việc giải quyết chế độ BHXH trong vòng từ 5 ngày đến 25 ngày và được hầu hết các đơn vị sử dụng lao động và người lao động hoan nghênh. Hiện nay, BHXH Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ đến từng người lao động thông qua việc đăng ký tham gia BHXH và cấp sổ BHXH. Tính đến hết năm 2001, tồn ngành đã cấp được 3.872.594 sổ BHXH. Sổ BHXH là phương tiện thực hiện công khai, dân chủ, là căn cứ pháp lý để hưởng các chế độ BHXH.

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh

Việc thực hiện BHXH trong thời gian qua tuy chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu của ngành cũng như chưa đảm bảo quyền hưởng BHXH cho mọi người lao động trong xã hội, nhưng BHXH Việt Nam đã cố gắng nỗ lực trong việc tìm kiếm các biện pháp nhằm làm cho BHXH thực sự là một chính sách xã hội lớn của nước ta.

2. 3. 1. 4- Thu chi BHXH:

Tình hình thu BHXH

Chính sách BHXH hiện nay đang được thực hiện nhằm đạt tới mục tiêu là tạo nên một quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước, thực hiện bảo đảm về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động. Từ đó, thu BHXH trở thành nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH.

BHXH Việt Nam có trách nhiệm thu từ người lao động và người sử dụng lao động theo qui định của nhà nước, hằng tháng BHXH thu bằng 20% tổng quỹ lương của đơn vị, trong đó người lao động đóng 5% tiền lương tháng (lương chính và phụ cấp), người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương. Số người tham gia BHXH và số thu BHXH năm sau cao hơn năm trước.

Như vậy, sau 8 năm hoạt động, công tác thu BHXH ngày càng thuận lợi và đi vào ổn định. Số lượng người tham gia BHXH và số thu BHXH tăng lên hằng năm.

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm sau tăng so với năm trước là 5, 6% (số liệu chi tiết xin xem ở biểu 2, trang 74)

Biểu 2: Số thu BHXH từ năm 1995 đến năm 2002 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

(Nguồn: BHXH Việt Nam, riêng năm 1995 là số liệu của nửa cuối năm)

Số thu BHXH bình quân năm sau tăng so với năm trước là: 24, 29%. Tính đến 31/12/2002, tổng số thu BHXH là: 33.112.722 triệu đồng.

Có được kết quả đó là do:

BHXH Việt Nam đã có những chủ trương, định hướng đúng đắn, tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụ thu BHXH ngày càng đạt kết quả cao hơn.

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh

Cán bộ, nhân viên trong toàn ngành BHXH đã nỗ lực trong việc vận động, tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH theo luật định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Việc triển khai công tác cấp sổ BHXH đã tạo được niềm tin cho người lao động và bước đầu nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH của người lao động, tránh tình trạng khai giảm số lao động và quỹ tiền lương của đơn vị sử dụng lao động.

Hệ thống các văn bản pháp lý do nhà nước và các cơ quan chức năng ban hành phục vụ cơng tác BHXH ngày càng hồn thiện.

Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH đã đảm bảo công việc quản lý đối tượng tham gia BHXH và số thu BHXH chặt chẽ, chính xác.

Nền kinh tế nước ta có mức tăng trưởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị đạt hiệu quả dẫn đến đời sống của người lao động được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và đóng BHXH.

Tình hình chi:

Chi trả các chế độ BHXH là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngành BHXH. quỹ BHXH phần lớn được dùng để chi cho các chế độ BHXH. Trong những năm đầu sau khi BHXH Việt Nam được thành lập, quỹ BHXH chủ yếu thực hiện chi trả các chế độ ngắn hạn cho người lao động, số đối tượng hưởng chế độ dài hạn rất ít và xu hướng tăng dần chỉ diễn ra vào những năm gần đây.

Quỹ BHXH sử dụng để chi trả cho các đối tượng được hưởng các chế độ BHXH gồm:

1. Lương hưu (thường xuyên và một lần)

2. Chi trả cho người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, trang cấp dụng cụ chỉnh hình và người phục vụ người bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

3. Chi trả chế độ ốm đau, 4. Chi trả chế độ thai sản,

5. Tiền tuất (định suất cơ bản và ni dưỡng), mai táng phí, 6. Tiền mua bảo hiểm y tế,

7. Tiền chi cho cán bộ xã phường, 8. Tiền chi cho công nhân cao su, 9. Tiền chi nghỉ ngơi, dưỡng sức,

10. Lệ phí chi trả.

Ngồi ra quỹ BHXH cịn được sử dụng để chi cho hoạt động sự nghiệp của hệ thống BHXH bao gồm:

- Chi quản lý thường xuyên; - Trích qũi khen thưởng phúc lợi;

- Chi đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị.

Biểu 3: Các khoản chi từ quỹ BHXH giai đoạn 1995 - 2002 (chƣa tình BHYT) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Oanh

2001 2002

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Qua biểu 3 ta thấy, khoản chi cho các chế độ BHXH tăng hằng năm với tốc độ năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2002, tiền chi BHXH tăng vọt (gấp 4, 07 lần so với năm 2001). Nếu tính cả bảo hiểm y tế thì tổng số cho BHXH là 8.256.269 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp 6.188.944 triệu đồng. Sở dĩ như vậy là do số lượng người hưởng các chế độ dài hạn tăng dần sau khi hệ thống BHXH được thành lập. Nếu năm 1995, chỉ có 976 người hưởng các chế độ dài hạn từ quỹ BHXH thì năm 1996 là 20.618 người, năm 1997 là 43.566 người, năm 1998 là 70.077 người, năm 1999 là 105.303 người, năm 2000 là 145. 730 người và năm 2001 là 185.553 người.

Chi cho hoạt động sự nghiệp cũng tăng nhưng tăng chậm và có xu hướng chững lại do số cán bộ ngành BHXH không tăng (không tăng biên chế), đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chỉ tập trung vào giai đoạn đầu khi hệ thống mới thành lập.

Tình hình cân đối quỹ

Trong giai đoạn từ 1995 - 2001, do quỹ BHXH chủ yếu dùng chi trả cho hai chế độ ngắn hạn ốm đau, thai sản, số người hưởng các chế độ dài hạn ít nên số tiền chi trả chế độ chỉ chiếm 10% - 20% so với số thu BHXH từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, chênh lệch giữa thu từ sự đóng góp của người tham gia và chi trả chế độ là rất lớn. Có thể thấy điều đó qua biểu 4.

Biểu 4: Chênh lệch giữa thu BHXH và chi BHXH giai đoạn 1995 - 2001

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

(Nguồn: BHXH Việt Nam)

Biểu 4 chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch giữa thu từ đóng góp của bên tham gia BHXH và chi trả chế độ. Tuy nhiên, ngồi khoản thu từ đóng góp, quỹ BHXH cịn có nguồn lãi do đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi và các khoản thu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hệ thống bảo hiểm xã hội ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w