2 THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA BHXH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hệ thống bảo hiểm xã hội ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 68)

2. 1 2 Những yêu cầu mới đối với hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam

2.2. 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA BHXH VIỆT NAM

chia các địa bàn quản lý hành chính hiện hành. Mơ hình tổ chức BHXH này có ưu điểm là bước đầu tạo thuận lợi cho các bên tham gia bảo hiểm thực hiện cơng việc đóng và nhận BHXH đi lại và liên hệ với cơ quan BHXH dễ dàng.

2. 2. 1. 2- Thực trạng hoạt động của các cấp quản lý trong hệ thống

BHXH:

Xuất phát từ yêu cầu quản lý thống nhất quỹ BHXH, mơ hình và tổ chức bộ máy quản lý của BHXH Việt Nam theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương về cơ bản là hiệu quả và hợp lý. Nhìn chung, bộ máy BHXH đã hồn thành được các nghiệp vụ quản lý thu, chi quỹ BHXH, quản lý các đối tượng đóng và hưởng chế độ BHXH theo qui định của Chính phủ.

Nếu xét ở từng cấp quản lý của hệ thống BHXH thì cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp vẫn cần có sự đổi mới và bổ sung. Rõ ràng, trong bộ máy BHXH vẫn chưa có một số bộ phận mà thiếu nó, hoạt động BHXH sẽ thiếu đi những nội dung cơ bản trong hoạt động như bảo hiểm thất nghiệp , bảo hiểm tuổi già cho những người tàn tật, phụ cấp con, v. v… Vấn đề này đã được đề cập ở trên.

2. 2. 2 - THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CỦA BHXH VIỆT VIỆT

NAM

2.2.2.1 - Về tổng thể nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ các cấp:

Hiện nay, tổng số cán bộ của BHXH Việt Nam (kể cả bộ phận bảo hiểm y tế sau khi sát nhập) khoảng 6. 000 người thuộc biên chế và khoảng 1500 người làm hợp đồng.

Trong đó phân loại ra một số chỉ tiêu chính:

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh

Ở trung ương :

+ Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam: 6 người (có cả bảo hiểm y tế )

+ Tổng Giám đốc: 1 người + Phó Tổng Giám đốc: 2 người

+ Trưởng ban và tương đương: 7 người + Phó Trưởng ban và tương đương: 16 người Ở địa phương :

+ Giám đốc BHXH tỉnh: 64 người + Phó Giám đốc BHXH tỉnh: 72 người

+ Trưởng phịng: 363 người + Phó Trưởng phịng: 90 người

+ Giám đốc BHXH huyện: 579 người + Phó Giám đốc BHXH huyện: 191 người b. Số công chức, viên chức ở các cấp, bao gồm:

Ở trung ương:

+ Cơ quan BHXH Việt Nam có: 300 người trong biên chế Ở địa phương:

+ BHXH cấp tỉnh có: 4480 người + BHXH cấp huyện có: 3160 người

2.2.2.2 - Về chất lƣợng đội ngũ cán bộ, viên chức:

Cùng với yêu cầu về phẩm chất chính trị, u cầu về trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhân viên trong hệ thống BHXH Việt Nam cũng luôn được coi trọng

a. Đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý:

Đội ngũ này bao gồm : Hội đồng quản lý; Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc; Trưởng ban, các Phó Trưởng ban; Giám đốc BHXH cấp tỉnh, các Phó Giám đốc BHXH cấp tỉnh; các Trưởng phịng, các Phó Trưởng phịng; Giám đốc BHXH cấp huyện, các Phó Giám đốc BHXH cấp huyện. Hầu hết số cán bộ này đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó 90% đội ngũ cán bộ ở cấp tỉnh có trình độ từ đại học trở lên. Con số này ở cấp huyện vào khoảng 50%. Số cán bộ chưa có trình độ đại học hiện nay hầu hết đang tham gia vào các chương trình đào tạo đại học theo các hình thức như đào tạo tại chức, chuyên tu, từ xa…

Ở cấp trung ương, 100% cán bộ trong biên chế có trình độ từ đại học trở lên, trong đó khoảng trên 0,13% có trình độ sau đại học.

+ Tiến sĩ: 13 người + Đại học: 3715 người

+ Trung cấp nghiệp vụ: 2874 người + Sơ cấp nghiệp vụ: 1238 người b. Đối với công chức, viên chức:

Phần lớn cán bộ trong ngành BHXH ở Việt Nam - đặc biệt là số cán bộ từ cấp tỉnh trở lên, đều được đào tạo về nghiệp vụ ở các trường đại học theo các ngành học phù hợp với lĩnh vực làm việc của mình.

Tuy nhiên, trình độ của một bộ phận cán bộ ở cấp huyện còn hạn chế. Vẫn cịn một số ít cán bộ có trình độ văn hố, nghiệp vụ và lý luận chưa cao do mới được chuyển sang từ các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bảo hiểm y tế từ trung ương đến địa phương. Số cán bộ này quen với cách làm việc cũ, phần lớn không được đào tạo cơ bản về công tác BHXH (thực chất chưa có trường đào tạo chuyên ngành BHXH), họ làm việc do tĩnh luỹ kinh nghiệm là chính. Sau khi chuyển sang BHXH Việt

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế Oanh

Nam, số cán bộ này đều đã tham gia vào các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn của ngành nên đa phần bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của cơng việc.

Ngồi các u cầu về trình độ nghiệp vụ chun mơn, nhìn chung đội ngũ cán bộ của ngành BHXH ở Việt Nam đều đã tham gia ít nhất một khoá học tiếng Anh và một khố học vi tính từ trình độ A trở lên. Điều này đã góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của ngành, mở ra khả năng áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực BHXH.

Trong đội ngũ cán bộ của BHXH Việt Nam hiện nay vẫn cịn tình trạng " vừa thừa, vừa thiếu". Thừa những người chưa đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai doạn hiện nay. Thiếu những người có năng lực trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu cơng việc.Ngun nhân dẫn đến tình trạng đó là do:

+ Cơ cấu cán bộ, cơng chức hiện có khơng tương ứng với cơ cấu công việc, hơn nưa việc tiếp nhận số cán bộ mới chưa xuất phát từ yêu cầu công việc chuyên môn về BHXH.

+ Do khơng có tuyển dụng mà chủ yếu thu nhận cán bộ từ các nguồn khác nhau, không theo chuyên ngành BHXH; tình trạng đội ngũ cán bộ khơng đồng bộ; trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành, nhất là trong cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay của BHXH Việt Nam nằm trong thực trạng chung, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu đều có nhiều mặt chưa ngang tầm với địi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hệ thống bảo hiểm xã hội ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w