Khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu và sự suy giảm mạnh của nhiều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

1.3. Tổng quan về thịtrƣờng EU

1.3.2.1. Khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu và sự suy giảm mạnh của nhiều

kinh tế châu Âu

Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã có những tác động mạnh đến nền kinh tế EU. Theo số liệu của Eurostat (cơ quan thống kê của EU), GDP của cả khu vực Euro và toàn khối EU trong đều giảm. Tăng trƣởng GDP của EU chỉ đạt khoảng 1% trong năm 2008. Khủng hoảng tài chính tồn cầu đã khiến hàng loạt ngân hàng tại châu Âu lâm vào cảnh vỡ nợ. Chính phủ các nƣớc phải chi hàng trăm tỷ USD để mua lại cổ phần của các ngân hàng cũng nhƣ tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng tiền tệ. Tình hình tiếp tục có những diễn biến phức tạp vào những tháng cuối năm, khi nguy cơ lạm phát đã cơ bản đƣợc đẩy lùi thì EU lại chuyển sang rơi vào nguy cơ suy thoái kinh tế (một số nƣớc nhƣ Italia, Tây Ban Nha, Đức đã chính thức bị suy thối), cũng nhƣ sƣ suy giảm trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Để đối phó với tình hình này, Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu (ECB) và một số ngân hàng quốc gia thành viên đã liên tục hạ lãi suất cơ bản. Bên cạnh đó, ngày 11- 12/12/2008, tại kỳ họp thƣợng đỉnh năm 2008 của Hội đồng châu Âu, các nƣớc EU đã nhất trí thơng qua gói kế hoạch trị giá 200 tỉ EUR ( tƣơng đƣơng gần 260 tỷ USD) với các mục tiêu kích thích tiêu dùng và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế

toàn khối. Từng nƣớc thành viên EU cũng đã công bố những kế hoạch cứu nguy nền kinh tế của riêng mình trị giá hàng chục tỉ USD. Về phần mình Ủy ban châu Âu (EC) cũng cơng bố một kế hoạch trị giá 5 tỉ EUR (tƣơng đƣơng 6,4 tỉ USD) từ ngân sách chung của khối để nâng cao khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên EU thông qua đẩy mạnh đầu tƣ cho ngành năng lƣợng. Gần đây nhất cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, đã đƣa ra một thỏa thuận nhằm đƣa khu vực này thoát khỏi khủng hoảng. Thỏa thuận này đã đề ra một loạt các nội dung, bao gồm việc hối thúc khu vực tƣ nhân tham gia giảm nợ cho Hy Lạp, tái cơ cấu vốn các ngân hàng và tăng cƣờng quy mô quỹ cứu trợ thêm 440 tỷ EUR (lên thành 1.000 tỷ EUR). Các ngân hàng tƣ nhân đã phải cắt giảm trên danh nghĩa 50% khối lƣợng đầu tƣ của mình vào trái phiếu của Hy Lạp (tƣơng đƣơng 100 tỉ EUR) để giúp giảm gánh nặng cho quốc gia này.

Ngày 27/12/2010 “Báo cáo tình hình kinh tế" do Hội đồng châu Âu (EC) công bố đã đƣa ra dự báo tƣơng đối ảm đạm về triển vọng tăng trƣởng của các nền kinh tế khu vực. Dự đoán, tăng trƣởng GDP năm 2011 của nền kinh tế đầu tàu Đức chỉ đạt mức 2,2%, trong khi Ireland: - 0,2%, Hy Lạp: -3%, Tây Ban Nha: -1%. Nếu kinh tế tăng trƣởng khơng đủ mạnh, Chính phủ các nƣớc EU sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện thị trƣờng việc làm, nhất là khi tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của toàn EU ƣớc khoảng 9,6% và của Eurozone là 10,1% ( Hà Lan là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở mức là 2,8%, trong khi ở Đức là 7,6%, còn ở Pháp là 8,8%).

Bên cạnh tốc độ tăng trƣởng chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp cao, vấn đề thâm hụt ngân sách của hầu hết các nƣớc EU cũng trong tình trạng báo động. Theo số liệu chính thức mới đƣợc cơng bố của cơ quan thống kê Eurostat, Anh là nƣớc có tỷ lệ thâm hụt ngân sách cao thứ 3 với 10,4% GDP năm 2010, trên cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Dẫn đầu danh sách thâm hụt là Ireland với tỷ lệ 32,4% GDP, cao hơn so với mức dự báo 32,3%. Hy Lạp đứng ở vị trí thứ 2 với 10,5% khi nƣớc này cũng phải nhờ đến khoản cứu trợ trị giá 110 tỷ EUR vào năm 2010. Thống kê mới nhất chỉ ra rằng dù thâm hụt đã giảm so với năm trƣớc đó (15,4%), nhƣng con số này vẫn cịn cao hơn mức dự báo 9,6% mà EU và IMF đã đƣa ra vào cuối năm 2010

Ngoài ra, tổng số nợ năm 2010 của EU chiếm 79,1% GDP và nợ của các nƣớc Eurozone chiếm tới 84,1% GDP, vƣợt xa con số quy định là 60%. Cuộc “khủng hoảng nợ” bắt nguồn từ các nƣớc Hy Lạp, Ireland hiện đang có nguy cơ lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia và bao trùm toàn châu Âu, buộc Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu phải cứu trợ khẩn cấp. Số liệu điều tra cho biết tổng số nợ của ba nƣớc Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha đã lên tới 1.000 tỉ EUR. Các nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng nợ chắc chắn sẽ tác động xấu tới thị trƣờng tiền tệ châu Âu và nếu không tiến hành các phƣơng án cứu trợ khẩn cấp, khả năng tan vỡ của Eurozone cao tới 100%. Bởi vậy, Eurozone buộc phải thiết lập quĩ cứu trợ khẩn cấp tới 1.000 tỉ EUR, cấp cho Ireland 85 tỉ EUR, cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mỗi nƣớc 23 tỉ EUR.

Khi thâm hụt ngân sách tăng cao, nhiều khoản nợ ngắn hạn đến kỳ phải trả buộc một số nƣớc trong khu vực EU phải phát hành trái phiếu Chính phủ. Theo ƣớc tính của Viện Tài chính quốc tế, các Chính phủ châu Âu hiện cần vay khoảng 3.000 tỷ USD để trả nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi tức trái phiếu Chính phủ các nƣớc này liên tục tăng cao khiến nguy cơ vỡ nợ trên thị trƣờng trái phiếu ngày càng hiện hữu. Trong hai tuần đầu tháng 12/2010, trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Chính phủ Tây Ban Nha có tỷ lệ lợi tức tới 5,5%, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Tỷ lệ lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Chính phủ Đức - nền kinh tế mạnh nhất EU cũng tăng lên 3%.

Ngày 7/4/2011, Ngân hàng Trung ƣơng châu Âu (ECB) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, từ mức 1% lên mức 1,25% sau khi Bồ Đào Nha trở thành “nạn nhân” mới nhất của cuộc khủng hoảng nợ và thâm hụt ngân sách tại khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone). Đây là lần đầu tiên ECB nâng lãi suất cho vay kể từ tháng 7/2008. Các chun gia tài chính nhấn mạnh, trƣớc tình trạng tỉ lệ lạm phát tăng cao và thực tế các nền kinh tế chủ chốt trong Eurozone nhƣ Áo, Pháp, Đức và Hà Lan đang có mức tăng trƣởng ổn định, thì mức lãi suất 1% là quá thấp. Lạm phát tại khu vực đồng Euro đã tăng liên tiếp trong 4 tháng đầu năm 2011, lên 2,6%, cao hơn so với mức mục tiêu đặt ra dƣới 2% của ECB và chƣa có dấu hiệu

dừng lại trong bối cảnh giá dầu mỏ, lƣơng thực và nhiều loại hàng hóa khác đều đang tăng cao. Động thái tăng lãi suất cơ bản của ECB xuất hiện trong bối cảnh Bồ Đào Nha vừa thơng báo sẽ tìm kiếm gói cứu trợ tài chính từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hiện thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha đã ở mức 8,6% GDP năm 2010, cao hơn mức mục tiêu 7,3% GDP của Chính phủ nƣớc này và vƣợt xa mức giới hạn 3% GDP theo quy định của EU.

Tuy nhiên, do khủng hoảng rất nghiêm trọng nên kinh tế châu Âu chƣa thể phục hồi ngay đƣợc. “Báo cáo tình hình kinh tế” của Hội đồng Châu âu ngày 27/12/2010 dự kiến tăng trƣởng GDP năm 2010, 2011 và 2012 của EU lần lƣợt là 1,8%, 1,7% và 2% và của Eurozone lần lƣợt là 1,7%, 1,5% và 1,8%. Đức là nƣớc có kinh tế sáng sủa nhất, nhƣng GDP năm 2011 của nƣớc này chỉ tăng trƣởng 2,2%, Pháp 1,6%, Ireland - 0,2%, Hy Lạp -3%, Tây Ban Nha -1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trƣởng của các nƣớc Mỹ, Nhật Bản, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB điều chình chính sách thương mại quốc tế của EU ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w