chương trình xây dựng nơng thơn mới
Nguồn vốn huy động càng cao thì khả năng mở rộng tín dụng cho chương trình xây dựng nơng thơn mới càng lớn. Và ngược lại, theo cơ chế điều hành
hiện tại, nguồn vốn huy động thấp sẽ bị hạn chế cho đầu ra của tín dụng. Do vậy, tăng cường huy động các nguồn vốn phải đặt lên hàng đầu và phải được xem là giải pháp trọng yếu, quyết định khả năng của tín dụng.
Giải pháp tăng cường huy động các nguồn vốn cho tín dụng thể hiện tập trung ở 2 mặt chủ yếu: từ dân cư và từ các tổ chức KT-XH trên địa bàn.
3.4.1.1. Huy động vốn từ dân cư
Nguồn vốn huy động từ dân cư được xác định là nguồn vốn căn bản và quan trọng do tính ổn định và khả năng tiềm tàng của nó. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư trong tổng nguồn vốn huy động càng cao thì tính ổn định của nguồn vốn càng lớn và do đó, khả năng đầu tư của tín dụng NHNo&PTNT vào KT-XH càng cao. Để huy động có hiệu quả nguồn vốn này, cần triển khai tốt các giải pháp cụ thể sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động huy động
vốn của NHNo&PTNT bằng nhiều hình thức sinh động và hiệu quả.
Kết hợp các hình thức truyền thống như thơng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi, niêm yết công khai các dịch vụ tại các điểm tập trung dân cư với các hình thức mới như nâng cấp và xây dựng bảng tin điện tử, tổ chức phát thanh tuyên truyền tại trụ sở giao dịch và nơi tập trung dân cư; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu dịch vụ Agribank...
Tổ chức cho CBVC ngân hàng trực tiếp làm việc với các tầng lớp dân cư, các tổ chức xã hội trên địa bàn để tuyên truyền, quảng bá hoạt động huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác. Tổ chức các buổi họp dân ở các thơn xóm, cụm dân cư... giúp người dân thấu đáo các hoạt động ngân hàng, kết hợp với các công việc tư vấn về sản xuất, kinh doanh, và các mặt khác của đời sống.
Chú trọng đưa dịch vụ huy động vốn đến các cơ quan, đơn vị có lực lượng lao động đơng đảo và thu nhập của người lao động tương đối ổn định, như giáo dục, y tế, quân sự, các cơ sở SXKD may mặc....
Hai là, vận dụng triệt để và linh hoạt các thể thức hình thức huy động vốn
theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuyệt đối bảo đảm nguyên tắc bảo mật trong huy động vốn.
Tuỳ theo tình hình, thực trạng về mức sống, tập quán, tâm lý của các tầng lớp dân cư, NHNo&PTNT cần phải vận dụng tốt các thể thức, hình thức huy động vốn hiện có, nhằm hấp dẫn, thu hút người có tiền chưa sử dụng gửi vào Ngân hàng. Trong đó chú trọng các thể thức tiết kiệm được nhiều người quan tâm như: Tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm gửi góp,... Các hình thức huy động qua kênh trái phiếu dài hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm trả lãi trước...
Bảo mật dữ liệu và nhân thân khách hàng, theo quy định của pháp luật là một trong những nguyên tắc quan trọng trong huy động vốn, làm cho khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào ngân hàng, yên tâm gửi tiền. Phải niêm yết công khai các nguyên tắc, điều kiện gửi, rút tiền, quy trình nghiệp vụ, chế độ bảo hiểm tiền gửi để khách hàng hiểu rõ được quy trình, quy chế làm việc của ngân hàng, quyền lợi chính đáng và hợp pháp của khách hàng.
Ba là, mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới huy động.
Linh hoạt trong việc bố trí sắp xếp cán bộ, kết hợp với cơ chế giao khoán chỉ tiêu cho tập thể và cá nhân cán bộ viên chức, nhằm vừa đáp ứng yêu cầu phát triển, vừa đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ và an toàn trong tất cả các khâu giao dịch. Tiến tới thành lập các điểm huy động vốn cố định tại một số tụ điểm tập trung đông dân cư, nhưng xa trụ sở làm việc của các Phòng giao dịch và trung tâm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện : Tại các làng nghề truyền thống như làng may Trạch Xá thuộc xã Hòa Lâm, làng bún Bặt thuộc xã
Liên Bạt, làng đàn Đào Xá thuộc xã Đông Lỗ, làng nghề khảm trai Cao Xá thuộc xã Trung Tú, làng tăm hương của Quảng Phú Cầu, là nơi tập trung đơng dân, thường xun có nhiều khách vãng lai qua lại...
Ngồi ra, cần xúc tiến thành lập các tổ huy động vốn lưu động, tổ chức chi trả hoặc thu tiền tiết kiệm tại nhà của khách đối với các món tiền lớn...
3.4.1.2. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn
Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn huyện (dưới đây gọi tắt là các tổ chức) có tính đặc thù là kém ổn định và thường xuyên biến động, thậm chí có thể có biến động rất lớn trong những thời gian và điều kiện nhất định.
Tuy nhiên, mặt tích cực khơng thể phủ nhận của nguồn vốn này là lãi suất huy động thấp, góp phần hạ thấp giá đầu vào, hạ thấp chi phí chủ yếu của hoạt động tín dụng. Do vậy, tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức này là giải pháp hỗ trợ tích cực cho hoạt động huy động vốn, tăng tính linh hoạt của tín dụng, tăng hiệu quả đích thực của tín dụng NHNo&PTNT trên địa bàn.
Để huy động được nguồn vốn này, ngoài các giải pháp đẩy mạnh quảng cáo tuyên truyền, đảm bảo nguyên tắc bảo mật, mở rộng và nâng cao năng lực mạng lưới huy động đã nêu, còn cần phải:
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn. Trong đó, chú trọng giữ vững các mối quan hệ truyền thống và tích cực xây dựng quan hệ tốt đẹp với các đối tác mới. Trong khn khổ các điều kiện tín dụng hiện hành, NHNo&PTNT sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu về vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp, đơn vị hoạt động. Đồng thời, NHNo&PTNT cũng là cầu nối trung gian giải quyết các yêu cầu về tiền tệ, thanh toán cho các tổ chức.
Giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trị của tín dụng NHNo&PTNT đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn được
cụ thể hoá bằng các nội dung cụ thể trên đây, chỉ phát huy tác dụng khi và chỉ khi nó được thực hiện một cách đồng bộ với các giải pháp khác về tín dụng, như: mở
rộng đối tương cho vay, đa dạng hố các hình thức tín dụng, hạn chế rủi ro, nâng cao
năng lực nội sinh của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.