Kiến nghị với nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu 0546 Giải pháp đầu tư tín dụng cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Ứng Hòa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 110 - 119)

Pháp luật quy định về quyền tài sản, quyền cá nhân, quyền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và trung gian tài chính liên quan tới tín dụng nơng nghiệp, nông thôn cần phải được xây dựng và áp dụng một cách toàn diện, nhất qn, đồng bộ. Khơng chỉ có vậy, các quy định này cần phải bảo đảm được tính cơng bằng giữa các chủ thể với nhau (khách hàng và trung gian tài chính) cũng như với các lĩnh vực tín dụng khác (nơng nghiệp, nơng thơn so với xây dựng, dịch vụ). Việc được pháp luật bảo đảm quyền lợi, phân định rạch ròi về phạm vi hoạt động, về quyền và trách nhiệm đối với các sản phẩm tài chính là cơ sở để các trung gian tài chính thực hiện tốt nhiệm vụ cấp tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng và đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ nói chung.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các biện pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực phải đối mặt với nhiều rủi ro về thời tiết, dịch bệnh trong khi thị trường bảo hiểm nông nghiệp thường phát triển sau các ngân hàng. Bảo hiểm nông nghiệp là lĩnh vực phức tạp, tốn kém và khả năng sinh lời thấp, rất dễ bị lỗ nên cần phải có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Để phát triển thị trường bảo hiểm, Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia bảo hiểm thơng qua phí bảo hiểm.

Việc kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vốn cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm, và người dân ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiệp cận nguồn vốn ngân hàng và tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng là cần thiết. Đồng thời cần cơ cấu lại nguồn vốn trong nước, đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư vào các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước hoạt động không hiệu quả để đầu tư vào lĩnh vực cần ưu tiên phát triển như lĩnh vực nơng nghiệp.

Đới với chính quyền địa phương

Thứ nhất: Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hộ sản xuất kinh doanh được cấp giấy phép kinh doanh thuận tiện, nhanh chóng.

Thứ hai: Đẩy nhanh tiến độ các dự án khu dân cư, khu đô thị, các vùng giải tỏa, chỉnh trang, bỏ các dự án treo để tạo điều kiện các hộ sản xuất kinh doanh, các làng nghề, công ty được ổn định đảm bảo đầu tư lâu dài.

Thứ ba: Tiếp tục phát huy những thành công trong công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện tối đa cho các thành phần kinh tế nói trên được tiếp cận các cơ hội kinh doanh một cách bình đẳng, yên tâm đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào những dự án lớn nên dành những cơ hội thích đáng và phù hợp để phát huy nội lực kinh tế địa phương, thu hút đầu tư trong nước. Tạo điều kiện cho NHNo&PTNT tiếp cận để tư vấn và nghiên cứu đầu tư tiền khả thi hoặc khả thi đối với các dự án lớn, mang tính tập trung, chuyên canh dành cho hộ SXKD, trang trại do chính quyền thành phố bảo trợ hoặc ủng hộ.

Thứ tư: Chỉ đạo các ban ngành nghiên cứu rút ngắn thời gian, thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp và lệ phí.

Thứ năm: Có chủ trương chính sách khuyến khích kinh tế hộ tham gia vào lĩnh vực kinh tế có lợi thế của địa phương như: Chế biến nơng sản, kinh tế dịch vụ du lịch và các làng nghề truyền thống.

Thứ sáu: Cần có sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với NHNo&PTNT trong việc giữ vững kỷ cương pháp luật trong hoạt động tín dụng, nhất là tín dụng của NHNo&PTNT. Cương quyết xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các trường hợp cố tình chiếm dụng vốn Ngân hàng. Đây phải là cơng việc được duy trì thường xun, liên tục.

Tăng cường thời gian, cường độ làm việc của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự huyện, chú trọng tập trung xử lý các vụ án tín dụng tồn đọng, người vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình chiếm dụng vốn tín dụng của NHNo&PTNT, ảnh hưởng đến hoạt động chung của NHNo&PTNT, tác động xấu vào trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế tại địa phương.

3.5.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Khuyến khích các TCTD chưa cho vay phát triển nông nghiệp, nông thơn tích cực cho vay phát triển nơng nghiệp, nơng thơn: Mặc dù không quy định thành văn

bản nhưng điều kiện mà NHNN hiện nay đang áp dụng đối với tái cấp vốn cho vay

nông nghiệp, nông thôn là địi hỏi các ngân hàng phải có tỷ lệ cho vay lĩnh vực này

cao. Tuy nhiên, khi đó, những ngân hàng chưa hề cho vay nông nghiệp, hoặc đã,

đang cho vay với tỷ lệ nhỏ lại khơng thể đáp ứng được u cầu, khi đó, càng khó

khăn hơn cho các ngân hàng.

- Giảm phí truy cập thơng tin tín dụng đối với trường hợp cho vay các món nhỏ: Hoạt động cho vay nơng nghiệp, nơng thơn chưa thực sự thu hút được sự quan

tâm của các TCTD một phần là do chi phí cho vay lớn trong khi số tiền của từng

món vay lại nhỏ nên lợi nhuận đem lại cho các TCTD không cao. Do vậy NHNN

3.5.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

- Bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho chi nhánh, để chi nhánh đầu tư theo chiều sâu, tăng cường nguồn thêm cán bộ cho chi nhánh, thành lập thêm phòng nghiên cứu sản phẩm mới, nhằm đưa ra được nhiều sản phẩm, tạo sự khác biệt về sản phẩm đối với các TCTD khác góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường. Cũng như phát triển hiệu quả các cơng cụ Marketing trong tồn chi nhánh;

- Tăng cường năng lực tài chính, đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát triển nơng nghiệp, nông thôn: ngân hàng cần chú trọng củng cố

và mở

rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận vốn

vay, các

sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, áp dụng mơ hình ngân hàng lưu động giúp

người dân gửi tiền, vay vốn và trả nợ thuận tiện. Tăng cường phối hợp với các tổ

chức chính trị, xã hội trong cho vay hộ sản xuất, đẩy mạnh cho vay theo tổ, nhóm.

Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hộ nông dân dễ dàng khi

vay vốn. Xây dựng các cơ chế, chính sách cho vay theo từng sản phẩm riêng biệt,

từng lĩnh vực, ngành hàng phù hợp với quá trình sản xuất, chế biến, từng loại cây

trồng, vật nuôi. Ngân hàng cũng cần thiết kế các khoản vay có tính chất mùa

vụ, phát

thẩm định các dự án để không bỏ qua những dự án tốt là rất quan trọng. Các ngân hàng có thể tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm của một số nước có nền nơng nghiệp phát triển như Ân Độ, Thái Lan, Hàn Quốc,... nhằm học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý của các nước để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế khu vực này.

- Phân bổ nguồn vốn đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn một cách hợp lý về đối tượng, cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn vay: Các

số liệu

thống kê cho thấy, mặc dù nợ quá hạn của nông dân thường thấp hơn nhiều so với

con số của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp.

Thế nhưng các TCTD khơng nhiệt tình lắm trong việc cho các nông hộ vay. Một

trong các lý do là các nơng hộ chủ yếu vay những món nhỏ để đầu tư sản xuất

tại gia

đình với qui mơ manh mún. Vì vậy, các ngân hàng cần phải thay đổi quan điểm “chỉ

phục vụ khách hàng lớn”, mà cần dựa trên hiệu quả sử dụng vốn của người vay nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở nơng thơn.

- Quan tâm đến việc đầu tư tín dụng theo chuỗi giá trị nhằm khuyến khích đầu tư cho nơng nghiệp phát triển hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao

chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả vốn vay ngân hàng - Có cơ chế chính sách cho chi nhánh trích lại một phần lợi nhuận để mua

đất mở thêm điểm giao dịch, đầu tư nâng cấp các điểm giao dịch được khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn, tạo hình ảnh riêng của NHNo từ trang trí nơi làm

NHNo&PTNT loại III được trực tiếp làm đại lý tín dụng cho thuê tài chính, cụ thể là đối với các chi nhánh Cơng ty Cho th tài chính Agribank thuộc địa bàn quản lý.

- Thành lập bộ phận QTRR cho vay tại từng chi nhánh: Hiện nay, cơng tác phịng ngừa rủi ro chủ yếu do các cán bộ nghiệp vụ thực hiện, chưa có sự tách biệt giữa

cơng tác phịng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro với công tác chuyên mơn. Do vậy, giải pháp này nhằm tăng cường tính chủ động, chun mơn hóa trong cơng tác phịng ngừa,

hạn chế và xử lý rủi ro tín dụng tại từng chi nhánh.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ lâu ngày có chiều sâu, các lớp đào tạo về văn hóa ứng xử, văn hóa doanh nghiệp. Tổ chức thi nghiệp vụ chun mơn và có quy chế thưởng, nâng lương sớm đối với cán bộ thi đạt kết quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng đầu tư tín dụng Cho CTXDNTM của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Ứng Hòa, Chương 3 đã khái quát định hướng phát triển chương trình xây dựng nơng thơn mới trên điạ bàn huyện Ứng Hòa, Hà Nội, định hướng phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Ứng Hòa, và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT đối với chương trình xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn huyện Ứng Hòa, đồng thời mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với các bộ ngành trung ương, NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam, các cấp lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương sở tại, nhằm tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi hơn để tín dụng của NHNo&PTNT phát huy tối đa vai trị tích cực của mình đối với

KẾT LUẬN

Trên địa bàn các huyện ở nước ta hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM có vai trị chủ đạo, chủ lực và tín dụng của NHNo&PTNT cũng đang nắm giữ thị phần chủ yếu. Từ đó, việc nâng cao vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những vấn đề cấp bách không chỉ của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam mà còn là vấn đề của xã hội, góp phần cho việc sử dụng đắc lực cơng cụ tín dụng, tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Trong Luận văn này tác giả đã tập trung nghiên cứu, giải quyết những nội dung cơ bản sau:

1. Luận giải, làm rõ khái niệm chương trình xây dựng nơng thơn mới, vai trị và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư tín dụng ngân hàng nói chung và tín

dụng của NHNo&PTNT nói riêng đối với chương trình xây dựng nơng thơn mới

trên địa bàn huyện ở nước ta hiện nay.

2. Trên cơ sở dữ liệu, chứng cứ thực tiễn, Luận văn đã phân tích đánh giá đúng thực trạng hoạt động đầu tư tín dụng cho chương trình xây dựng nơng thơn

mới của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Rút

ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó để làm cơ sở đề ra định hướng và các giải pháp liên quan.

3. Khái quát định hướng phát triển chương trình xây dựng nông thôn mới trên điạ bàn huyện Ứng Hòa, Hà Nội, định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh huyện Ứng Hòa, Hà Nội và đề xuất một số giải pháp chủ

NHNo&PTNT Việt Nam, các cấp lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương sở tại, nhằm tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi hơn để tín dụng của NHNo&PTNT phát huy tối đa vai trị tích cực của mình đối với chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn mà Ngân hàng phục vụ.

Tác giả đã rất cố gắng để thực hiện luận văn của mình đạt kết quả cao nhất. Tuy nhiên khơng tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết về chiều sâu của đề tài. Vì vậy kính mong các thầy cơ trong hội đồng góp ý để luận văn được hồn chỉnh hơn.

Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Văn Luyện, người hướng dẫn khoa học và các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ứng Hòa, Hà Nội đã hỗ trợ và cung cấp số liệu giúp tác giả hoàn thành luận văn này một cách hồn chỉnh và có chất lượng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê thị Huyền Diệu (3/2000), “ Văn hoá kinh doanh ngân hàng”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ,

2. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh huyện Ứng Hòa, Hà Nội, Báo cáo

tổng kết hoạt động ngân hàng, báo cáo tín dụng 2012-2014.

3. Đỗ Tất Ngọc (4/2005), “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn”, Tạp chí tài chính tiền tệ,.

4. Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT chi nhánh Ứng Hòa năm 2012 - 2014

5 Lê Khắc Trí (2011), “Các NHTM Việt Nam với việc xây dựng và phát triển thương hiệu”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ,

6. TS Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê TP Hồ Chí Minh.

7. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP: Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển

nông nghiệp, nông thôn

8. Thông tư số 10/2015/TT-NHNN, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung

của nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,

ngày 22 tháng 07 năm 2015.

9. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ : Ban hành Chương trình

hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 28 tháng 10 năm 2008

10. Quyết định số 800/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, ngày 04 tháng 6 năm 2010

11.GS.TS. Vũ Văn Hoá và PGS.TS. Đinh Xuân Hạng “Lý thuyết tiền tệ”” - NXB Tài chính - Hà Nội năm 2007.

Một phần của tài liệu 0546 Giải pháp đầu tư tín dụng cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Ứng Hòa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 110 - 119)