Quản lý rủi ro trong chovay

Một phần của tài liệu 0546 Giải pháp đầu tư tín dụng cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Ứng Hòa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 104 - 106)

Hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm các hoạt động phịng ngừa từ xa, nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo sự an tồn và hiệu quả của vốn tín dụng. Đây là một giải pháp rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tín dụng NHNo&PTNT và do đó, nó sẽ là một đảm bảo của sự phát triển KT-XH trên địa bàn.

Để hạn chế rủi ro tín dụng trên địa bàn huyện hiện nay, các chi nhánh NHNo&PTNT cần chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Trước hết, phải làm tốt công tác phân loại khách hàng. Đây là một kỹ thuật

bắt buộc trong quản lý tín dụng, nhằm xác lập hồ sơ để phân loại nhằm có những phương cách và mức độ đối xử khác nhau. Căn cứ để phân loại khách hàng phải là q trình thực hiện quan hệ tín dụng với Ngân hàng, các tiêu chí về năng lực điều hành của bộ máy lãnh đạo, năng lực tài chính, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị tường tiêu thụ v.v.. Chất lượng của công tác phân loại khách hàng sẽ tác động đến chất lượng quản lý tín dụng, đảm bảo cho việc xác lập chính sách tín dụng cụ thể đúng đắn, hạn chế khả năng mất vốn do chủ quan, thiếu hiểu biết về khách hàng.

Hai là, nâng cao chất lượng hoạt động phòng ngừa rủi ro. Bao gồm tăng

cường chất lượng hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng, thực hiện nghiêm túc quy định về đảm bảo nợ vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, chấn chỉnh lại hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng phải được chấn chỉnh, trước hết là từ cơ sở. Cần trang bị lại nhận thức đầy đủ đối với đội ngũ cán bộ làm cơng tác thơng tin tín dụng về vai trị của việc cung cấp chính xác thơng tin dữ liệu và tác hại khó lường của nó, nếu thơng tin bị sai lệch. Phải chun mơn hố nghiệp vụ này và có chính sách cán bộ cần thiết, nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động thơng tin tín dụng, phịng ngừa rủi ro.

Trong điều kiện thách thức và cơ hội cùng tác động vào sự phát triển của KT- XH của cơ chế thị trường hiện nay, các quy trình đảm bảo nợ vay vẫn phải xác định là giải pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong các hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT. Tuy nhiên, thực hiện nghiêm túc các quy định về tài sản làm bảo đảm nợ vay, đăng ký giao dịch bảo đảm v.v.. hồn tồn khơng có nghĩa đây là yếu tố quyết định để cho vay, mà vấn đề quan trọng, quyết định cho

KT-XH của dự án và năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư. Do vậy, phải có sự cập nhật thơng tin đầy đủ về năng lực, tư cách của cá nhân và đơn vị vay vốn, cùng với thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo và quy định khác trong quá trình thẩm định, làm cơ sở quyết định đầu tư.

Cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ trong hoạt động tín dụng phải được đặt lên hàng đầu, nhằm ngăn chặn kịp thời những vi phạm có thể xảy ra, hạn chế rủi ro. Để làm được điều đó, trước hết phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ kiểm tra viên; đồng thời thực hiện nghiêm cơ chế hoạt động độc lập của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Phải chấm dứt ngay tình trạng một cán bộ vừa làm chuyên môn vừa phải kiêm nhiệm chức năng kiểm tra như hiện nay.

Rủi ro được xem là thuộc tính của các hoạt động kinh tế nói chung. Vấn đề là

phải biết hạn chế đến mức thấp nhất khả năng và tần suất rủi ro trong công tác điều hành kinh tế. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện vốn có mối quan hệ hữu cơ với tất cả các cấp, ngành, các chủ thể kinh tế, các tầng lớp dân cư... Mỗi động thái dù tích cực hay tiêu cực của tín dụng NHNo&PTNT đều có những ảnh hưởng nhất định đến tồn bộ sự phát triển của KT-XH địa phương. Do vậy, hạn chế rủi ro cho tín dụng NHNo&PTNT khơng chỉ tạo điều kiện cho tín dụng NHNo&PTNT phát triển mà cịn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của KT-XH trên địa bàn.

Một phần của tài liệu 0546 Giải pháp đầu tư tín dụng cho chương trình xây dựng nông thôn mới tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Ứng Hòa Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 104 - 106)