Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 86 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng ngoại thƣơng

3.3.2. Những mặt hạn chế

Mặc dù đã có nhiều nổ lực trong phát triển dịch vụ NHBL và đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định nhƣng hoạt động NHBL của VCB nói chung và VCB Thanh Hóa nói riêng vẫn cịn yếu, chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng và chƣa xây dựng đƣợc vị thế trên thị trƣờng bán lẻ đang cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Những hạn chế đó là:

Một là, kết quả về hoạt động dịch vụ bán lẻ chưa tương xứng với tiềm năng:

Thu dịch vụ bán lẻ đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh còn thấp (năm 2015 là 7%). Một số sản phẩm chủ đạo nhƣ: huy động vốn dân cƣ và tín dụng bán lẻ tuy có tăng trƣởng về quy mơ nhƣng mức tăng trƣởng

còn chậm

Hai là, sản phẩm dịch vụ bán lẻ chưa đa dạng, tiện ích chưa cao, chất

lượng dịch vụ bán lẻ chưa ổn định.

Các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ của VCB Thanh Hóa cịn mang tính truyền thống, đặc biệt là sản phẩm tín dụng, mới tập trung chủ yếu vào các dòng sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay cầm cố giấy tờ có giá; các sản phẩm: cho vay mua ô tô, cho vay thẻ Visa chƣa phát triển. Các dịch vụ còn đơn lẻ, thiếu liên kết giữa các sản phẩm, các doanh nghiệp để tạo ra nhóm sản phẩm, dịch vụ đồng bộ cho từng đối tƣợng khách hàng.

Sản phẩm huy động vốn thƣờng không cạnh tranh về lãi suất, các sản phẩm huy động vốn chủ yếu tâp trung ở loại tiền VND, các sản phẩm tiền gửi ngoại tệ chƣa đa dạng.

Thủ tục cho vay cá nhân còn rƣờm rà, còn cứng nhắc về thủ tục giấy tờ và các hình thức vay, thời gian giải ngân chậm.

Trình độ cơng nghệ và mức độ ổn định cơng nghệ trong sản phẩm chƣa cao: Vẫn xảy ra hiện tƣợng máy ATM, máy POS ngừng phục vụ do lỗi kỹ thuật, chất lƣợng tin nhắn chƣa ổn định. Trong giao dịch tại POS, việc kết chuyển đến tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ chậm.

Ba là, công tác truyền thông, phát triển thương hiệu chưa tạo dựng được

hình ảnh nổi bật cho VCB chi nhánh Thanh Hóa.

Thực hiện quảng cáo truyền thơng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng tại địa bàn cịn thụ động theo các chƣơng trình của Hội sở chính, chƣa có chiến lƣợc cũng nhƣ kế hoạch dài hạn nhằm đẩy mạnh công tác quảng cáo, marketing sản phẩm NHBL.

thƣơng hiệu, chƣa phát huy hiệu quả góp phần bồi đắp thƣơng hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng.

Bốn là, mạng lưới kênh phân phối còn mỏng làm hạn chế quy mô và hiệu quả hoạt động bán lẻ.

Trong những năm gần đây, mạng lƣới hoạt động của VCB Thanh Hóa đã phát triển để đẩy mạnh hoạt động bán buôn cũng nhƣ bán lẻ, đến nay đã có 01 phịng quan hệ khách hàng và 03 phịng giao dịch tuy nhiên so với các ngân hàng khác thì số điểm giao dịch của VCB Thanh Hóa cịn q mỏng, mới chỉ tập trung tại thành phố Thanh Hóa và khu công nghiệp Nghi sơn, nhiều thị trƣờng tiềm năng khác vẫn còn bỏ ngỏ. Số lƣợng ATM, POS chƣa đáp ứng hết nhu cầu giao dịch của khách hàng, các địa điểm giao dịch của chi nhánh phần lớn là đi thuê, chƣa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về nhận diện không gian giao dịch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w