7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
Việt Nam
Trong tình hình hội nhập kinh tế tài chính thế giới, phát triển dịch vụ bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu của các NHTM tại Việt Nam. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngồi có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Việc mở rộng phục vụ nhóm đối tượng là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro hữu hiệu hơn, điều này đã làm cho ngân hàng đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Từ những kinh nghiệm của các NHTM khác đã mang lại nhiều bài học bổ ích về DVBL cho VietinBank, đó là:
Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc mở rộng hoạt động cịn phụ thuộc vào chiến lược cơng nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng. Ngoài ra việc phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà sốt lại những điểm giao dịch khơng hiệu quả để cắt giảm chi phí.
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Là điểm mạnh và là mũi nhọn để phát triển dịch vụ cá nhân, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có kỹ thuật cơng nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng: Phần lớn đối tượng của dịch vụ bán lẻ là cá nhân, do đó việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm dịch vụ đóng vai trị cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tăng cường chuyển tải thông tin đến cơng chúng nhằm giúp khách hàng có thơng tin cập nhật về năng lực và uy tín ngân hàng. Tăng cường việc chăm sóc khách hàng, phải đo lường được mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, từ đó có những giải pháp phù hợp để phát triển sản phẩm dịch vụ.
Tiểu kết chương 1
Trước sức ép cạnh tranh từ tiến trình hội nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội rất lớn. Sự đổi mới hướng đầu tư của các ngân hàng thương mại để phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể là bước đi cần thiết và quan trọng. Và phát triển DVQLTK khách hàng doanh nghiệp là một lựa chọn thông minh. Đặc biệt, trong đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 xác định rõ “Từng bước chuyển dịch mơ hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng” cho thấy rằng, chúng ta đã nhận thức được vai trị của dịch vụ phi tín dụng trong việc mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời, sự phát triển DVQLTK có vai trị rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 1 của Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lý luận về NHTM và dịch vụ bán lẻ, các nhân tố tác động đến dịch vụ bán lẻ và vai trò của dịch vụ bán lẻ đối với nền kinh tế cũng như tính tất yếu phải đẩy mạnh hoạt động bán lẻ tại các NHTM ở Việt Nam. Để phát triển dịch vụ bán lẻ, chương 1 đã đưa ra những nội dung phát triển dịch vụ bán lẻ cũng như các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ bán lẻ. Đồng thời, chương 1 cũng nêu được những bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong lĩnh vực phát triển dịch vụ bán lẻ. Các nội dung trình bày ở chương 1 là cơ sở lý luận cần thiết để nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA