Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 42 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công

Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa giai đoạn 2017 - 2019

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Đối với bất kỳ một ngân hàng nào đều cần phát triển hai mảng hoạt động nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu nhất đó là huy động vốn và tín dụng. Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động nịng cốt và sinh lời cao nên các ngân hàng ln tìm cách để phát triển mảng dịch vụ này, đồng thời song song với hoạt động đó là thu hút nguồn vốn huy động để đảm bảo được nguồn đầu vào cho hoạt động tín dụng. Mỗi ngân hàng đều có một thế mạnh để phát triển nghiệp vụ huy động vốn về lãi suất, các hình thức gửi tiền linh hoạt, các chương trình ưu đãi.... để thu hút lượng tiền gửi từ dân cư và các tổ chức. Đặc biệt trong tình hình thị trường lãi suất và kinh tế có nhiều biến động bất lợi như hiện nay, đơi khi người gửi tiền ngồi quan tâm đến lãi suất và ưu đãi cịn quan tâm đến một vấn đề nữa đó là tính an tồn và uy tín của ngân hàng gửi tiền và VietinBank là một trong những ngân hàng có lợi thế về khía cạnh đó. Trong những năm qua, VietinBank Đống Đa cũng đã chú trọng nhiều trong công tác huy động vốn và đã đem lại những hiệu quả đáng kể.

Bảng 2.2. Thực trạng huy động vốn cuối kỳ VietinBank- Chi nhánh Đống Đa giai đoạn (2017-2019) (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng nguồn vốn 22,050.05 22,425.66 22,826.25 375.61 1.70 400.59 1.79

Phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi dân cư 11,970.05 12,124.66 12,414.25 154.61 1.29 289.59 2.39 Tiền gửi các

TCKT 9,545.00 9,754.00 9,862.00 209.00 2.19 108.00 1.11 Tiền gửi định chế

tài chính 535.00 547.00 550.00 12.00 2.24 3.00 0.55

Phân theo thời gian

Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12 tháng 14,332.53 15,025.19 16,434.90 692.66 4.83 1,409.71 9.38 Tiền gửi từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 7,276.52 6,951.95 6,163.09 -324.56 -4.46 -788.87 -11.35 Tiền gửi từ 24 tháng 441.00 448.51 228.26 7.51 1.70 -220.25 - 49.11

Phân theo loại tiền

Nội tệ 21,489.05 21,820.66 22,170.25 331.61 1.54 349.59 1.60

Ngoại tệ 561.00 605.00 656.00 44.00 7.84 51.00 8.43

(Nguồn: VietinBank Đống Đa)

Từ bảng 2.2, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank Đống Đa tăng qua các năm trong giai đoạn từ 2017 - 2019. Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động tăng 375.61 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng đạt 1.7%. Đến năm 2019 tổng nguồn vốn huy động của VietinBank Đống Đa cũng tăng với mức tăng nhiều hơn khi đạt 400.59 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với mức tăng là 1.79%. Cụ thể:

Xét theo khía cạnh các thành phần kinh tế thì điểm sáng cho kết quả tăng này chủ yếu đến từ tiền gửi của các Tổ chức kinh tế (TCKT) tăng 209 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với mức tăng là 2.19% trong tổng nguồn vốn huy động. Đạt được thành tựu như vậy trong năm 2018 nhưng đến năm 2019 thì nguồn vốn huy động này có tăng nhưng mức tăng chỉ đạt 1.11%, tương ứng với số nguồn vốn từ các TCKT tăng net là 108 tỷ đồng so với năm 2018. Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi từ dân cư cũng tăng khá mạnh trong năm 2018 là 154.61 tỷ đồng, tương ứng với 1.29%. Năm 2019 tăng khá mạnh 289.59 tỷ đồng, tương ứng với 2.39% và tăng gần gấp đơi so với năm 2018. Cịn tiền gửi định chế tài chính mặc dù trong năm 2018, 2019 có tăng nhưng số nguồn vốn tăng net khơng đáng kể tương ứng lần lượt là 12 tỷ đồng và 3 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, VietinBank Đống Đa cũng không ngừng gia tăng quan hệ tiền gửi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI cũng như khách hàng cá nhân. Nhìn chung, tình hình huy động vốn tại Chi nhánh khá tốt, Chi nhánh không bị lệ thuộc nhiều vào nguồn định chế tài chính khi đây là nguồn ln có chi phí huy động cao nhất.

Xét theo thời hạn, có thể thấy Chi nhánh chủ yếu tập trung huy động vốn ở thời hạn ngắn hạn và dưới 24 tháng, khi đây là nguồn vốn chủ yếu, trong năm 2018, thì tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn trên 24 tháng mặc dù có tăng nhưng số tăng khơng đáng kể tương ứng lần lượt là 7.51 tỷ đồng và năm 2019 kỳ hạn trên 24 tháng giảm khá nhiều 220 tỷ đồng. Đây cũng là điều hợp lý khi chi phí huy động cho kỳ hạn càng cao thì lãi suất phải trả càng lớn. Nguồn vốn không kỳ hạn và tiền gửi dưới 12 tháng có sự tăng trưởng ấn tượng và bền vững qua các năm.

Xét theo loại tiền gửi thì mức tăng tổng nguồn vốn huy động của VietinBank Đống Đa là đóng góp chủ yếu từ tiền nội tệ, năm 2018 tăng mạnh là 331.61 tỷ đồng tương đương với tăng 1.54%, đến năm 2019 thì tăng mạnh hơn một chút 349.59 tỷ đồng tương đương 1.6%. Bên cạnh đó nguồn tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2018 và năm 2019 mức tăng trưởng qua các năm cũng gần tương đương nhau với số tăng net tuyệt đối lần lượt là 44 tỷ đồng và 51 tỷ đồng.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn huy động của VietinBank Đống Đa trong giai đoạn 2017-2019 khá khả quan cho thấy uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, khẳng định vị thế của mình trong tình hình hoạt động. Tuy nhiên năm mức tăng qua

các năm còn chưa đột phá cho thấy Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện những thiếu sót trong hoạt động của mình.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong mơ hình ngân hàng hiện đại trong những năm gần đây, các ngân hàng đã tập trung nghiên cứu và phát triển nhiều lĩnh vực mới trong ngân hàng, tuy nhiên nghiệp vụ tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu và hoạt động chiếm vị trí quan trọng nhất tại các ngân hàng. VietinBank Đống Đa với lợi thế là Chi nhánh đã thành lập từ khá sớm, ở vị trí rất thuận lợi giữa thủ đơ nên đã có rất nhiều khách hàng thân thiết có quan hệ tín dụng từ lâu, đặc biệt là từ các tập đồn, tổng cơng ty và các đơn vị lớn trên địa bàn. Chính vì vậy, các món tín dụng tại Chi nhánh thường khá lớn, một số đơn vị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại Chi nhánh. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, khi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đang giảm dần hiệu quả và cổ phần hóa mạnh mẽ đã ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Trong khi đó, biên lợi nhuận khi cấp tín dụng cho các đơn vị này thường rất thấp, thậm chí nhiều khoản tín dụng cấp với NIM = 0 hoặc âm để giữ chân khách hàng cũng như thu hút nguồn tiền gửi từ các đơn vị này trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Hơn nữa, một số đơn vị khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng Chi nhánh cũng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, nếu xảy ra rủi ro kinh doanh tại các đơn vị này dẫn tới mất khả năng trả nợ thì khi đó quy mơ nợ xấu sẽ rất lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, có khả năng mất vốn rất cao do các đơn vị này chủ yếu được cấp tín dụng theo hình thức khơng tài sản bảo đảm, bảo đảm một phần hoặc bảo đảm bổ sung. Nếu có tài sản bảo đảm thì cũng chủ yếu tài sản đặc thù có tính thanh khoản thấp như nhà xưởng máy móc, hàng hóa...Tuy nhiên, cũng thấy được trong năm qua Chi nhánh đã quản trị rủi ro khá tốt khi khơng có nợ xấu rơi vào nhóm khách hàng này.

Từ bảng 2.3, tổng dư nợ của VietinBank Đống Đa tăng trong giai đoạn 2017- 2019. Tổng dư nợ tăng từ 14,548.79 tỷ đồng năm 2017 lên 15,141.70 tỷ đồng năm 2018, tức là tăng 592.91 tỷ đồng, tương ứng với 4.08%. Đến năm 2019, tổng dư nợ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn với số tăng net đạt được là 688.54 tỷ đồng so với năm 2018. Điều này cho thấy quy mơ tín dụng Chi nhánh đều có sự tăng trưởng hàng năm. Cụ thể:

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ cuối kỳ của VetinBank Đống Đa giai đoạn (2017-2019)

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 14,548.79 15,141.70 15,830.24 592.91 4.08 688.54 4.55

Phân theo loại tiền cho vay

Dư nợ nội địa 14,188.79 14,716.70 15,280.24 527.91 3.72 563.54 3.83 Dư nợ ngoại tệ 360.00 425.00 550.00 65.00 18.06 191.00 44.94

Phân theo thành phần kinh tế

DN lớn 10,663.45 10,958.25 11,325.04 294.80 2.76 366.79 3.35 DN nhỏ và vừa 2,005.61 2,258.06 2,547.68 252.45 12.59 289.62 12.83 Cá nhân, hộ gia

đình và DN SVM 1,879.73 1,925.39 1,957.52 45.66 2.43 32.13 1.67

Phân theo thời hạn cho vay

Ngắn hạn 6,713.79 6,886.70 7,305.24 172.91 2.58 418.54 6.08 Trung hạn 4,630.00 4,858.00 4,905.00 228.00 4.92 47.00 0.97

Dài hạn 3,205.00 3,397.00 3,620.00 192.00 5.99 223.00 6.56

(Nguồn: VietinBank Đống Đa)

Dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2018 dư nợ nội tệ tăng 527.91 tỷ đồng, tức 3.72% so với năm 2017. Đến năm 2019 dư nợ nội tệ có sự tăng trưởng mạnh hơn là 563.54 tỷ đồng, tương đương giảm 3.83% so với 2018 là do Chi nhánh đã nỗ lực để tìm kiếm khách hàng mới cũng như tích cực tận dụng các trương trình, chính sách ưu đãi lãi suất để tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, dư nợ ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng dần qua các năm. Năm 2018, tăng 65 tỷ đồng, tương ứng 18.06%, đến năm 2019 thì tăng mạnh 191 tỷ đồng tương ứng 44.94%.

Theo thành phần kinh tế, dư nợ doanh nghiệp lớn tăng dần qua các năm từ 2017-2019 và sự tăng trưởng lần lượt là 2.76% và 3.35%, dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng khá tốt, trong năm 2018 là 12.59% tương đương 252.45 tỷ đồng nhưng đến năm 2019 thì tăng là 289.62 tỷ đồng, tương ứng với tăng 12.83%, tăng gần tương đương mức tăng của năm 2018. Ngoài ra, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng việc cho vay cá nhân và hộ gia đình cũng tăng đều qua các năm,

trong năm 2018 là 45.66 tỷ đồng, tương đương 2.43% và tăng trong năm 2019 là 32.13 tỷ đồng, tương đương tăng 1.67%. Điều này cho thấy Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ theo đúng định hướng NHCT. Như vậy, dư nợ của các doanh nghiệp lớn tuy chiếm một khoản tiền lớn nhưng mức tăng không đáng kể. Điều này là do trong giai đoạn này, xu hướng phát triển của các NHTM là tiếp tục chuyển sang mơ hình ngân hàng bán lẻ, nhận thấy xu hướng mang lại nhiều lợi ích này, quy mơ bán lẻ của VietinBank trong giai đoạn này cũng tăng trưởng tốt qua các năm.

Tình hình tăng giảm theo thời hạn cho vay của VietinBank Đống Đa tương đối đồng đều trong năm 2018 nhưng sang năm 2019 thì tình hình tăng giảm khơng đồng đều cụ thể của dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn. Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn năm 2018 của Chi nhánh đều tăng, dư nợ ngắn hạn tăng gần 173 tỷ đồng, tương đương tăng 2.58%, dư nợ trung hạn tăng 228 tỷ đồng, tương đương tăng 4.92%, dư nợ dài hạn tăng 192 tỷ đồng, tương đương tăng 5.99% so với năm 2017. Mặc dù dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn năm 2019 của Chi nhánh đều tăng nhưng nó có sự thay đổi trong tỷ lệ tăng trưởng đối với dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn lần lượt là 6.08% và 0.97%. Còn đối với dư nợ dài hạn cũng có mức tăng hơn so với năm 2018 với mức tăng là tăng 223 tỷ đồng, tương đương tăng 6.56% so với năm 2019. Trong năm, dư nợ ngắn hạn và dài hạn có sự tăng trưởng mạnh ngồi việc cho vay doanh nghiệp thì vốn vay cho KHBL cũng góp phần khá lớn khi khách hàng vay tiêu dùng ngắn hạn khá nhiều tập trung vào cho vay KHCN vay cầm cố sổ tiết kiệm, mua nhà dự án Ecohome1, Ecohome2.

2.1.3.3. Hoạt động khác

Cùng với xu hướng phát triển của một ngân hàng hiện đại theo định hướng của VietinBank nói riêng và phù hợp với xu hướng ngân hàng trên thế giới nói chung, thì ngồi hai hoạt động cơ bản và truyền thống, các ngân hàng cũng tập trung nghiên cứu và phát triển các mảng hoạt động dịch vụ khác như: Thanh toán quốc tế, thẻ, ngân hàng điện tử, các dịch vụ gia tăng tiện ích cho khách hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng như: dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền, dịch vụ thanh tốn,...

Đó là một điểm cần lưu ý vì do trong tình hình hiện nay việc phát triển dịch vụ là một nguồn thu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời là khơng có rủi ro so với các hoạt động tín dụng và phát triển các hoạt động dịch vụ là một

mục tiêu trọng tâm mà VietinBank Đống Đa đã đặt ra trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để thu nhập từ hoạt động dịch vụ tiếp tục phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu thu nhập của VietinBank Đống Đa thì cần có một sự thay đổi tồn diện trong sản phẩm và phương thức tiếp cận, giới thiệu đến khách hàng trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)