Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý thị trường tỉnh quảng bình (Trang 91 - 95)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Kết quả

Thứ nhất,thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công Thương và Tổng Cục QLTT, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo lực lượng QLTT phụ trách địa bàn tỉnh để tổ chức cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là kiểm tra, xử lý các vấn đề nóng, nổi cộm trên thị trường như buôn lậu (rượu, thuốc lá, thực phẩm, điện thoại, xăng dầu, phân bón...), vấn đề giá cả hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa khơng đúng để lừa dối người tiêu dùng, thu lợi bất chính, vấn đề kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ... Thời gian qua, Chi cục QLTT đã có nhiều đóng góp tích cực vào hoạt động phịng chống GLTM trên địa bàn tỉnh. Trong điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện cịn hạn chế, với tình hình GLTM diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp hơn nhưng Chi cục QLTT đã tổ chức lực lượng, chỉ đạo Đội QLTT Cơ động làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý thương mại trên địa bàn.

Thứ hai, qua thực tiễn công tác chống GLTM, Chi cục QLTT đã phát hiện những bất cập về cơ chế chính sách trong cơng tác quản lý và chống GLTM, sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng chống GLTM, những kẻ hở trong các văn bản quy phạm pháp luật… từ đó tham mưu, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Thứ ba, đã tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ tương đối hợp lý trong điều kiện số lượng biên chế còn hạn chế nhưng đối tượng hoạt động kinh doanh ngày càng tăng; đã quan tâm công tác tổ chức đào tạo cơ bản và chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC để thực thi nhiệm vụ.

Thứ tư, đã bố trí, sắp xếp, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng QLTT nhằm đảm bảo hoạt động quản lý địa bàn, chống GLTM hiệu quả hơn.

Thứ năm, công tác thông tin, tuyên truyền đã được chú trọng hơn, với nhiều hình thức đa dạng nhằm thơng tin đầy đủ, kịp thời cho các CSKD và người tiêu dung

về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ sáu, công tác phối hợp với lực lượng chức năng, ban ngành, chính quyền địa phương và doanh nghiệp được thường xuyên hơn, đặc biệt là trong hoạt động chống buôn lậu, hàng giả..

2.5.2. Hạn chế

Cùng với những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, công tác chống GLTM trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của Chi cục Quản lý thị trường vẫn còn nhiều mặt hạn chế:

Thứ nhất,về công tác hoạch định, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn về phòng, chống GLTM còn hạn chế. Cơng tác phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, các khả năng để có thể phịng ngừa tuy đã được quan tâm nhưng tính nhanh nhạy, tính chính xác chưa cao. Chi cục mới tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, phát sinh trên thị trường, chỉ mới xử lý phần ngọn mà chưa kết hợp triển khai đồng bộ với việc ngăn chặn, phòng ngừa từ xa;

Thứ hai, công tác quản lý địa bàn, nắm đối tượng kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức, chỉ quản lý được bề nổi hoạt động kinh doanh và còn bỏ sót đối tượng... làm ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác chống GLTM;

Thứ ba, quy trình thủ tục kiểm tra đã được ban hành nhưng còn phức tạp, số lượng mẫu ấn chỉ quá nhiều gây khó khăn, lúng túng trong việc thiết lập hồ sơ vụ việc và quá trình thực hiện; Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ còn mang tính nể nang, nương nhẹ nên chưa tạo lập được kỷ cương đối với cán bộ cơng chức, dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực: lạm quyền, sách nhiễu, tham nhũng, tư lợi cá nhân...;

Thứ tư, với số lượng CSKD ngày càng tăng nhưng biên chế cơng chức thì hạn chế, năng lực cán bộ không đồng đều. Thêm vào đó, phương tiện hoạt động, thiết bị làm việc, thiết bị phân tích kiểm tra, công cụ hỗ trợ phục vụ cho công tác quản lý và chống GLTM cịn thiếu, kinh phí phục vụ cơng tác chống GLTM và chế độ ưu đãi cho cán bộ công chức, thực thi công vụ đối với hoạt động đặc thù này còn hạn hẹp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm tra, kiểm soát thị trường;

Thứ năm, công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục trong CSKD và nhân dân đã có bước chuyển biến tốt hơn, nhưng chưa tiến hành thường xuyên, chỉ tập trung ở một số ngành hàng, số lượng đối tượng tham gia chưa nhiều, hình thức tuyên truyền chưa phong phú. Nhân dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đoàn thể xã hội chưa tích cực tham gia phát hiện và tố giác các đối tượng GLTM;

Thứ sáu,công tác phối hợp với các ban ngành, lực lượng chức năng... có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn phụ thuộc vào thời gian, cơng việc chun môn, con người của cơ quan phối hợp; chưa có quy chế phối hợp cụ thể trong công tác chống GLTM giữa các cơ quan chức năng.

2.5.3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

+ Hệ thống luật pháp, các chế độ chính sách quản lý kinh tế của nước ta đang trong q trình hồn thiện, do vậy còn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu đồng bộ tạo ra những kẽ hở cho các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại, thực trạng này được chứng minh qua những vụ việc lách luật để gian lận trốn thuế ngày càng nhiều và phổ biến. Việc xây dựng, ban hành một số văn bản hướng dẫn dưới luật chậm trễ, không phù hợp với thực tế đơi khi cịn trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Thực tế nêu trên đã làm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, trong đó có lực lượng QLTT trong một số lĩnh vực nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện. Về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của QLTT vẫn chủ yếu được quy định bởi các văn bản pháp quy mà trong đó phần lớn là các Thơng tư của Bộ Công Thương và các Quyết định của UBND tỉnh. Trong khi đó quy định kiểm tra, kiểm sốt thị trường và xử lý vi phạm pháp luật chưa bảo đảm cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của QLTT.

+ Với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đang giảm dần thuế suất đối với một số dòng thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan dẫn đến lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh, các hoạt động đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu,... gia tăng mạnh mẽ. Song song với xu thế này các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với những phương thức mới, với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt mang tính quốc tế cũng xuất hiện tại Việt Nam.

Điều này có thể làm cho cơng tác dự báo tình hình, xây dựng và triển khai kế hoạch phịng chống GLTM khó khăn, phức tạp hơn.

+ Số lượng biên chế, trang thiết bị nghiệp vụ, điều kiện làm việc của lực lượng QLTT còn rất thiếu, đặc biệt về phương tiện và kinh phí phục vụ công tác chống GLTM.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Một bộ phận cán bộ lãnh đạo vẫn chưa đánh giá đúng, kịp thời tình hình, diễn biến các hoạt động thương mại và GLTM trên thị trường nên chưa đưa ra được những chính sách, kế hoạch phịng, chống GLTM một cách phù hợp và dài hạn; chưa quyết liệt trong việc bố trí lực lượng, phương tiện, kinh phí cần thiết đẩy mạnh triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, kiểm sốt thị trường.

+ Cơng tác bồi dưỡng, đào tạo, kiểm tra cán bộ chưa được tổ chức thường xuyên. Việc xử lý cán bộ vi phạm cịn nể nang, né tránh chưa mang tính răn đe, làm gương.

+ Cơng tác tun truyền pháp luật cịn chưa thường xuyên. Một bộ phận không nhỏ CSKD, người dân chưa có ý thức chấp hành pháp luật, đối phó với lực lượng chức năng, chạy theo lợi ích trước mắt, vẫn tiếp tay cho hoạt động GLTM.

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý địa bàn, kiểm tra kiểm sốt và cơng tác tun truyền chưa thực sự hiệu quả do trình độ, kỹ năng và nhận thức của một bộ phận cán bộ QLTT.

+ Chưa có các quy chế phối hợp giữa các lực lượng chống GLTM và các hiệp hội nghề nghiệp nên cơng tác phối hợp cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của cơ quan được đề nghị phối hợp.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý thị trường tỉnh quảng bình (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)