Những đặc điểm cơ bản của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 41 - 48)

- Những giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá của con người Quảng Bình

1.2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Bình

Bình hội đủ các điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

1.2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở tỉnh QuảngBình Bình

Một là: Cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở tỉnh Quảng Bình được thực hiện trên một cơ sở xuất phát điểm rất thấp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khép kín, mặt bằng dân khơng cao.

Có thể nói, Quảng Bình thực sự bắt tay vào thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trên một nền tảng kinh tế nông nghiệp hết sức nghèo nàn và lạc hậu.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 1990 là 14.160 triệu đồng, trong lúc đó tổng chi ngân sách là 34.398 triệu đồng, thu không bù nổi chi, trong lúc nguồn hỗ trợ từ Trung ương hạn chế. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản rất thấp, khoảng 36.858 triệu đồng, trong đó từ ngân sách địa phương là 12.210 triệu đồng, Trung ương hỗ trợ 11.678 triệu đồng, số còn lại bổ sung từ các nguồn khác như vay tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, của tập thể.

Giao thương chưa phát triển; hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm xuống cấp, thiếu trang thiết bị, thiếu đồng bộ, đặc biệt là điện năng phục vụ sinh hoạt và sản xuất cịn thiếu nhiều, nơng thơn đa số chưa có điện, đang trong cảnh đèn dầu leo lét. Đời sống nhân dân cịn khổ, thu nhập bình qn 92,1 nghìn đồng/tháng, GDP bình qn đầu người chỉ có 456 nghìn đồng/năm; tỷ lệ đói nghèo cao, thiếu đói, ăn độn, chắt bóp để cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Về mặt bằng dân trí cũng hết sức thấp, từ năm 1990 đến năm 1995 trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học. Năm 1990 tồn tỉnh có 162 trường tiểu học, 95 trường trung học cơ sở, 14 trường trung học phổ thông và 02 trường trung học chuyên

nghiệp, 01 trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cũng trong năm này, tổng số người đi học trong toàn tỉnh là 115.254 người, trong đó tiểu học chiếm đa số, gồm 81.816 người; trung học cơ sở có 26.565 người, trung học phổ thơng có 4.964 người, bổ túc văn hố có 1.500 người, trung học chuyên nghiệp có 409 người. Tỷ lệ người chưa biết chữ cao, khoảng 3,27%.

Cũng trong năm 1990, số lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 6,7% lao động toàn tỉnh. Lực lượng cán bộ, chuyên viên, cán bộ khoa học, kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh tế có trình độ từ cao đẳng trở lên hết sức hạn chế, chiếm 1,4% lao động. Lực lượng này chủ yếu tập trung ở các cơ quan lãnh đạo, quản lý nhà nước cấp tỉnh; trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; các trường trung học phổ thông; trường trung học chuyên nghiệp; các ngành y, dược. Sở dĩ có hiện tượng này là vì sau khi tái thành lập tỉnh có một bộ phận cán bộ, giáo viên có trình độ, do điều kiện cơng tác trước đây đã lập gia đình và ổn định cơng tác ở Thừa Thiên - Huế nên khơng trở về Quảng Bình, trong lúc vừa mới tái lập nên Quảng Bình chưa có điều kiện để đào tạo bổ sung kịp thời.

Như vậy, có thể nói, với những điều kiện và đặc điểm trên khơng thể cho phép Quảng Bình tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố một cách nhanh chóng được như nhiều địa phương khác mà phải có những bước chuẩn bị cẩn thận, phải lựa chọn bước đi thích hợp, phải chú trọng ưu tiên đầu tư thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở ngành nào, trên lĩnh vực nào và cần phát triển những yếu tố gì.v.v... Chính đặc điểm trên đây đã chi phối q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Quảng Bình.

Hai là: Tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố được tiến hành chậm, từng bước, chủ yếu tập trung thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.

Quảng Bình là một tỉnh nơng nghiệp và nơng dân chiếm đa số, có nhiều lợi thế tiềm năng để phát triển nơng nghiệp, do vậy cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Quảng Bình trước tiên phải là cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.

Nơng nghiệp và nơng thơn Quảng Bình có nhiều điểm khác so với nhiều tỉnh thành trong nước. Về nơng nghiệp, Quảng Bình hội đủ cả ba ngành sản xuất cơ bản nông - lâm - ngư nghiệp với tổng diện tích đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Theo số liệu thống kê năm 2008, hiện Quảng Bình có 99.038 ha đất phục vụ trồng trọt các loại cây lương thực, cây cơng nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 550.947 ha, trong đó rừng tự nhiên là

457.328 ha, rừng trồng là 93.619 ha. Tổng diện tích ni trồng thuỷ sản có 3.886 ha. Tuy vậy, liền kề với thuận lợi đó là những khó khăn, khả năng rủi ro, thất bát cao bởi do nhiều yếu tố như: điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên diễn biến khó lường; khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản cịn hạn chế vì trình độ dân trí nhìn chung cịn thấp, hơn nữa thiếu chun gia hướng dẫn.

Về nơng thơn, do tốc độ đơ thị hố chậm, Quảng Bình hiện có 01 thành phố Đồng Hới là đơ thị loại Ba; 08 thị trấn thuộc 6 huyện. Tuy nhiên, theo đúng tiêu chuẩn đơ thị thì chỉ tại trung tâm các thị trấn, thành phố mới đạt được, còn vùng ven thuộc ngoại vi trung tâm đô thị vẫn cịn là nơng thơn, vẫn sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu và phổ biến. Kết cấu hạ tầng vật chất, kỹ thuật của nông thôn mặc dù đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn thiếu nhiều, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện phục vụ sản xuất.

Điểm mấu chốt trong cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn ở Quảng Bình hiện nay là đưa nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp phát triển lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Cụ thể là đưa công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển và giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp kịp thời với giá thành hợp lý để đảm bảo tăng giá trị trên một diện tích, giảm thiểu chi phí lao động sản xuất hàng hố.v.v…

Từ nhận thức trên, trong 20 năm kể từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay (1989- 2009) nơng nghiệp, nơng thơn Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn luôn được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào các khâu của q trình sản xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đã được chú trọng và đem lại hiệu quả kinh tế tương đối khả quan. Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp liên tục tăng trong nhiều năm liền, năm 1990 là

300.650/647.104 triệu đồng, năm 2000 là 505.455/1.445.249 triệu đồng, đến năm 2008 là 719.854/3.060.942 triệu đồng. Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đang được giảm dần hàng năm so với các lĩnh vực khác,

năm 2000 là 36,96%, năm 2008 còn 24,2%. Tỷ trọng này khơng phải nói lên sự hạn chế phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp mà cho thấy rằng cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo đúng hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp mà Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đã đề ra trong các nhiệm kỳ vừa qua.

Hiện nay, để đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố, Quảng Bình khơng thể đầu tư dàn trải mà tập trung vào các mũi nhọn được coi là lợi thế của tỉnh.

Tiềm năng, thế mạnh trong nơng nghiệp của Quảng Bình khơng phải ở cây lúa như các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hay Nam bộ mà là ở cây công nghiệp, nổi bật như cao su, hồ tiêu, lạc; lâm nghiệp chủ yếu cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ; ngư nghiệp tập trung vào nuôi trồng thuỷ, hải sản…Đây là những sản phẩm có giá trị cao, có thể xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớn. Do vậy, ngồi việc duy trì diện tích trồng lúa và đầu tư thâm canh, giống, phân bón, nước tưới tiêu để tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực, Quảng Bình ưu tiên đầu tư cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh. Cho nên, cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong lĩnh vực nông nghiệp là đẩy mạnh tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp. Cụ thể là, tập trung đẩy mạnh phát triển các cây cơng nghiệp có lợi thế như: Cao su, thông nhựa, hồ tiêu, lạc, ớt, tỏi, sắn; trồng rừng kinh tế cho công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt là nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản, phát triển chăn nuôi gia súc theo phương thức công nghiệp, gắn chế biến xuất khẩu, hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Hiện Quảng Bình đang phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá do vậy yêu cầu đặt ra là phải gắn nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản với công nghiệp chế biến và phải ưu tiên đầu tư phát triển khoa học - công nghệ để ứng dụng vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, hố thực phẩm phục vụ cho ni trồng và chế biến nông - lâm - thuỷ, hải sản.

Ba là: Việc phát triển cơng nghiệp ở Quảng Bình chủ yếu là cơng nghiệp nhẹ, gắn liền với thương mại, dịch vụ và du lịch.

Trong công nghiệp, tiềm năng, thế mạnh của Quảng Bình khơng phải là cơng nghiệp nặng mà là các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ xây dựng, sinh hoạt, tiêu dùng và

sản xuất nông - lâm - thuỷ, hải sản xuất khẩu. So với nhiều tỉnh thành trong cả nước, cơng nghiệp Quảng Bình cịn kém thua, chủ yếu phục vụ nông nghiệp, tuy nhiên trong thời gian gần đây cũng đã có những bước khởi sắc.

Hiện nay Quảng Bình tập trung cho các ngành cơng nghiệp cơ bản như: Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; cơng nghiệp hố chất, cơng nghiệp cơ khí, điện tử; cơng nghiệp khai thác khống sản; cơng nghiệp dệt may, da giầy; cơng nghiệp điện nước.v.v… Tính đến nay, trong cơng nghiệp Quảng Bình có đến 18.158 cơ sở sản xuất quy mô lớn, vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế. Ngồi ra, đã hình thành nhiều làng nghề sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là chế biến thuỷ, hải sản, sản xuất đồ mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, quy mơ tuy nhỏ nhưng cũng có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt được năm 2008 là 2.680.356 triệu đồng, thấp so với chỉ tiêu đặt ra và so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó cơng nghiệp khai thác chỉ mới đạt 73.000 triệu đồng, cịn lại thuộc cơng nghiệp chế biến là 2.550.423 triệu đồng. Tuy vậy, so với các lĩnh vực khác tỷ trọng công nghiệp trong GDP vẫn liên tục tăng trong nhiều năm liền, đến năm 2008 là 39,21%.

Đứng trước những địi hỏi của tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Bình xác định cần tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, chú trọng đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất xi măng, sô đa, bột nhẹ, sứ các loại; nhà máy sản xuất kính, thuỷ tinh cao cấp... Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông - lâm - thuỷ sản như: sản xuất các sản phẩm từ cao su, chế biến sản phẩm sau Colophan, sản phẩm từ gỗ (ván dăm, mộc mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất đồ gỗ cao cấp...), chế biến thuỷ sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi, thức ăn gia súc, đồ hộp... Sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu như: Lắp ráp và sản xuất ô tô các loại, sản xuất, sửa chữa đồ điện tử, may mặc; phát triển sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho xuất khẩu, tiêu dùng và hàng lưu niệm cho khách du lịch; cơng nghiệp

cơ khí phục vụ sản xuất và sửa chữa nơng nghiệp, cơ khí, giao thơng, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sà lan, cơ điện; cơng nghiệp khai khống.v.v…

Để thuận lợi trong việc phát triển công nghiệp, đặc biệt là tăng thêm nguồn vốn cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Quảng Bình gắn việc phát triển công nghiệp với hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch. Những năm gần đây hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến mạnh. Thu nhập từ các lĩnh vực hoạt động này liên tục tăng, đạt tổng sản phẩm cao hơn lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, năm 2008 đã đạt mức 1.196.261/ 3.060.942 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39,21% trong tổng GDP toàn tỉnh. (năm 2000 đạt 565.373/1.445.249 triệu đồng).

Về hoạt động thương mại trong nhiều năm qua, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển, quy mơ thị trường liên tục tăng nhờ có sự gia tăng nhanh chóng số lượng các đơn vị kinh doanh thương mại, mạng lưới kinh doanh được mở rộng cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn, vùng sâu, vùng xa với sự hình thành và ra đời của các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ chuyên doanh…Trong lĩnh vực này hiện nay tỉnh xác định lợi thế tiềm năng cần phải xúc tiến đầu tư là xuất nhập khẩu.

Trong hoạt động nhập khẩu hiện nay chủ yếu ưu tiên nhập các mặt hàng thiết yếu mà nền công nghiệp của tỉnh đang cần, như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ sản xuất mà trong tỉnh chưa sản xuất được. Đặc biệt, hiện nay nhờ tăng cường công tác xúc tiến thương mại nên hoạt động xuất khẩu được mở rộng, trong đó chủ yếu xuất khẩu nơng sản: cao su, nhựa thông, các sản phẩm lâm nghiệp như gỗ, ván dăm, nhất là thuỷ sản Quảng Bình hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, tỉnh đang hướng thị trường thuỷ sản vào các nước Đông Bắc á và Châu Âu.

Hoạt động dịch vụ cũng là một lợi thế lớn của tỉnh. Trong nhiều năm qua nguồn thu từ các dịch vụ vận tải, bưu chính - viễn thơng và các dịch vụ tài chính, kiểm tốn, ngân hàng, bảo hiểm luôn ở mức cao và năm sau cao hơn năm trước, đóng góp khơng nhỏ cho ngân sách. Tuy vậy, việc đầu tư bước đầu cho các dịch vụ này cũng khá lớn nhưng chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế. Các dịch vụ mới như tư vấn pháp luật, khoa học và công

nghệ chỉ mới bước đầu hình thành đang đặt ra nhiều vấn đề địi hỏi tỉnh phải có những cải thiện thích hợp.

Cùng với lợi thế trong thương mại, dịch vụ nói trên, Quảng Bình cịn có một tiềm năng du lịch to lớn mà đến nay việc khai thác còn hết sức hạn chế. Hiện Quảng Bình đã hình thành 04 cụm du lịch trọng điểm: Phong Nha - Kẻ Bàng, trung tâm Thành phố Đồng Hới, Vũng Chùa - Đảo Yến, suối nước khống nóng Bang; dựa trên các khu du lịch trọng điểm tỉnh đang đầu tư phát triển, mở rộng thêm các khu, điểm du lịch vùng phụ cận.

Chủ trương của tỉnh là tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng du lịch - dịch vụ trong GDP. Tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu cho ngân sách. Tạo tiền đề về vốn và thu hút

Một phần của tài liệu vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w