- Những giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá của con người Quảng Bình
2.1.1.1. Về số lượng
Như đã xác định từ đầu ở phần đặc điểm của trí thức, trí thức mà đề tài này đề cập tới là khái niệm dùng để chỉ những người có trình độ đại học trở lên.
Đối tượng mà đề tài này tập trung nghiên cứu là đội ngũ trí thức Quảng Bình hiện nay, tuy vậy khơng phải là tất cả mà chỉ giới hạn ở một bộ phận cơ bản thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh. Đó là trí thức trong các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành kinh tế thuộc thành phần kinh tế nhà nước, các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong tồn tỉnh.
Sở dĩ như vậy là vì, trong nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố hiện nay, ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chấp hành, cơ quan trực tiếp triển khai và thực hiện những nhiệm vụ, những chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và là tổ chức có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đồng thời, trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Quảng Bình ln xác định kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, phát triển kinh tế nhà nước trên cơ sở hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, cho nên trí thức thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh - đội ngũ trí thức nhà nước tỉnh Quảng Bình chiếm số đơng và là lực lượng cơ bản có nhiệm vụ không chỉ thúc đẩy kinh tế nhà nước phát triển mà còn tham gia hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cho các thành phần kinh tế phi nhà nước khác.
Mặt khác, trên thực tế, nói tới đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình và vai trị của đội ngũ này đối với cơng nghiệp hố, hiện đại hố là người ta đề cập đến đội ngũ trí thức
nhà nước, các cán bộ khoa học, các công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước, bởi vì lực lượng này hiện nay chiếm đến trên 80% trong toàn bộ những người được coi là trí thức của tỉnh. Khơng tính bộ phận trí thức của tỉnh nhưng tham gia trong các lực lượng vũ trang như quân đội, công an, hay một số tổ chức thuộc ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn và một số lãnh đạo cấp tỉnh nằm trong Thường vụ Tỉnh uỷ do Trung ương quản lý, bộ phận còn lại khoảng gần 20%, trong đó gồm một bộ phận là công chức, viên chức công tác tại các cơ quan Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện như các ban thuộc Tỉnh uỷ, huyện uỷ, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị các huyện, thành phố…, chiếm khoảng 11,6%. Số cịn lại khơng đáng kể vì q ít lại phân bố trong các thành phần kinh tế khác như: Thành phần kinh tế tập thể: 6,2 %; thành phần kinh tế tư nhân khoảng 1,4 %; Các thành phần kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi khoảng 0,8%. Hơn nữa, ảnh hưởng của bộ phận trí thức tham gia trong các thành phần kinh tế này không lớn, chưa nói là cịn ít nhiều hạn chế, nếu phát huy được thì cũng chủ yếu làm lợi cho tư nhân, tư bản và cho chính bản thân họ.
Hiện nay, theo số liệu tổng hợp báo cáo mới nhất của Sở Nội vụ Quảng Bình thì đến cuối năm 2008 nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên tăng rõ rệt. Tính riêng đội ngũ cán bộ trí thức do Sở Nội vụ trực tiếp quản lý thì đã có đến 6.403 người có trình độ đại học, trong đó cơng chức có 1.086 người, viên chức sự nghiệp có 5.317 người. Trình độ thạc sĩ có 324 người, trong đó cơng chức có 74 người, viên chức sự nghiệp có 250 người. Trình độ tiến sĩ có 18 người, trong đó cơng chức có 06 người, viên chức 12 người. Như vậy, đội ngũ trí thức do ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và sử dụng trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh hiện nay có tổng số là 6.745 người (xem phụ lục1).