Về chất lượng

Một phần của tài liệu vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 57 - 60)

- Những giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá của con người Quảng Bình

2.1.1.3. Về chất lượng

Qua việc phân tích về tình hình số lượng và cơ cấu đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình phần nào làm rõ được chất lượng của nguồn lực quan trọng này. Tuy vậy, chất lượng của đội ngũ trí thức là một vấn đề mang tính trừu tượng, khơng thể đánh giá chỉ dựa trên tiêu chí bằng cấp và sở học mà còn nhiều yếu tố khác, như: kết quả mà họ làm ra, những đóng góp của họ cho xã hội, khả năng mà họ có thể đáp ứng được những yêu cầu, những đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là u cầu của cơng nghiệp hố, hiện đại hố.v.v...Chất lượng của trí thức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Điều kiện và môi trường họ được đào tạo; thái độ của chủ thể sử dụng trí thức, hệ tư tưởng mà họ theo đuổi, sự quan tâm và nhu cầu của xã hội đối với họ; tâm lý và xu hướng xã hội mà họ chịu ảnh hưởng, và.v.v…

Nói như vậy nhưng trước hết chất lượng của trí thức phải được đánh giá bằng trình độ chun mơn được đào tạo của họ, bởi vì đây là tiêu chí đầu tiên của xã hội, do xã hội quy định. Nếu như theo cách quan niệm trước đây, coi người có trình độ cao đẳng trở lên là trí thức thì con số đó của tỉnh lớn hơn nhiều, khoảng trên 16.500 người. Hiện nay, việc coi người có trình độ từ đại học trở lên là trí thức cũng là một cách để đề cao yêu cầu về chất lượng của trí thức hơn, đồng thời cũng phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy đội ngũ trí thức của tỉnh tỉnh Bình có số lượng và chất lượng tương đối thích ứng với điều kiện hiện tại của tỉnh, bước đầu phần nào đáp ứng được địi hỏi của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh và trên thực tế họ đã đóng góp vơ cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy vậy, nếu xét về mặt chất lượng thì trong đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay đang cịn nhiều vấn đề phải bàn.

Đội ngũ trí thức có trình độ đại học ở Quảng Bình hiện nay được đào tạo từ 3 nguồn cơ bản: Đào tạo chính quy tập trung tại các trường đại học trong nước của Trung ương và của khu vực; Đào tạo tại chức tại Quảng Bình trên cơ sở liên kết với các trường đại học khu vực như Đại học Huế, Đà Nẵng, Vinh và một số trường ở Hà Nội; Đào tạo từ xa. Trong số đó, một số khơng ít được đào tạo liên thơng từ cao đẳng lên, một số chuẩn hố từ trình độ cao đẳng. Chính vì lẽ đó, chất lượng chun mơn khơng đồng đều, chưa nói là một bộ phận tuy có bằng cấp nhưng việc học thiếu thực chất, học theo kiểu thị trường nên chất lượng không đảm bảo. Đặc biệt là số tham gia học tại chức, học từ xa điều chắc chắn không thể tránh khỏi hạn chế này bởi ngay từ khâu tuyển sinh đã tỏ ra có sự dễ dãi. Có những kỳ tuyển sinh mà bất cứ ai đăng ký dự thi đều có thể đậu, chưa kể đến trong quá trình đào tạo nhiều nơi, nhiều lúc khâu quản lý còn hết sức lỏng lẻo, đào tạo chưa đảm bảo thời gian và quy trình, chưa gắn được lý luận với thực tiễn. Hiện tượng bằng thật nhưng kiến thức “dởm’ thường phát sinh từ các loại hình đào tạo này. Hiện nay chưa thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn bộ phận trí thức được đào tạo, chuẩn hố theo các loại hình đào tạo nói trên chắc chắn khơng phải là ít, và con số đó sẽ cịn tiếp tục được bổ sung hàng năm.

Một điểm nữa là, số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương cịn ít. Với 254 thạc sĩ, 18 tiến sĩ ( nếu tính cả đội ngũ trí thức khơng thuộc diện ủy ban nhân dân

tỉnh quản lý đang cơng tác trong các cơ quan Đảng, đồn thể và bệnh viện Cu Ba - Đồng Hới do Bộ Y tế quản lý là 355 thạc sĩ và tương đương, 22 tiến sĩ và tương đương) trên tổng số 458.589 lao động và tổng dân số 857.818 người là con số cịn khiêm tốn. Con số này khơng chỉ phản ánh nguồn lực lao động trí tuệ chất lượng cao của Quảng Bình hiện tại cịn ít về số lượng mà cịn phản ánh chất lượng trí thức của tỉnh cịn hạn chế. Chưa nói là nếu đi vào thực chất vấn đề thì đa số các thạc sĩ, tiến sĩ đều có chun mơn về các khoa học cơ bản, khoa học lý thuyết, khoa học chính trị, khoa học sư phạm như: văn học, sử học, toán học.v.v…, các bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, và thường được bố trí hoạt động trong lĩnh vực văn hố - xã hội. Bộ phận trí thức có trình độ này nhưng thuộc các chuyên môn về khoa học - kỹ thuật, khoa học - cơng nghệ để có thể trực tiếp phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hố, hiện đại hố rất ít ỏi, hơn nữa, điều

kiện, môi trường làm việc cũng chưa đảm bảo để họ phát huy. Có thể nói chất lượng chun mơn của đội ngũ trí thức của tỉnh cịn chưa cao và chưa đồng đều giữa các ngành nghề, các lĩnh vực.

Ngồi trình độ chun mơn ra, chất lượng của trí thức cịn được đánh giá ở các khía cạnh khác như trình độ lý luận chính trị, lý luận quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ, tin học. Cũng theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình thì trong nhiều năm qua nhờ sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nhiều cán bộ, công chức, viên chức được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, lý luận về quản lý nhà nước, nâng cấp trình độ tin học và ngoại ngữ. Hiện nay trong tổng số trí thức nói trên, về trình độ lý luận chính trị: cao cấp có 399 người, trung cấp có 1.188 người; về trình độ ngoại ngữ: Đại học có 677 người, chứng chỉ A trở lên có 5.118 người; về trình độ tin học: Đại học có 287 người, chứng chỉ A văn phịng trở lên có 6.458 người. Trên 50% đã được đào tạo chương trình lý luận quản lý nhà nước ngạch chun viên.

Ngồi ra trí thức là cơng chức, viên chức hàng năm được lựa chọn tạo điều kiện học tập thi nâng ngạch, nâng bậc. Hiện nay trong đội ngũ trí thức đã có 5 chun viên cao cấp và tương đương, 346 chun viên chính và tương đương, cịn lại 8.822 người là chuyên viên và tương đương công tác trong mọi lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh. (xem

phụ lục2)

Mặc dù có một số hạn chế nhất định về chất lượng chuyên môn nhưng nhờ được bổ sung kịp thời về các chuẩn khác như đã nêu nên đội ngũ trí thức Quảng Bình được nâng cao thêm nhận thức về các vấn đề về chính trị, xã hội, về khả năng tiến hành công việc trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh, về cách thức và phương pháp trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, tham mưu, tư vấn, phản biện, về việc sử dụng và khai thác công nghệ tin học.v.v… Đồng thời, kinh qua hoạt động thực tiễn chất lượng mọi mặt của đội ngũ trí thức được nâng lên nhiều. Trước mắt đáp ứng được những u cầu mà sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh đặt ra.

Tóm lại, có thể nói, sự vận động, phát triển của đội ngũ trí thức chịu sự quy định

của các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Do vậy, việc nắm vững thực trạng về số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ trí thức của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp

cho việc đưa ra chủ trương, chính sách và các giải pháp nhằm xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ này được chính xác, hiệu quả, tránh rơi vào chủ quan, duy ý chí, giáo điều dẫn đến hiện tượng vừa lãng phí chất xám, vừa khơng đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w