Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 86 - 90)

- Những giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá của con người Quảng Bình

2.2.2.2. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với đội ngũ trí thức

cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước.

- Giáo dục nâng cao giác ngộ ý thức, bản lĩnh chính trị, truyền thống yêu nước và ý thức giai cấp, ý thức dân tộc, tính độc lập tự chủ, tự lập tự cường cho đội ngũ trí thức, đặc biệt là đối với các trí thức trẻ tuổi.

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý nhà nước, rèn luyện tác phong làm việc khoa học, hiệu quả, say mê cơng việc, ham thích sáng tạo và xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hố, tơn trọng pháp luật trong đội ngũ trí thức.

- Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và sử dụng có hiệu quả các phương tiện thơng tin đại chúng, chú trọng vai trị của cấp uỷ, chính quyền cơ sở, cấp uỷ các ban, ngành, bộ phận và sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể nhân dân trong hoạt động này.

2.2.2.2. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với đội ngũtrí thức trí thức

Từ trên cơ sở nâng cao được nhận thức mới có thể tăng cường được sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với đội ngũ trí thức của tỉnh. Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay để làm được việc trên ngồi việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của đội ngũ trí thức của tỉnh hiện nay, các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải đổi mới hơn nữa phương thức lãnh đạo, quản lý của mình.

Về phía các cấp uỷ Đảng cần ln lưu ý: nội dung Đảng lãnh đạo đội ngũ trí thức gồm hai mặt chủ yếu là xây dựng và phát huy vai trị của đội ngũ trí thức. Cả hai mặt này liên quan chặt chẽ với nhau, khơng xây dựng đội ngũ trí thức thì khơng thể phát huy được vai trị của trí thức, đồng thời phát huy vai trị của đội ngũ trí thức gắn liền với việc khơng ngừng xây dựng đội ngũ trí thức đủ về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc thông qua những quan điểm, chủ trương, đường lối, Đảng định hướng cho hoạt động của đội ngũ trí thức. Trong giai đoạn hiện nay các cấp uỷ Đảng cần

có sự đổi mới phương thức lãnh đạo mới có thể tăng cường được sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức của tỉnh.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với đội ngũ trí thức là thay đổi từng bước hệ thống các phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng sử dụng để tác động vào đội ngũ trí thức nhằm đạt được mục đích, nội dung lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ này trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh. Đảng lãnh đạo đội ngũ trí thức bằng quan điểm, đường lối, chủ trương; bằng công tác tư tưởng của Đảng; lãnh đạo thơng qua qua các đồn thể chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp; qua hệ thống tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, đặc biệt là lãnh đạo thơng qua vai trị quản lý của Nhà nước. ở đây, Đảng không bao biện, làm thay nhà nước. Đảng khơng quản lý đội ngũ trí thức mà chỉ căn cứ trên cơ sở lý luận và thực tiễn vai trị của đội ngũ trí thức đề ra những chủ trương, chính sách mang tính chiến lược để từ đó nhà nước xây dựng kế hoạch, quy hoạch mang tính đồng bộ, xây dựng hành lang pháp lý an tồn cho hoạt động của trí thức đồng thời tạo mơi trường, điều kiện, chế độ sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ trí thức một cách hợp lý để phát huy có hiệu quả vai trò của họ trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với đội ngũ trí thức là phải thay đổi từng bước những phương pháp, hình thức, biện pháp lãnh đạo trí thức khơng cịn phù hợp với hiện tại. Chẳng hạn như quá nhấn mạnh lập trường giai cấp, tiêu chuẩn tư cách đảng viên của trí thức; địi hỏi sự cống hiến của trí thức nhưng khơng cải tổ, thay đổi hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với trí thức cho phù hợp dẫn tới việc trí thức khơng phát huy hết vai trị của mình do thiếu động lực, khơng đảm bảo vấn đề lợi ích.v.v... Điều đó cũng khẳng định đổi mới khơng có nghĩa là loại bỏ tất cả các phương pháp, hình thức, biện pháp đã áp dụng mà phải rà soát lại xem cách lãnh đạo nào tốt để tiếp tục phát huy; cách lãnh đạo nào phù hợp nhưng chưa thực hiện tốt thì tìm cách thực hiện cho đúng, cho tốt; cách nào đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp thì kiên quyết từ bỏ. Quá trình đổi mới phải đẩy mạnh tìm tịi, sáng tạo những phương pháp, hình thức, biện pháp mới. Cần lấy yêu cầu phát triển, nguyện vọng chính đáng của đội ngũ trí thức và hiệu quả

đóng góp của đội ngũ trí thức vào phát triển kinh tế, văn hố, xã hội để làm cơ sở xác định đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với đội ngũ này.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn đòi hỏi phải đổi mới quy trình ban hành các quyết định lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với lĩnh vực hoạt động của trí thức theo hướng khoa học, dân chủ, đi từ cơ sở. Chúng ta thừa nhận rằng, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ các cấp là nơi hội tụ trí tuệ của Đảng, các quyết sách và quyết định lãnh đạo của các Đảng bộ là biểu hiện của những tinh hoa trí tuệ ấy. Tuy vậy, nếu chỉ giới hạn ở đó thì chưa đủ, bởi xã hội luôn vận động và biến đổi, luôn đặt ra những vấn đề mới mà có nhiều khả năng Thường vụ và những người trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh không thể lường hết trước được nên cần phải trưng cầu ý kiến, đặc biệt là từ phía các nhà khoa học, từ đội ngũ trí thức.

Từ trước đến nay các cấp uỷ đảng ở tỉnh Quảng Bình cũng đã biết tranh thủ ý kiến đóng góp của một số trí thức trước khi ban hành các quyết định lãnh đạo, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, việc làm này cịn mờ nhạt, chưa có quy chế, quy định, chủ yếu là lấy ý kiến qua các kỳ họp hội đồng nhân dân, các cuộc họp trong nội bộ Đảng, mà chưa tổ chức lấy ý kiến riêng của đội ngũ trí thức; chưa trưng cầu ý kiến của đội ngũ trí thức một cách cơng khai, dân chủ và có tính riêng biệt. Cho nên, Tỉnh uỷ cần phải tạo cơ chế, ban hành quy trình trong đó quy định nhất thiết phải trưng cầu ý kiến của đơng đảo trí thức trên địa bàn tỉnh, huyện, xã để tranh thủ tối đa những ý kiến đóng góp khoa học của đội ngũ trí thức cho các quyết sách của Đảng, cũng từ đó để đội ngũ trí thức đem hết tài năng và tâm huyết của mình đóng góp cho Đảng, cho xã hội. Xây dựng quy định cụ thể để đội ngũ trí thức được trực tiếp tham gia góp ý kiến vào các quyết định lãnh đạo của Đảng, thậm chí phản biện những quyết định lãnh đạo của cơ quan lãnh đạo tối cao mà không sợ vi phạm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Điều này liên quan đến cơ chế vận hành của thể chế chính trị và niềm tin của cấp uỷ đảng đối với đội ngũ trí thức.

Song song với những việc làm trên Đảng cần đổi mới công tác tổ chức của Đảng trong các lĩnh vực hoạt động của đội ngũ trí thức. Đảng lãnh đạo trí thức là lãnh đạo một tầng lớp xã hội có mặt trong mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động

trong tổ chức nào thì trí thức chịu sự tác động trực tiếp của tổ chức đó. Sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với đội ngũ trí thức khơng thể tách rời một cách riêng rẽ mà phải gắn với sự lãnh đạo các tổ chức, các ngành, các lĩnh vực và toàn xã hội. Do vậy, muốn đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với đội ngũ trí thức cũng phải gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với tất cả các lĩnh vực, các tổ chức, với tồn xã hội. Trong đó, chú trọng đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, đồn thể và tồn xã hội nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng đối với trí thức; đồng thời tạo nên sự tôn vinh của xã hội và tạo những điều kiện tốt cho đội ngũ trí thức hoạt động.

Đội ngũ trí thức Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, sở dĩ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua là vì họ được tham gia vào hoạt động trong các tổ chức. Tách khỏi tổ chức, người trí thức dù tài giỏi đến mấy cũng khơng thể phát huy được năng lực trí tuệ của mình. Chỉ có hoạt động trong các tổ chức chính trị, xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý của chính quyền, sự giám sát của nhân dân, sức mạnh trí tuệ to lớn của họ mới được nhân lên gấp bội và có nhiều đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Thực tiễn cho thấy, người trí thức chỉ thực sự được trọng dụng khi nào có nhu cầu khách quan sử dụng họ, chứ khơng phải chỉ do ý thức chủ quan của người lãnh đạo, quản lý quyết định. Đảng và Nhà nước dù rất quý trọng trí thức, nhưng thực tiễn chưa tạo ra nhiều việc làm địi hỏi phải có trí thức tài giỏi đảm nhiệm thì trí thức vẫn chưa thể được trọng dụng. Bởi vậy, để trọng dụng trí thức, cùng với cơng tác tư tưởng, tổ chức tác động tốt vào đội ngũ trí thức thì yếu tố quyết định lại là xây dựng các chủ trương, chính sách nhằm phát huy tài năng và sự cống hiến của họ.

Từ trên cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình các cấp uỷ Đảng mà trước hết là Tỉnh uỷ phải trên cơ sở những Nghị quyết, đường lối được Trung ương Đảng đề ra và căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương mà quán triệt triển khai đến các chi bộ, đảng viên, từ đó xác định phương hướng, kế hoạch hành động cụ thể của từng đơn vị thành viên. Trong giai đoạn hiện nay, các cấp uỷ Đảng phải tổ chức quán triệt sâu rộng và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là về giáo dục - đào tạo và khoa học -

công nghệ, Nghị quyết về xây dựng và phát triển các lĩnh vực, các ngành nghề kinh tế trọng điểm có tính bứt phá của tỉnh. Việc đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và những hoạt động khác của đội ngũ trí thức của tỉnh đều nhằm cụ thể hoá những chủ trương của Đảng, thực hiện những mục tiêu của Đảng đã đề ra. Bên cạnh đó, các cấp uỷ đảng cần nâng cao cơng tác phát triển Đảng trong đội ngũ trí thức. Thơng qua các chi bộ, đảng viên, thực hiện sự lãnh đạo đối với đội ngũ trí thức của tỉnh. Cán bộ, đảng viên, các cơ quan, tổ chức của Đảng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá, uốn nắn kịp thời những sai sót, hạn chế trong việc đề ra và thực hiện các chính sách, chế độ đối với trí thức, đồng thời xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm quyền và trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong góp ý kiến xây dựng, phản biện các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảo đảm các điều kiện và phương tiện giúp trí thức hiểu biết đầy đủ về chủ trương, chính sách của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, tiếp cận với thực tiễn đất nước nâng cao giác ngộ chính trị và ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Vạch trần và đấu tranh chống âm mưu lơi kéo trí thức, chia rẽ trí thức với Đảng của các thế lực phản động.

Một phần của tài liệu vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w