Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trị của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình hiện nay

Một phần của tài liệu vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 75 - 80)

- Những giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá của con người Quảng Bình

2.1.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trị của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình hiện nay

tỉnh Quảng Bình hiện nay

Qua việc phân tích và đánh giá những đóng góp cũng như hạn chế trong việc thể hiện vai trị của đội ngũ trí thức của tỉnh trong những năm qua chúng ta thấy rõ vai trò của đội ngũ này đã được phát huy nhưng chưa đầy đủ, chưa cao, chưa thực sự tương xứng với những yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh hiện nay. Thực tế đó địi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu xem vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trị của đội ngũ trí thức Quảng Bình hiện nay là gì để từ đó có những quyết sách

và giải pháp phù hợp nhằm phát huy một cách tích cực nhất vai trị của đội ngũ này trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh.

Theo chúng tơi, hiện tại có mấy vấn đề đặt ra như sau:

Một là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về cả chất lượng và số lượng của đội ngũ trí thức với cơng tác đào tạo của tỉnh hiện nay còn nhiều hạn chế.

Như trước đây đã trình bày, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Quảng Bình hiện nay u cầu ngày càng cao đối với đội ngũ trí thức của tỉnh cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, hiện tại đang rất khó đáp ứng vì gặp phải một số hạn chế, khó khăn trong cơng tác đào tạo.

Đội ngũ trí thức của tỉnh được đào tạo từ nhiều nguồn, phổ biến nhất là từ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thơng, cán bộ đương chức chưa có trình độ đại học, giáo viên chuẩn hố chuyển tiếp từ trình độ cao đẳng lên đại học, cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học được quy hoạch để đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ sau đại học và tương đương. Các nguồn đó được đào tạo ở nhiều cơ sở, trong tỉnh, trong các trường đại học trung ương và khu vực. Hiện nay tỉnh đã có riêng 01 trường đại học, bên cạnh đó cịn tạo ra được mối liên kết đào tạo giữa tỉnh với một số trường đại học trong nước như đã nói ở phần trên mở các lớp đại học tại chức, từ xa tại Quảng Bình với nhiều ngành nghề khác nhau như: Giáo dục mầm non, nơng nghiệp, kế tốn tài chính, kinh tế phát triển, quản trị kinh doanh, quản lý xã hội.v.v…Hiện tại, trường Đại học Quảng Bình chưa được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, các trường liên kết khác cũng không được phép mở loại hình đào tạo sau đại học tại tỉnh. Tuy nhiên, chỉ với bấy nhiêu điều kiện cũng đã là một thuận lợi lớn cho tỉnh. Song đằng sau những thuận lợi ấy lại tiềm ẩn nhiều những khó khăn, bất cập.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là nhu cầu đào tạo bồi dưỡng thì nhiều nhưng kinh phí đào tạo thì lại hết sức hạn chế. Đối với đào tạo đại học, lẽ ra đây không phải là vấn đề quá lớn vì hiện nay sinh viên học đại học đa số phải tự túc kinh phí, và phần lớn là họ lựa chọn theo học tại các trường có tên tuổi trong khu vực, trong nước. Song một thực tế ở Quảng Bình trong những năm gần đây là đội ngũ cán bộ, cơng chức theo học các chương trình chuẩn hố, phổ cập đại học, đào tạo đại học tại chức q đơng. Vì lực

lượng này hiện đang cơng tác trong các cơ quan nhà nước, các trường học nên tỉnh phải có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí. Hơn nữa, trong đào tạo sau đại học, quy định của tỉnh từ năm 2002 đến nay là trong đào tạo thạc sĩ, nếu là nam thì được hỗ trợ 8 triệu đồng, nữ 10 triệu đồng cho một khoá học; trong đào tạo tiến sĩ, nếu là nam thì được hỗ trợ 15 triệu đồng, nữ 17 triệu đồng cho một khố học. Ngồi ra, tỉnh cịn phải đầu tư hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị các cấp, trình độ quản lý nhà nước hàng năm cho một số lượng đông đảo công chức, viên chức. Trong điều kiện một tỉnh nghèo, đang chắt bóp để đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, mua sắm máy móc, cơng nghệ thì nguồn kinh phí này trở nên khổng lồ và hết sức khó khăn, vì vậy việc tạo điều kiện mở các lớp đại học bị giới hạn, số người được cử đi đào tạo sau đại học cũng bị hạn chế, nhiều người khơng có cơ hội để học tập lên cao.

Khó khăn thứ hai là về ngành nghề, loại hình đào tạo và cơ chế quản lý. Như đã nêu trên, hiện tại trí thức của tỉnh được đào tạo tại nhiều cơ sở nhưng do xu hướng tâm lý chung của người học của tỉnh là thiên về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý nên các trường liên kết theo xu hướng đó, hạn chế mở các ngành khoa học, kỹ thuật. Liên kết đào tạo đại học thì nhiều, mở lớp cũng khơng phải là ít nhưng ngành nghề đào tạo vì vậy mà cịn hạn chế, chưa phong phú, đặc biệt là các nghề mà tỉnh đang cần để phục vụ các ngành kinh tế có lợi thế. Ngay cả ở trường Đại học Quảng Bình cũng vậy, mặc dù theo chủ trương của tỉnh cho phép trường đa dạng hố các loại hình đào tạo, chú trọng đào tạo những ngành nghề về khoa học kỹ thuật để phục vụ sản xuất và đời sống nhưng vì khơng có giáo viên chun ngành nên đến nay trường cũng chưa mở được. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng mất cân đối trong đào tạo, và từ đó dẫn tới việc mất cân đối trong cơ cấu đội ngũ trí thức. Hơn nữa, hiện tại loại hình đào tạo đại học trên địa bàn tỉnh cơ bản là tại chức, một bên chịu trách nhiệm đào tạo cịn một bên chịu trách nhiệm quản lý nên đơi khi chồng chéo, khó thống nhất, trong đào tạo và quản lý đào tạo dễ để xảy ra tiêu cực. Một bộ phận trí thức giáo dục lợi dụng cơ chế liên kết đào tạo để để trục lợi bằng con đường thu học phí, đóng góp của người học mà không chú trọng đến chuyên môn, chất lượng đào tạo dẫn đến kết quả “sản phẩm” được đào tạo không đảm bảo, khi ra trường tham gia

công tác hạn chế về năng lực nên khơng thể hiện được vai trị, đó là điều khó tránh khỏi. Ngồi ra, một bộ phận khơng ít trí thức được đào tạo tại các trường đại học ngồi tỉnh khi ra trường khơng về địa phương cơng tác mà thường tìm đến những trung tâm kinh tế, kỹ thuật, khoa học lớn trong nước để tìm kiếm việc làm, tạo cơ hội phát triển.

Hai là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường lực lượng trí thức cho các cấp, các ngành với thực tế cơ chế sử dụng và chế độ đãi ngộ chưa hợp lý, chậm đổi mới.

Quan điểm, chủ trương của tỉnh về việc sử dụng, bố trí đội ngũ trí thức thì rất rõ ràng, cụ thể, nghĩa là tạo mọi cơ hội để sử dụng và bố trí hợp lý cơng tác của trí thức được tuyển dụng theo đúng chuyên ngành được đào tạo để tăng cường lực lượng trí thức cho các cấp, các ngành. Song trên thực tế việc sử dụng, bố trí đội ngũ trí thức lại khơng được sn sẻ, hợp lý như yêu cầu đặt ra. Nhiều trí thức vẫn khơng được bố trí đúng chun ngành đào tạo. Trước đây một thời gian do khan hiếm cán bộ nên điều này xảy ra là tất yếu, khó tránh khỏi, nhưng trong thời gian gần đây và hiện nay tình trạng trên vẫn diễn ra. Trong số các trí thức khơng được bố trí cơng tác đúng chun ngành trước tiên phải kể đến các trí thức có trình độ cao, có học vị từ thạc sĩ trở lên, có trình độ cao cấp lý luận chính trị, đặc biệt là có tham gia trong Ban chấp hành Đảng bộ. Họ thường được giao nắm giữ những trọng trách lãnh đạo, quản lý trong nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhưng cũng là những người hay bị bố trí trái chun mơn đào tạo nhất. Trong q trình lựa chọn phân cơng cơng tác phía tổ chức thường khơng căn cứ vào chuyên môn của họ mà căn cứ vào những tiêu chí khác, chẳng hạn như: do nhu cầu bức xúc về cán bộ lãnh đạo, do phẩm chất và địa vị chính trị, do yêu cầu của Thường vụ và …nhiều lý do tế nhị khác nữa.

Một bộ phận khác như sinh viên mới ra trường, tốt nghiệp chuyên ngành này nhưng do hiện tại ngành đó đã bão hồ, khơng có nhu cầu nên được bố trí sang lĩnh vực khác, thuộc chuyên ngành khác với lý do là “giữ” cán bộ hay vì bất cứ lý do nào khác khi tổ chức cần…

Trong việc sử dụng trí thức cũng cịn nhiều vấn đề khác như người có bằng đại học đều được sử dụng như nhau, khơng phân biệt loại hình chính quy hay tại chức, hay đào

tạo từ xa. ở một số cơ quan đơn vị còn tỏ ra trọng đãi đối với người được đào tạo tại chức hơn, quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cân nhắc, đề bạt lên những vị trí cao mà trên thực chất với trình độ, năng lực giới hạn những người này không thể xúc tiến cơng việc tốt được.

Chính việc sử dụng, bố trí trái chuyên ngành, khơng căn cứ vào trình độ đào tạo đối một bộ phận trí thức đã làm cho họ khơng phát huy tích cực được khả năng, năng lực, sở trường của mình trong cơng tác, hạn chế đến cơng việc chung, đồng thời chiếm mất cơ hội cho người có chun ngành phù hợp tham gia vì chỉ tiêu, biên chế có giới hạn.

Đó là những thực tế bức xúc đã và đang diễn ra trên địa bàn tỉnh. Nếu khơng giải quyết dứt điểm được tình trạng này chắc chắn chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ trí thức của tỉnh sẽ còn nhiều hạn chế.

Cùng với thực tế trên, chế độ đãi ngộ đối với trí thức của tỉnh cịn một số điểm chưa phù hợp với những yêu cầu, địi hỏi và những đóng góp của họ trong giai đoạn hiện nay.

Từ nhiều năm nay, Tỉnh uỷ, ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số văn bản quy định về chính sách nhằm tạo cơ chế xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh. Chẳng hạn như:

- Quyết định số 244/2002/QĐ-UB ngày 04/02/2002 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc “Quy định chính sách trợ cấp cán bộ theo học các lớp đào tạo sau đại học”.

- Quy định số 04/QĐ/TU ngày 27/02/2003 của Tỉnh uỷ: “Quy định chính sách thu hút

đối với cán bộ, công chức và sinh viên về cơng tác tại Quảng Bình”.

- Quyết định số 39/2003/QĐ - UB ngày 09/9/2003 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc “Quy định một số cơ chế, chính sách chủ yếu phục vụ chương trình phát triển văn hố -

xã hội giai đoạn 2003 - 2005”.

- Chỉ thị số 26 - CT/TU ngày 10/03/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tăng

cường phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và đẩy mạnh phong trào lao động sáng tạo”.

- Nghị quyết số 11 - NQ/TU ngày 10/8/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Phát

- Quyết định số 05/2006/QĐ - UBND ngày 09/03/2006 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc “Ban hành chương trình KHCN phục vụ hội nhập giai đoạn 2006 - 2010”.

Nội dung của các văn bản trên đều trên tinh thần đổi mới tích cực, mục đích khơng có gì khác ngồi tạo mọi điều kiện để phát triển khoa học - công nghệ, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, trong đó có xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức của tỉnh.

Tuy vậy, trong các văn bản trên có một số đến nay khơng cịn phù hợp nhưng chưa có sự thay đổi. Việc hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học đến nay vẫn giữ nguyên mức năm 2002. Chủ trương thu hút nhân tài, người có trình độ cao về cơng tác tại Quảng Bình cịn chưa đủ mạnh, trước hết là về chế độ ưu đãi, sau nữa là mơi trường làm việc chưa thơng thống nên chưa thu hút được các sinh viên có trình độ thạc sĩ, tốt nghiệp đại học loại giỏi về tỉnh cơng tác.. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách tuyển dụng chưa hợp lý, cịn đánh đồng, cào bằng trình độ giữa các hình thức đào tạo chính quy và tại chức trong thi tuyển công chức, viên chức (trên thực tế thì nhiều người khơng thi đậu đại học chính quy mới học

đại học tại chức, ngay trình độ khi đầu vào đã khơng giống nhau, chưa nói đến chất lượng đào tạo cũng khác nhau) nên chưa tạo ra được cơ hội cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa các

trí thức vừa mới tốt nghiệp đại học, nhiều trí thức được đào tạo chính quy chán nản rời tỉnh tìm nơi khác để lập thân.

Ngoài ra, hiện nay chế độ đãi ngộ đối với trí thức cịn thấp, cộng với mơi trường làm việc nhiều nơi còn thiếu thốn về trang thiết bị, điều kiện phục vụ công tác và sinh hoạt, hơn nữa có một thực tế xảy ra là trong một số khơng ít cơ quan, đơn vị lãnh đạo khơng ưa trí thức, nhất là những người có trình độ cao hơn mình…Từ những vấn đề trên và có thể cịn nhiều lý do không cơ bản khác nữa mà một số khơng ít cán bộ, cơng chức, viên chức là trí thức tìm cách chuyển đi nơi khác, khơng ít trí thức bỏ việc nhà nước ra làm ăn độc lập hoặc gia nhập các thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w