Q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn có thể nêu ra một số đặc điểm sau đây:
1.2.2. Vai trò của nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
nghiệp, nông thôn Việt Nam
Con người là nguồn lực của mọi nguồn lực
Trong bất cứ thời đại lịch sử nào cái quyết định sự phát triển sản xuất - nền tảng của toàn bộ đời sống xã hội và là cơ sở của sự tiến bộ lịch sử - không phải là nhân tố nào khác mà là hoạt động của nhân tố con người. Đương nhiên, hoạt động của con người là do nhu cầu của con người quyết định.
Thực tiễn lịch sử loài người đã và đang ngày càng chứng minh rằng, "coi trọng nhân tố con người" và "phát triển nguồn lực con người" là bí quyết thành cơng của mỗi quốc gia, dân tộc - ưu thế của sự phát triển bền vững.
Ngày nay, với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khoa học ngày càng "trở thành LLSX trực tiếp" - đúng như dự đoán của Mác. Một bước ngoặt mới về chất của nền sản xuất xã hội đã mở ra, mà trong đó đặc biệt hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu cấu thành sản phẩm. Do xu thế mới của thời đại mở ra - xu thế chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế trí tuệ. Con người càng
trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất xã hội, nguồn lực vô tận không bao giờ cạn kiệt.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH chúng ta càng nhận thức được vị trí, vai trị to lớn của nhân tố con người. Đảng ta xác định: "nhân tố con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của mọi quốc gia" [9, tr. 5].
Q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn - một bộ phận gắn liền với CNH, HĐH đất nước - diễn ra trong những điều kiện thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen, tác động lẫn nhau. Để tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục những khó khăn và nguy cơ, để có thể "đi tắt, đón đầu" thực hiện mục tiêu CNH, HĐH tùy thuộc trước hết vào chất lượng nhân tố con người.
Vai trò của nhân tố con người được biểu hiện tập trung ở vai trò nguồn lực con người, nhưng nó có ý nghĩa rộng hơn, bao gồm những mục tiêu, động lực, phẩm chất và năng lực của con người. Vì vậy, vai trị nhân tố con người cịn được xem xét ở vai trò của nhân tố tinh thần, tư tưởng mà sự giải phóng tinh thần và ý thức xã hội là một xung lực to lớn, một trong những động lực căn bản của sự phát triển xã hội" [3, tr. 128].
Khi nói đến vai trị của nhân tố con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, phải đặt nó trong mối quan hệ với các nhân tố khác như: nhân tố tự nhiên (tài nguyên), nhân tố kỹ thuật, kinh tế, quốc tế... Nhưng nhân tố con người vẫn là nguồn lực quyết định nhất - nguồn lực của mọi nguồn lực và không bao giờ cạn kiệt.
Nhân tố tài nguyên thiên nhiên là cái sẵn có, có hạn, được con người khai thác
trong q trình phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên, tài nguyên thiên nhiên dù có phong phú đến mức nào đó mà khơng được con người khai thác một cách hợp lý sẽ làm cho nó chóng cạn kiệt và mặt khác, những hậu quả khơn lường của nó nguy hiểm đến sự tồn sinh của con người. Bởi vậy, tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành một nhân tố cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững khi và chỉ khi biết phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của nhân tố con người nhằm khai thác nó một cách có hiệu quả nhất, bảo vệ tốt nhất mơi trường tự nhiên trong lành vì sự sống của con người. Do đó,
u cầu cấp thiết của q trình CNH, HĐH là phải phát huy vai trò nhân tố con người nhằm bảo vệ và từng bước khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học vì tương lai lâu dài của đất nước và của cả nhân loại.
Về nhân tố kỹ thuật được hiểu là:
Tồn bộ cơng cụ lao động và các tư liệu lao động khác mà xã hội dùng để khai thác và chế biến sản phẩm tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình; một trong những bộ phận cấu thành của LLSX xã hội... Sự phát triển của kỹ thuật liên hệ trực tiếp với sự phát triển của khoa học tự nhiên và phụ thuộc lẫn nhau... [30, tr. 296].
Nhân tố kỹ thuật, đặc biệt là máy móc hiện đại đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội khi được kết hợp với sức lao động của con người. Công cụ lao động như Ăngghen nói là "khí quan của bộ óc", là sức mạnh trí tuệ con người. Bởi vậy, khi cơng cụ lao động đạt tới trình độ tin học hóa, được tự động hóa... thì vai trị "khí quan vật chất" của nó trở nên kỳ diệu. Nhưng trong điều kiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nhân tố kỹ thuật còn là phương tiện hữu hiệu để thực hiện sự tha hóa bản chất con người. Chỉ khi hồn tồn xóa bỏ chế độ tư hữu thì nhân tố kỹ thuật mới thực sự trở thành duy nhất chỉ là phương tiện cho con người trở về với bản chất đích thực của con người với tư cách là con người xã hội.
Thực tế hiện nay, những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại trước khi đem lại khả năng to lớn cho các nước chậm phát triển vượt lên thì nó cịn phải làm nốt cơng việc giúp cho giai cấp tư sản quyền thống trị đối với các nước nhỏ yếu. Đối với Việt Nam, từ một nền kinh tế thấp kém đi lên CNXH cũng khơng nằm ngồi sự chi phối đó. Những thuận lợi và khó khăn, nguy cơ và thời cơ đang đặt ra trong việc phát huy vai trị nhân tố con người trong q trình CNH, HĐH.
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhân tố kỹ thuật là sự vật chất hóa những thành tựu của tri thức nhân loại đóng vai trị to lớn hơn bao giờ hết để lao động sống đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Cho nên, nó là phương tiện để phát huy có hiệu quả nhất vai trị nhân tố con người trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố kỹ thuật chỉ là phương tiện, khả năng sử dụng nó là do con người, do trình độ hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của họ quyết định. Do đó, để thực hiện CNH, HĐH thành công trước hết phải chăm lo bồi dưỡng nguồn lực con người. Ngay cả khi có vốn (tài chính) lớn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cũng chỉ được phát huy sức mạnh khi con người biết sử dụng có mục đích, đúng mục đích và có hiệu quả.