- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
2.1.2. Chủ trương, chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thôn và sự tác động của nó đến việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông
động của nó đến việc phát huy nhân tố con người trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn
Q trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn ở nước ta bắt đầu từ năm 1981, có thể chia thành 2 thời kỳ:
Thời kỳ 1981-1990: Tháng Giêng năm 1981 Ban bí thư Trung ương Đảng
(khóa V) ra chỉ thị 100 về cơ chế khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp là khâu đột phá đầu tiên vào cơ chế quản lý tập trung bao cấp, mở ra một thời kỳ mới cho phát triển sản xuất nông nghiệp. chỉ thị 100 được triển khai, đã bước đầu khơi dậy tính tích cực của người nơng dân, tạo nên bước chuyển biến đáng kể trong nông nghiệp, từ 13,5 triệu tấn lương thực bình quân mỗi năm thời kỳ 1976- 1980, đến thời kỳ 1981-1985 đạt bình quân 17 triệu tấn lương thực trên một năm.
Đại hội VI của Đảng (12-1986) vạch ra quyết sách và đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh giá sai lầm trong tập thể hóa nơng nghiệp những năm trước đó và xác định phương hướng đổi mới quản lý nông nghiệp, thực sự coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu, thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tháng 4 năm 1988 Bộ Chính trị (khóa VI) ra nghị quyết 10 (khoán 10) về "đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp", thực hiện giao đất ổn định cho hộ xã viên, giải phóng sức lao động ở nơng thơn, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lao
động và lợi ích. Tháng 3 năm 1989, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 6 (khóa VI) quyết định bỏ nghĩa vụ thu mua lương thực, thực phẩm, thực hiện cơ chế một giá, lưu thông lương thực tự do và xác định hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nơng thơn. Chính sách đổi mới của Đảng được nơng dân đồng tình hưởng ứng, đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của nơng dân, thực sự "cởi trói" cho nơng nghiệp. Sản xuất nơng lâm, thủy sản thời kỳ 1986-1990 đã từng bước vượt qua trì trệ, chuyển sang phát triển ổn định.
Trong nông thôn, QHSX bước đầu được điều chỉnh theo hướng đổi mới quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang cơ chế hạch toán tự chủ. Sau Đại hội VI của Đảng (12-1986) và đặc biệt là sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp được điều chỉnh một bước rất quan trọng. Từ chỗ tập thể hóa triệt để máy móc, trâu bị, nơng cụ chuyển sang thừa nhận quyền sở hữu (trừ ruộng đất) của hộ xã viên. Trong sản xuất nơng nghiệp, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tính tích cực của người nơng dân được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ nông dân mua sắm thêm máy móc, trâu bị, nơng cụ, hoặc nhận hóa giá tư liệu sản xuất từ các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp để phát triển sản xuất theo quy mô kinh tế hộ.
Thời kỳ 1991-2000: Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông
qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. Trong đó xác định: "Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn mời là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế, xã hội" [8, tr. 12]. Vấn đề các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn nói riêng cũng như đối với nền kinh tế nói chung, được Đảng ta khẳng định:
Phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng. Kinh tế cá thể cịn có phạm vi kinh tế, từng bước đi vào con đường làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và
cùng có lợi. Tư bản tư nhân kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc tế dân sinh do pháp luật quy định. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển mạnh [8, tr. 11-12]. Thời kỳ này nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển trong những điều kiện thuận lợi hơn, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng được hồn thiện và cụ thể hóa nhằm xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, tiếp tục giải phóng sức sản xuất, khai thác và huy động cao nhất mọi nguồn lực, mọi tiềm năng để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nơng thơn. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (tháng 6-1993) ra Nghị quyết về "tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn" chỉ rõ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xác định phương hướng cụ thể đổi mới kinh tế hợp tác xã, phát huy vai trò tự chủ của hộ xã viên, thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nơng dân, nhằm giải phóng mạnh mẽ tiềm năng đất đai và lao động nông nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn; đẩy mạnh thực hiện cơng tác khuyến nơng; đổi mới chính sách thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa, chính sách đầu tư tín dụng, chính sách thuế sử dụng đất và thủy lợi phí, chính sách khoa học và cơng nghệ, chính sách xã hội nơng thơn, chính sách đối với miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Luật đất đai sửa đổi (tháng 7-1993) thừa nhận 5 quyền năng của chủ sử dụng đất, luật thuế sử dụng đất nông nghiệp (tháng 2-1993) được Quốc Hội thông qua tạo hành lang pháp lý cho hộ nông dân đầu tư, phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa và từng bước đa dạng hóa cây trồng, vật ni và ngành nghề nơng thơn. Bởi vậy, sản xuất nơng nghiệp phát triển tương đối tồn diện, sản lượng lương thực năm 1993 đạt 23,5 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay. "Thắng lợi trên mặt trận nơng nghiệp, góp phần quyết định đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị" [10, tr. 54].
Đại hội VIII (tháng 6-1996) đề ra nội dung cơ bản của CNH, HĐH đất nước, coi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nội dung cơ bản trong những năm còn lại của thập kỷ 90 đã tạo ra "cú hích" mới thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn phát triển với tốc
độ cao hơn và ổn định hơn. Các Hội nghị Trung ương khóa VIII: Hội nghị Trung ương 4, Hội nghị Trung ương 6 (lần 1) đã phát triển và cụ thể hóa những nội dung chủ yếu của CNH nông nghiệp, nông thơn. Tháng 2-1998, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII ra chỉ thị: "Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở" nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường đồn kết, nâng cao dân trí, khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, thực hiện cơng bằng xã hội ở nơng thơn.
Tóm lại, đường lối đổi mới tồn diện đất nước trong đó đổi mới chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế nơng nghiệp, nông thôn thời gian qua đã xác lập thực sự quyền tự chủ (quyền làm chủ) của người lao động nông thôn trong sản xuất, kinh doanh. Bởi vậy, đã khơi dậy và phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của người nơng dân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đường lối đổi mới của Đảng ta luôn luôn khẳng định rõ việc phát huy nội lực của con người Việt Nam là động lực quyết định sự phát triển nhanh và bền vững. Từ năm 1986 đến nay, trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới tồn diện đất nước, Đảng ta ln khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển, nâng cao chất lượng nhân tố con người Việt Nam không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và bền vững. Cùng với đổi mới kinh tế, động viên sức sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, về đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo, về khoa học và cơng nghệ tiếp tục được hồn thiện và cụ thể hóa nhằm đảm bảo nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam. Đó là nhân tố quyết định thắng lợi của quá trình CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đặc biệt là nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (tháng 1-1993) về "tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo", Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (tháng 7-1998) về "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Nhằm phát triển trí tuệ, đạo đức, lối sống, tâm hồn con người Việt Nam khơng chỉ là mục tiêu mà cịn là động lực quan trọng đối với sự phát triển bền vững của
đất nước ta trong giai đoạn mới. Bởi vậy, giai đoạn này trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực ở nơng thơn cũng được nâng cao. Tính tích cực, năng động, sáng tạo của người lao động nông thôn được khơi dậy và phát huy, tạo nên động lực tinh thần nội sinh thúc đẩy q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn theo định hướng XHCN.