Nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nâng cao sức khỏe cho nông dân

Một phần của tài liệu Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, hđh nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay (Trang 93 - 106)

- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học

2.2.3.4. Nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nâng cao sức khỏe cho nông dân

cho nông dân

Phát triển con người Việt Nam cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực quyết định đẩy nhanh thành công của sự nghiệp xây dựng CNXH. Đối với Nghệ An, để nâng cao chất lượng nhân tố con người ở nông thôn cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Nâng cao trình độ dân trí cho nơng dân.

Hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân:

Trước mắt là phổ cập những kiến thức khoa học và tiến bộ kỹ thuật cho nông dân phù hợp với yêu cầu khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo các nội dung:

- Phổ cập tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tăng vụ cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi các loại gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, phổ biến kỹ thuật làm VAC, VACR thích hợp với từng địa phương; kỹ thuật bảo quản và sử dụng cây và giống vật ni có năng suất cao, ổn định, có phẩm chất tốt; cơng nghệ chế biến, bảo quản nông sản, lâm sản, thủy hải sản cho nông dân để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh tốt; hướng dẫn nông dân sử dụng có hiệu quả phân bón hóa học và thuốc trừ sâu (xét cả về kinh tế - xã hội và môi trường).

- Để khôi phục ngành nghề truyền thống và mở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần giúp đỡ người lao động hiểu biết thêm về kỹ thuật và thị trường tiêu thụ... thu hút thêm những lao động cịn dư dơi, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

- Bồi dưỡng và phát triển kỹ năng về kiến thức quản lý kinh tế hộ cho nông dân, cung cấp những thông tin thị trường cho họ. Qua đó, họ dần dần nâng cao trình độ hiểu biết về kinh tế thị trường và tự chủ vươn lên trong sản xuất, kinh doanh thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước ổn định và nâng cao đời sống.

- Gợi ý, hướng dẫn cách thức hợp tác giữa các hộ nghèo với nhau hoặc các hộ giàu để mở mang ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Qua đó mà phát huy được sức sản xuất của mọi người, mọi nhà làm cho người giàu thì giàu lên, hộ nghèo thì khá hơn, đồng thời đó là một trong những biện pháp hướng tới thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo, xây dựng khối đoàn kết cộng đồng.

Biện pháp trước mắt là sử dụng tối đa các phương tiện truyền thơng đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, tranh vẽ... để truyền đạt và đăng tải thơng tin đến tận gia đình, đặc biệt là thơng tin về nội dung cụ thể của các chương trình khuyến nơng cho nông dân.

Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo tại chỗ cho nông dân, nội dung tập huấn thật đơn giản, cụ thể và kèm theo các tiêu bản, mẫu vật. Tổ chức hội nghị "đầu bờ" để trao đổi, thảo luận về những kết quả làm được và thảo luận công việc mở rộng tiếp theo. Tổ chức tham quan, nghe báo cáo điển hình, hoặc bồi dưỡng dài hạn cho các lao động chủ chốt và lao động trẻ.

Xây dựng và nhân các mơ hình có hiệu quả ở mỗi vùng, như mơ hình kinh tế hộ làm ăn giỏi, khá, trung bình mà trọng tâm là các hộ thuần nơng từ nghèo lên trung bình khá.

Để có thể tiến hành bồi dưỡng, đào tạo có kết quả cần có sự hỗ trợ của các chương trình xúc tiến việc làm, các trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là hỗ trợ kinh phí để thực hiện chương trình đào tạo miễn phí cho người nghèo. Đồng thời phải có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ có trình độ nghiệp vụ chun mơn về công tác ở nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

Giáo dục và đào tạo là con đường cơ bản trong chiến lược phát triển nông thôn. Việc đảm bảo tiếp cận một nền giáo dục tồn diện có chất lượng là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đúng định hướng XHCN. Giáo dục làm cho người lao động phát triển về năng lực trí tuệ, có nhân cách, lối sống lành mạnh là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, xây dựng cuộc sống tốt hơn và xã hội đoàn kết. Khả năng của người dân nông thôn trong việc khai thác các nguồn lực, tăng năng suất và tìm kiếm việc làm phụ thuộc vào trình độ học vấn và khả năng chuyên môn của họ... Bởi vậy, phổ cập giáo dục và đào tạo nghề ở nông thôn vừa là yêu cầu cấp bách vừa là căn bản lâu dài.

- Thực hiện phổ cập giáo dục ở nông thôn.

Vấn đề đặt ra là khả năng tiếp cận giáo dục ở nơng thơn khó khăn hơn nhiều so với thành thị. Điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiếu nhận thức của người dân là hai cản trở giáo dục nông thôn. Giáo dục nông thôn sa sút về chất lượng do giáo viên không được đào tạo đủ chuẩn, do lương không đủ sống phải bớt giờ dạy để làm thêm nghề phụ. Các trường học ở xa người học, đặc biệt, vùng sâu vùng xa các em đi lại khó khăn. Các khoản đóng góp tài chính của trường phụ thuộc vào phụ huynh học sinh. Bình qn các hộ phải đóng góp 44% trong tổng chi phí của trường tiểu học thực sự là một gánh nặng đè lên vai nông dân.

Một số khơng nhỏ gia đình con em nghỉ học để trơng em, chăn bị hoặc nhặt các phụ phẩm, phế liệu nông nghiệp. Trong điều kiện đời sống khó khăn, nhiều gia đình tạm bằng lịng cho con bỏ học hoặc khơng đến trường. ở nông thơn miền núi diện này tương đối cao.

Chương trình giáo dục khơng thiết thực, hấp dẫn, cịn nặng nề làm cho trẻ khơng hứng thú đến trường. Người học khơng tìm ra mối liên hệ nào đối với nông nghiệp, nơng thơn. Từ đó học khơng biết ứng dụng vào đâu cả.

Bởi vậy, để nâng cao giáo dục nơng thơn cần có những chính sách và giải pháp phù hợp. Cụ thể là:

- Tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng: trường sở, trang thiết bị dạy và học, đặc biệt ưu tiên miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

- Cải thiện chất lượng giáo viên - chuẩn hóa và đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên. Đặc biệt đối với miền núi cải thiện điều kiện sinh hoạt cho giáo viên, tăng phụ cấp lương, xây dựng nhà ở và phát triển chun mơn.

- Chương trình giảng dạy cần tăng cường mối liên hệ với kinh tế, xã hội địa phương, môi trường, địa lý, sức khỏe, dân số, lâm - ngư nghiệp... Cải cách chương trình xóa mù chữ. Mở các lớp bổ túc văn hóa để giảm tỷ lệ người chưa biết chữ nhất là đồng bào dân tộc.

- Các đối tượng đặc biệt, nhà nghèo, diện thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có cơng với cách mạng, trẻ em gái, dân tộc ít người phải được chú ý giảm chi phí cho

người đi học. Từng bước thực hiện giáo dục miễn phí cho học sinh nơng thơn, nhất là ở các vùng khó khăn. Đặc biệt để thu hút và tạo điều kiện cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa, trẻ em nghèo có điều kiện học tập, khơng những miễn phí cho các em mà cịn miễn mọi khoản đóng góp và ưu tiên cho các em mượn sách giáo khoa để học. Cấp học bổng cho những em học giỏi, con em dân tộc ít người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Phát huy truyền thống hiếu học của con em xứ Nghệ, củng cố và mở rộng các hội khuyến học từ tỉnh, huyện đến phường, xã. Trên cơ sở đó phát động phong trào tự học, nâng cao kiến thức, hình thành xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

- Đào tạo nghề ở nông thôn.

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường từ mầm non đến bậc phổ thông trung học nhằm phát triển nguồn nhân lực cho tương lai, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. Từ thực trạng ở nơng thơn Nghệ An có trên 95% lao động làm việc chủ yếu bằng cơ bắp, không được đào tạo nghề, trực tiếp là một trở ngại lớn cho việc phát huy sức mạnh sáng tạo của nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH. Rõ ràng nhu cầu đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho người lao động và tình trạng thiếu cán bộ khoa học - kỹ thuật đang là bài toán trước tiên cần được giải

quyết để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn Nghệ An. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần có giải pháp cụ thể:

- Củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo hiện có, đa dạng hóa các hình thức đào tạo, kết hợp các trường đào tạo với hệ thống khuyến nông - lâm từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã để xây dựng mạng lưới đào tạo nghề ngay tại địa phương, gắn đào tạo với chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới đối với nông dân.

- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, hướng trọng tâm vào chiến lược ngành nghề của địa phương nhằm phát huy được truyền thống và thế mạnh của từng vùng, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Chú ý trọng tâm đào tạo lao động có chất lượng cao khơng chỉ phục vụ CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn mà cịn xuất khẩu lao động.

- Có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho những lao động nghèo, lao động thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số có điều kiện theo học. Kết hợp đào tạo với giới thiệu việc làm.

Vấn đề dạy nghề cho nông dân cần được xem xét và giải quyết đồng bộ cùng với các giải pháp về kỹ thuật, vốn, thị trường; cần phải gắn với chương trình đào tạo nghề nghiệp nói chung và nhất thiết phải có sự đầu tư của nhà nước và xã hội. Nhà nước cần ưu tiên các dự án quốc gia và quốc tế cho vấn đề giải quyết việc làm, dạy nghề ở nơng thơn và nâng cao dân trí cho nơng dân. Việc đào tạo nghề cho lao động khơng chỉ bó hẹp trong nhu cầu của từng tỉnh, mà phải vươn ra thị trường lao động ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn và ra cả nước ngồi.

Thứ hai: Nâng cao trình độ văn hóa và sức khỏe cho nơng dân.

Nâng cao trình độ văn hóa cho nơng dân.

Việc đảm bảo cho nhân dân hấp thụ một nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc khơng chỉ mục tiêu mà cịn là động lực tinh thần nội sinh của khối đại đoàn kết toàn dân đẩy nhanh thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, để ngăn chặn mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của nó một cách có hiệu

quả thì việc nâng cao trình độ văn hóa cho nơng dân là nhân tố đóng vai trị hết sức quan trọng. Do đó, phải nâng cao trình độ văn hóa cho nơng dân Nghệ An theo các nội dung sau:

- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về phát triển văn hóa, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", phong trào "xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa", phong trào "người tốt việc tốt" làm cho văn hóa thấm sâu vào từng thơn xóm, làng bản, từng gia đình, hình thành hệ giá trị mới của con người Việt Nam, làm cho đời sống văn hóa cộng đồng lành mạnh; xây dựng con người có nhân cách cao đẹp, có trí tuệ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Phát huy truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thơng tin cơ sở để khơng ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của dân tộc. Phát triển văn hóa quần chúng, duy trì và khơi phục những lễ hội quần chúng có giá trị lịch sử - văn hóa, có tác dụng giáo dục lịng u nước, tình làng nghĩa xóm, uống nước nhớ nguồn, nhưng kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan.

- Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thơng tin đại chúng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phát thanh, truyền hình, báo chí, panơ, áp phích, tranh cổ động... phổ cập các phương tiện truyền thanh đến mỗi gia đình.

- Hồn thành việc xây dựng thiết chế văn hóa ở làng xã, nâng cấp nhà văn hóa, nhà biểu diễn, sân vận động hiện có; làm mới một số cơng trình văn hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong hoạt động văn hóa thể thao; đồng thời tăng cường đầu tư ngân sách cho văn hóa tương ứng với đà tăng trưởng kinh tế.

Nâng cao sức khỏe cho nông dân.

Sức khỏe là nhu cầu tồn tại trước hết của bản thân con người, cho việc phát triển năng lực thực tiễn, năng lực nhận thức và làm tăng thêm sức mạnh của bản thân con người. Nâng cao sức khỏe là nâng cao thể trạng và tầm vóc con người Việt Nam -

một yêu cầu cơ bản của việc nâng cao chất lượng nhân tố con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Đồng thời, việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân lao động làm cho họ vững tin hơn vào bản chất tốt đẹp của chế độ mà chúng ta đang xây dựng. Do đó, nhân dân sẽ đóng góp tốt hơn sức lực của mình vào cơng cuộc xây dựng CNXH.

Để nâng cao sức khỏe cho người dân nông thôn Nghệ An, cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Phát động toàn dân tham gia hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe nâng cao thể trạng và tầm vóc con người Việt Nam.

- Nâng cao chiến lược phòng chống dịch, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người bị di chứng chiến tranh.

- Củng cố và nâng cao mạng lưới y tế cơ sở, có bác sĩ làm việc trong tất cả các trạm y tế xã đồng bằng, trung du và phần lớn các xã miền núi. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu đa dạng của xã hội.

kết luận

- Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và tinh thần xã hội nói chung. Nhờ có hoạt động thực tiễn mà trước hết là lao động sản xuất vật chất, con người đã sáng tạo ra toàn bộ đời sống hiện thực và sáng tạo ra bản thân mình. Hoạt động thực tiễn vừa là cơ sở, động lực thúc đẩy sự hình thành, phát triển những năng lực, phẩm chất xã hội của con người, vừa là phương thức duy nhất để hiện thực hóa những năng lực, phẩm chất xã hội của con người tạo ra sự biến lịch sử.

- Phát huy nhân tố con người trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn Nghệ An thực chất là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo (cả về mặt hoạt động nhận thức và cả về mặt hoạt động thực tiễn) của con người thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.

- Xuất phát từ bản chất của CNXH, phát huy nhân tố con người trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nông thôn Nghệ An trước hết cần phải tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi người đều được tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh; Hai

là phải tạo điều kiện, cho hoạt động đó đem lại một hiệu quả ngày càng cao; Ba là tạo

điều kiện thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển về năng lực, phẩm chất xã hội của con người, nhằm nâng cao chất lượng nhân tố con người khơng chỉ là động lực mà cịn là

Một phần của tài liệu Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, hđh nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay (Trang 93 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w