- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
2.2.2.2. Có chính sách khuyến khích làm giàu chính đáng, gắn với xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hộ
giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội
Đảng ta chủ trương khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, "coi việc một bộ phận dân cư làm giàu trước là cần thiết cho sự phát triển" [12, tr. 114], đồng thời chăm lo xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư. Thực hiện chủ trương đó, trước mắt Nghệ An cần thiết phải chú trọng thực hiện các giải pháp cụ thể sau đây:
Phải đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn, coi một bộ phận dân cư giàu có chính đáng là hợp quy luật và cần thiết cho sự phát triển.
Sự hình thành những nhóm xã hội có đủ vốn, đủ kinh nghiệm, có bản lĩnh kinh doanh trong thị trường để làm nịng cốt cho sự phát triển kinh tế hàng hóa, thị trường vốn yếu kém ở Nghệ An là vấn đề cấp thiết. Bộ phận đó có khả năng dẫn dắt nơng dân
đi vào kinh tế thị trường thuận lợi nhất, có năng lực tập hợp các tầng lớp dân cư trong nông thơn trong q trình xây dựng nơng thơn mới. Trong q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, vai trị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vị trí vơ cùng quan trọng, trong mơ hình kinh tế đó thì một bộ phận giàu có, có vai trị chủ yếu tạo dựng các doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư ở nông thôn.
Tiếp tục tạo điều kiện để mọi người có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng, đảm bảo cơng bằng xã hội.
Trong q trình thực hiện sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", nội dung của công bằng xã hội cần được thể hiện trong mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, ai cống hiến nhiều thì hưởng nhiều, ai cống hiến ít thì hưởng ít. Nhà nước và xã hội có chính sách giúp đỡ cho những người do hồn cảnh đặc biệt khơng thể tự mình lao động để kiếm sống. Cũng do vậy, phải chấp nhận sự khác biệt trong thu nhập, do năng lực và điều kiện của mỗi người tham gia vào hoạt động kinh tế, xã hội không giống nhau. Sự khác biệt, sự chênh lệch trong thu nhập gắn liền với sự chênh lệch trong mức sống, sự khác biệt trong lối sống, tạo ra sự bất bình đẳng xã hội. Sự khác biệt này một mặt tạo ra động lực phát triển kinh tế, mặt khác luôn là mầm mống, nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội.
Điều quan trọng là phải tạo ra những cơ sở của sự bình đẳng, tức là những cơ hội bình đẳng cho mọi người tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với cách tiếp cận như vậy, sự chênh lệch về mức thu nhập một cách hợp lý mới được coi là bình đẳng hay cơng bằng.
Trong trình độ phát triển của đất nước hiện nay, chúng ta buộc phải chấp nhận sự bất bình đẳng. Song, khơng vì thế mà tước bỏ địi hỏi về sự cơng bằng xã hội. Vì vậy trong nội dung của cơng bằng xã hội đã bao hàm sự chấp nhận làm giàu chính đáng, hợp pháp, biết làm giàu cho mình và có lợi cho sự phát triển của đất nước.
Sự phân hóa giàu nghèo là hệ quả tất yếu của việc thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội trong điều kiện lịch sử của nước ta hiện nay, và chúng ta bắt buộc phải chấp
nhận, mặc dầu đó là hệ quả chúng ta khơng mong muốn. Vì thế, khơng thể nơn nóng, muốn xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo một cách nhanh chóng, mà chỉ có thể thực hiện mục tiêu cuối cùng đó dần dần, từng bước, trước mắt thực hiện công bằng xã hội là yêu cầu hàng đầu.
Vấn đề đặt ra hiện nay là:
- Trong khi những người lao động trung thực, cần mẫn dãi nắng, dầm sương đang phải sống nghèo khổ thì lại có kẻ giàu lên quá nhanh bằng những thủ đoạn bất hợp pháp, xảo trá như tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo... và đang sống xa hoa phè phỡn.
- Hiện có một bộ phận dân cư có nhiều cống hiến cho đất nước, đặc biệt là đã cống hiến không chỉ sức lực, của cải mà cả xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước, thì bây giờ vẫn phải sống nghèo khổ, đặc biệt những di chứng chiến tranh để lại cho cả con cháu họ làm mất khả năng vươn lên trong cuộc sống.
Bởi vậy, để khắc phục tình trạng trên cũng là thực hiện cơng bằng xã hội cần có những chính sách và biện pháp cụ thể:
- Đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới loại trừ tệ tham nhũng, quan liêu, làm giàu bất hợp pháp.
- Điều tiết thu nhập của những người giàu lên do lợi thế nghề nghiệp, lợi thế do xã hội và tài nguyên tạo ra. Nhưng vấn đề công bằng xã hội trong phát triển theo định hướng XHCN khơng chỉ là việc điều hịa lợi ích, điều tiết phân phối lại thu nhập của các giai tầng trong xã hội cho hợp lý, mà quan trọng hơn là phải đảm bảo cho mọi tầng lớp xã hội được hưởng các quyền lợi xã hội như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề nghiệp, được giúp đỡ lúc khó khăn, hoạn nạn.
- ở nông thôn Nghệ An do hậu quả nặng nề của xã hội cũ và các cuộc chiến tranh để lại, bộ phận dân cư nghèo khổ này càng đa dạng, phần lớn đối tượng cần được xã hội trợ giúp. Những người cịn có khả năng lao động, ngồi việc tổ chức phục hồi chức năng cho họ, cần phải hỗ trợ các điều kiện cần thiết như: vốn, đào tạo nghề, kinh
nghiệm sản xuất..., để họ vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Những người khơng cịn khả năng lao động cần khuyến khích các tổ chức và cá nhân giúp đỡ, chăm sóc bằng các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Những người tàn tật, già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa cần phải được giúp đỡ tại địa phương hoặc nuôi trong các cơ sở xã hội.
Giải quyết việc làm cho người lao động nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đi đến xóa đói, giảm nghèo.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ "Tập trung sức tạo việc làm... khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi cơng dân, mọi nhà đầu tư, mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động" [12, tr. 114]. ở tầm vĩ mơ, Việt Nam đã có chương trình quốc gia về giải quyết việc làm. Trên cơ sở đó, các vùng, các tỉnh xuất phát từ thực trạng và điều kiện cụ thể của vùng mình, tỉnh mình để có những giải pháp thiết thực hơn giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với nông thôn Nghệ An các giải pháp phải là:
- Gắn chặt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với việc di dân xây dựng các vùng kinh tế mới nhằm phân bố lại lao động, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Việc di dân xây dựng các vùng kinh tế mới ở Nghệ An cần kết hợp với chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc và phát triển kinh tế trang trại. Đi đơi với các chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, miễn thuế, thì cần phải chuẩn bị tốt các khâu: di dân tới, khai phá đất hoang, tổ chức sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Trợ giúp xúc tiến việc làm thông qua các dự án nhỏ. Đối với nông thôn Nghệ An các dự án nhỏ được xây dựng và triển khai theo hai hình thức: dự án do chính quyền địa phương tổ chức để thu hút lao động, giải quyết việc làm, khai thác tiềm năng của địa phương, dự án của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, hội nghề nghiệp được xây dựng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên của Hội.
- Tạo việc làm thông qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mơ hình này thích hợp với các gia đình hoặc nhóm gia đình có vốn, có nghề truyền thống đủ điều kiện phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Thực hiện những giải pháp cụ thể hơn nhằm phát triển sản xuất ở các hộ nghèo, đi đến xóa đói, giảm nghèo.
- Điều chỉnh, bổ sung giao thêm đất hoang hóa, đất trống, đồi trọc có khả năng
phát triển nơng nghiệp, giao rừng, mặt nước cho các hộ nghèo có lao động. ở Nghệ An
phần lớn (70-80%) diện tích đất canh tác được chia theo nhân khẩu, quỹ đất còn lại được tổ chức đấu thầu cho những hộ có điều kiện sản xuất, trong số này có địa phương giành từ 3-5% để làm quỹ đất dự trữ. Bởi vậy, cần có sự điều chỉnh, bổ sung thêm ruộng đất cho những hộ nghèo có nhiều lao động và có khả năng canh tác để họ thốt ra khỏi cảnh nghèo. Đây cũng là hình thức bổ sung thêm vốn cho hộ nghèo vươn lên. Bên cạnh đó, diện tích đất hoang, đồi trọc, đất lầy mặn ven biển và cửa sơng có khả năng phát triển sản xuất ở Nghệ An còn khá lớn, đối với các loại đất này cần có chính sách khuyến khích, khai thác, sử dụng, đặc biệt là ưu tiên về vốn phát triển kinh tế trang trại. Nơi khơng có khả năng khai hoang, phục hóa cần vận động các hộ nông dân di chuyển định canh, định cư đến vùng đất mới.
Tuy nhiên các điều kiện về cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, điện, giáo dục, y tế... ở các vùng định canh mới cịn rất kém và nhiều khó khăn, cần thiết phải có sự trợ giúp về vốn, miễn thuế nông nghiệp trong những năm đầu cho hộ nơng dân. Cùng với chính sách ưu tiên về vốn và miễn thuế, việc chọn hộ đi xây dựng vùng kinh tế mới là rất cần thiết. Tỉnh Nghệ An mấy năm gần đây đã xây dựng được các tổng đội thanh niên xung phong đứng ra đảm nhận cơng việc khó khăn này. Đây là một giải pháp có hiệu quả trong chương trình xây dựng vùng kinh tế mới cần được phát huy.
- Tăng cường vai trị của nhà nước, của chính quyền các cấp trong việc thực thi các giải pháp xóa đói, giảm nghèo như: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn,
đặc biệt ưu tiên cho những xã nghèo, vệt nghèo, thực hiện chính sách bảo trợ sản xuất nông nghiệp trong những trường hợp nông dân gặp rủi ro, thiên tai, giá cả thị trường biến động lớn, miễn, giảm phí học nghề cho học sinh nghèo tại các trung tâm dạy nghề, xây dựng và mở rộng chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, tun truyền sâu rộng và hỗ trợ kinh phí để thực hiện kế hoạch hóa gia đình...