- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học
2.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
Sự tăng trưởng kinh tế của Nghệ An trong thời gian qua đã phản ánh những thành tựu đạt được trong việc phát huy nhân tố con người. Tuy kinh tế phát triển nhưng chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả còn thấp, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo. Khả năng phát huy nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh vẫn còn yếu kém; chưa tạo được những điều kiện thúc đẩy hoạt động của nhân tố con người tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao.
Cần thấy thực trạng rằng, trong nơng thơn nạn thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng hiệu quả kém và thu nhập thấp là khá phổ biến. Nếu chỉ tập trung vào sản xuất nơng nghiệp độc canh thì lao động ở nơng thơn dư thừa quá nhiều, chỉ có 18% lao động nơng nghiệp làm việc 210 ngày/năm (mỗi ngày làm việc bình quân 4-5 giờ), nếu căn cứ vào quỹ đất và chỉ làm thuần nơng, lao động nơng thơn đã dư thừa ít nhất 30% (tương đương 8-9 triệu người) [6, tr. 87].
Theo kết quả điều tra cơ bản lao động vùng Bắc Trung bộ của Bộ Lao động, thương binh và xã hội năm 1998 tỷ lệ người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động trong
12 tháng ở nông thôn Bắc Trung bộ là 34,4%, trong đó Nghệ An là 29,97% [4, tr. 558- 561].
- Ngồi việc tổ chức sản xuất, thay đổi cơng nghệ cũng làm một số lao động bị thất nghiệp cơ cấu; việc cơ giới hóa nơng nghiệp sẽ làm giảm thời gian lao động ở nơng thơn. Q trình này có xu hướng ngày càng gay gắt hơn do địi hỏi của việc duy trì phát triển kinh tế với tốc độ cao. Vì vậy, yêu cầu trước mắt phải đẩy mạnh mạng lưới đào tạo nghề, giúp cho người lao động tìm được việc làm nâng cao đời sống. Mặt khác, từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy Nghệ An cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động thì mới có khả năng giải quyết một mức độ đáng kể tình trạng thiếu việc làm hiện nay và những thập kỷ tiếp theo.
Trong 10 năm (1989-1999) dân số Nghệ An tăng bình quân hàng năm là 1,75% (cả nước 1,7%). Đặc biệt trong mấy năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số ở vùng ven biển, vùng giáo dân, vùng dân tộc của Nghệ An vẫn cao; lực lượng lao động tăng tự nhiên hàng năm 3,3 vạn người gây sức ép mạnh về giải quyết việc làm.
Sự gia tăng dân số cùng với các yếu tố khác như không kịp thời thay đổi mùa vụ ở một số vùng, chưa đưa ngành nghề vào nông thôn, đã tạo nên thực trạng dư thừa lao động gay gắt. Hàng chục vạn thanh niên nơng thơn một năm có 6 tháng "nơng nhàn", khơng có việc. Nghệ An lại chưa có cơ sở sản xuất cơng nghiệp thu hút sức lao động. Do vậy, lao động và việc làm đang thực sự là vấn đề bức bách cho từng gia đình.
- Người lao động là vốn quý nhất, có vai trị quyết định nhất đối với sự phát triển xã hội, nhưng để nhiều người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, thì họ lại có thể gây ra những áp lực tiêu cực cho xã hội (di dân tự do, tệ nạn xã hội...). Đó là vấn đề vừa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài cần từng bước giải quyết. Tuy nhiên, giải quyết việc làm ở nơng thơn Nghệ An cịn rất nhiều khó khăn, số người cần giải quyết việc làm còn rất lớn. Trong số những người được giải quyết việc làm phần đông vẫn là lao động phổ thông, giản đơn, thu nhập thấp và chủ yếu lao động trong lĩnh vực sản xuất nhỏ, thủ cơng hoặc dịch vụ bình thường và bấp bênh, một bộ phận trong số những người này nguy cơ mất việc trở lại luôn luôn đặt ra.
Tạo việc làm ở nơng thơn Nghệ An đã là khó khăn, làm rõ điều đó cần tìm hiểu thực trạng lao động và chất lượng lao động ở Nghệ An hiện nay.
- Về cơ cấu chất lượng: Tổng số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật của Nghệ An có đến năm 2000 là: 249.814 người, chiếm 18,7% lực lượng lao động. Trong đó:
+ Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học có 32.965 người, chiếm 2,45%, tập trung ở ngành giáo dục và y tế.
+ Lao động là cơng nhân kỹ thuật có 42.837 người, chiếm 3,21%, trong đó số người có trình độ tay nghề cao chỉ vài trăm người, lại tập trung ở các ngành dịch vụ là chính.
+ Lao động có trình độ trung học chun nghiệp là: 85.674 chiếm 6,42%. + Lao động được đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề và các cơ sở ngồi cơng nghiệp là 86.611 (chiếm 6,64%) [26].
Thực trạng trên đây phản ánh trình độ chun mơn kỹ thuật của lao động cịn ở mức quá thấp, mặt khác cơ cấu bên trong về ngành nghề và bậc học của lực lượng lao động qua đào tạo cịn có sự bất hợp lý đối với nhu cầu sử dụng: lao động là công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số lao động được đào tạo, tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề thơng dụng như: lái xe, cơ khí, xây dựng, mộc dân dụng, may mặc... Một số ngành nghề cần thiết khác như chế biến nông, lâm, hải sản, kỹ thuật trồng trọt, chăn ni cịn chưa được quan tâm đào tạo. Đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật bậc cao đáp ứng yêu cầu công nghệ mới của sản xuất phát triển còn quá thiếu.
Chất lượng lao động thấp với cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý đã có ảnh hưởng khó khăn cho q trình phân cơng lao động, giải quyết việc làm. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lực lượng lao động được bố trí vào làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn tỉnh có sự tăng đáng kể. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các vùng và ngành kinh tế còn diễn ra với tốc độ
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Một trong nhiều ngun nhân của tình trạng đó có nguyên
nhân xuất phát từ nội lực của bản thân người lao động, đó là trình độ nghề nghiệp. Lao động thiếu trình độ chun mơn kỹ thuật hạn chế khả năng tạo việc làm, tìm đến việc làm, di chuyển chỗ làm việc giữa các ngành, các khu vực kinh tế.
Để tăng sức sản xuất ở nông thôn, nâng cao năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày càng lớn của người lao động, thời gian qua chúng ta đã chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Khó khăn chính là vốn. Thế nhưng, những nguồn vốn có được từ nguồn lực của nhà nước, từ nguồn vốn trong dân và từ việc thu hút vốn bên ngồi dưới nhiều hình thức để đầu tư cho phát triển lại bị tham nhũng, lãng phí, thất thốt rất lớn. Tham nhũng chính là tước đoạt cơ sở tồn tại hiện thực của người lao động, trực tiếp làm mất phương tiện quan trọng để tăng sức sản xuất.
Nhiều dự án, chương trình đầu tư phát triển và hỗ trợ việc làm triển khai ở Nghệ An thiếu đồng bộ và phân tán qua nhiều khâu trung gian vừa làm thất thoát, vừa làm giảm tác dụng và hiệu quả của vốn đầu tư. Ngân sách đầu tư đã hạn hẹp, nhưng việc sử dụng quản lý lại chưa có hiệu quả. Đặc biệt, vốn đầu tư cho chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc bị tham nhũng, lãng phí, thất thốt lớn. Năm 1998 ở Nghệ An có 45/86 dự án xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đã vi phạm trong khâu thẩm định, lập khống 139 bộ hồ sơ để vay 467 triệu đồng, 55 đơn vị vay sử dụng vốn khơng đúng mục đích với số tiền 2,2 tỷ đồng [2].
Việc làm sai trái này là trực tiếp vi phạm lợi ích của quần chúng lao động, làm mất khả năng tăng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu, lợi ích chính đáng của người lao động, trái với bản chất của CNXH.
Tình trạng huy động sức dân một cách tùy tiện, bắt dân đóng góp một cách quá mức, cũng là một hiện tượng phổ biến ở Nghệ An trong thời gian qua. Kết quả điều tra thực trạng dân đóng góp một cách tùy tiện trên địa bàn 7 huyện và Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An cho thấy:
Trong số hàng chục xã của 7 huyện và Thành phố Vinh đã kiểm tra thì trung bình dân phải đóng góp từ 25-30 khoản, có xã lên đến 40 khoản. Khơng kể cơng lao động, riêng tiền và thóc, các hộ phải đóng góp 20-40% về tổng thu nhập nơng nghiệp hàng năm (có gia đình nơng dân 1 năm thu hoạch được 1484kg thóc thì phải nộp thuế và đóng góp các khoảng hết 561kg). Trong khi đó việc quản lý thu chi khơng rõ ràng, một mặt do cán bộ lợi dụng sơ hở để xà xẻo, cắt xén, mặt khác trình độ cán bộ có hạn cũng gây thất thốt, lãng phí. Nhiều cơng trình lại vượt q dự tốn nên phải vay dân, vay ngân hàng và nhiều nơi cơng trình đã làm xong nhưng khơng có khả năng thanh tốn, trả nợ. Nhiều cơng trình đã đầu tư hàng trăm triệu đồng nhưng phải bỏ dở vì hết vốn... 100% xã có kiểm tra đều nợ ngân hàng và nợ của dân, rất nhiều xã khơng có khả năng thanh tốn. Một xã của huyện Nghi Lộc sau khi làm trường và xây đài tưởng niệm xong còn phải chịu nợ hàng trăm triệu đồng, lãi suất phải trả mỗi năm lên tới 60 triệu đồng, trong khi đó huy động tối đa sức đóng góp của dân trong toàn xã cũng chỉ được 40-50 triệu đồng. Do vậy, nợ vốn cộng lãi ngày càng chống chất.
Việc huy động đóng góp đầu tư xây dựng các cơng trình khơng bàn bạc kỹ với dân, phổ biến là mất dân chủ, có nơi đưa ra dân bàn nhưng chỉ là những chủ trương chung chung, có nơi cấp ủy, Hội đồng nhân dân bàn rồi đưa ra dân với tính chất áp đặt từ trên xuống. Các cơng trình khơng được quyết tốn cơng khai, nên thực chất nhân dân không nắm được thu chi. Tình hình đó tạo nên mâu thuẫn và những bức xúc âm ỉ kéo dài không được giải quyết nhất là những nơi có biểu hiện tiêu cực [32].
Sự thối hóa biến chất của một bộ phận cán bộ Đảng viên, kết hợp với sự yếu kém về năng lực, trí tuệ đã dẫn đến một thực trạng như trên. Thực trạng đó tự nó nói lên rằng, khơng những khơng phát huy được tính tích cực, năng động sáng tạo của quần chúng lao động mà cịn kìm hãm sức sáng tạo của họ. Mặt khác, nó làm giảm sút niềm tin của quần chúng lao động đối với Đảng, với chế độ tốt đẹp mà chúng ta đang xây
dựng. Khắc phục hạn chế trên là điều kiện quyết định của việc phát huy nhân tố con người đúng định hướng XHCN.
Sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng gia tăng: Trong lĩnh vực kinh tế, cơ chế thị trường là một tất yếu không thể đảo ngược được của sự phát triển, kéo theo xu hướng tất yếu của sự phân hóa giàu nghèo. Sự phân hóa thu nhập ở mức độ hợp lý là động lực của sự phát triển. Sự tăng hộ giàu bằng sức lực, trí tuệ của chính bản thân mình là một hiện tượng tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Hộ giàu là những nhân tố mới trong sự phát triển của đất nước theo mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Nhưng ngay cả ở đây cũng ẩn chứa nguy cơ có thể làm rạn nứt các quan hệ xã hội lành mạnh mà chúng ta đang xây dựng.
Điều cần quan tâm ở đây là xu hướng làm giàu bất chính (nhờ bn lậu, tham nhũng, đầu cơ...) là nguyên nhân tạo ra những tệ nạn xã hội làm tăng sự phân hóa sâu sắc trong tầng lớp nghèo (thiếu công ăn việc làm, bế tắc đã tiếp tay cho buôn lậu hoặc sa vào những tệ nạn khác như cờ bạc, nghiện hút...)
Cần thầy rằng, trong số người giàu ở Nghệ An, có cả một số là cán bộ có chức, có quyền đã bị tha hóa, và vì thế nạn tham nhũng, hối lộ có điều kiện tồn tại phát triển. Điều nguy hại nhất của tệ nạn này là ảnh hưởng về mặt xã hội, về chính trị, gây nghi ngờ trong quần chúng nhân dân lao động đối với cán bộ nhà nước và các cấp bộ Đảng; gây mất lịng tin vào nhà nước. Có thể nói đây là nguy cơ lớn nhất của Nghệ An, vấn đề này tuy được lãnh đạo Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân thường xuyên quan tâm chỉ đạo, triển khai loại trừ, song hiệu quả chưa cao.
Xu hướng phân hóa giàu nghèo vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng sâu sắc, là vấn đề xã hội bức xúc cần quan tâm nghiên cứu loại trừ. Bởi vì xã hội ta khơng chấp nhận sự làm giàu bất chính.
Cũng có một số giàu lên do cơ chế quản lý lỏng lẻo của các cơ quan như ngân hàng... cho vay thiếu điều tra, cân nhắc. Sự tha hóa, kém phẩm chất của một số người đã dẫn đến tình trạng làm cho các ngân hàng dư nợ gần trăm tỉ đồng chưa giải được. Hậu quả kinh tế đối với một tỉnh nghèo như Nghệ An quả là nặng nề, song hậu quả xã hội sẽ
tác động lâu dài, sâu sắc hơn. Không ai dám chắc rằng, sự bất bình đẳng như vậy đến một giới hạn nào đó lại khơng trở thành xung đột, mất ổn định xã hội, thành đối kháng, từ mâu thuẫn cục bộ thành mâu thuẫn có tính giai cấp.
Tệ nạn xã hội đang là một thách thức đối với cộng đồng người Nghệ An: Các tệ nạn và tiêu cực xã hội có chiều hướng gia tăng làm tổn hại sức sống và phát triển, nhất là ở thanh niên - lực lượng chủ yếu của CNH, HĐH.
Nghệ An là một điểm nóng về vận chuyển mua bán ma túy, và số người nghiện hút phát triển mạnh, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Theo điều tra của công an Nghệ An, năm 1998 cả tỉnh có 2.911 con nghiện, Thành phố Vinh trên 300 con nghiện, phần lớn tuổi thanh, thiếu niên, nguy hại nhất là ma túy len lỏi vào trường học.
ở huyện Quỳ Châu (huyện miền núi) Nghệ An, năm 1992 có 170 con nghiện ma túy, thì năm 1996 đã có 230 người, tăng 35% và đến năm 1998 so với năm 1992 con số này tăng lên 40%, mỗi năm số người nghiện hút này đã thiêu hủy hết 2,5 tỷ đồng, số tiền này gấp 2,5 lần tổng thu ngân sách hàng năm của huyện, và điều đáng nói là 88% số người nghiện đều có hồn cảnh vơ cùng khó khăn, trong đó có 119 lượt đối tượng trộm cắp, trấn lột, cưỡng đoạt tài sản công dân. ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) năm 1998 có 610 người nghiện ma túy, trong đó có 16 cán bộ Chi cục thuế của huyện nghiện hút (chiếm 60% cán bộ chi cục) [34].
Tệ mại dâm ở Nghệ An cũng là điều nhức nhối. Trên địa bàn tỉnh, năm 1998 phát hiện 235 gái mại dâm, tuy nó chưa ảnh hưởng sâu sắc đến vùng nông thôn rộng lớn, song nó phản ánh sự suy đồi về phẩm chất đạo đức của một số người và góp phần làm lây lan HIV, AIDS - căn bệnh thế kỷ. Đáng chú ý là ở Thành phố Vinh (đến hết quý III năm 1998) đã có 11/18 phường, xã có người nhiễm HIV [31]. Nghệ An đến hết tháng 10 năm 1998 đã có 132 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 7 người chuyển sang AIDS và 5 người bị tử vong. Đến tháng 12 năm 1999, 18/19 thị xã, huyện ở Nghệ An đã phát hiện ra người nhiễm HIV, đặc biệt đi khám nghĩa vụ quân sự cho 607 thanh niên thì đã phát hiện ra 21 trường hợp nhiễm HIV [1].