Những thành tựu đạt được đối với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, hđh nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay (Trang 44 - 48)

- Nhân tố quốc tế: Điểm nổi bật là do thành tựu của cuộc cách mạng khoa học

2.1.3. Những thành tựu đạt được đối với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An

trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An

Do nhận thức và quán triệt đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng, các nghị quyết của Trung ương được vận dụng và cụ thể hóa vào điều kiện và hoàn cảnh của tỉnh bằng các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh... nên đã từng bước huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng hợp quy luật, hợp lòng dân, đúc kết được kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng đã trở thành một động lực chính trị - tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực năng động sáng tạo của mỗi con người, gia đình, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đường lối đổi mới, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu đã giải phóng một bước sức sản xuất ở nơng thơn Nghệ An, tiềm năng sáng tạo của nông dân được phát huy. Cơ sở vật chất, kỹ thuật được tăng cường thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống và bộ mặt nơng thơn có nhiều biến đổi tích cực. Cơ chế tập trung, bao cấp dần dần nhường chỗ cho cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chính sách kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN đã khơi dậy nhiều nguồn lực, làm cho sản xuất kinh doanh ở nông thôn năng động hơn, những biến đổi to lớn về diện mạo của Nghệ An.

Có cơ chế chính sách cụ thể để phần nào giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, đã kích thích, động viên mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế phát huy ưu thế của mình góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nhờ có sự nỗ lực của tồn dân, nhất là nơng dân, bản thân nhân dân ta nói chung và nhân dân Nghệ An nói riêng đã phát huy được tinh thần yêu nước, tinh thần đồn kết nhất trí với ý chí tiến cơng vào nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh.

Để phát huy vai trò nhân tố con người tích cực tham gia vào q trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, những năm qua Nghệ An bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã nâng cấp mở rộng kết cấu hạ tầng. Đến nay, có 449/466 xã đường ơ tô về đến trung tâm. Điện đã được đưa về 397/466 xã. Thông tin liên lạc phát triển nhanh (94,4% số xã có điện thoại). Hơn 1.200km kênh mương đã được kiên cố hóa. Trường học, trạm xá, các trung tâm văn hóa được tăng cường.

Giáo dục và đào tạo ở Nghệ An có những chuyển biến tích cực trên một số mặt. Quy mô cấp học, ngành học phát triển ở tất cả các vùng, nhất là trung học cơ sở và trung học phổ thông; mạng lưới trường lớp phân bổ khắp các địa bàn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập cho mọi đối tượng học sinh. Cuối năm 1998, tỉnh Nghệ An được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ theo tiêu chuẩn quốc gia, vượt 2 năm so với mục tiêu Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh.

Chuyên nghiệp và dạy nghề có chuyển biến khá. Trong 5 năm (1996-2000), cùng với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của các vùng, ngành kinh tế, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, hoạt động đào tạo nghề ở Nghệ An đã và đang có sự chuyển biến từng bước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn được đa dạng hóa. Ngồi ra trong những năm gần đây một số cơ sở dạy nghề bán chuyên nghiệp, gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo số liệu điều tra của Sở Lao động - thương binh và xã hội Nghệ An, tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có quy mơ đào tạo từ 9.000-11.000 học sinh/năm, trong đó có từ 10-12% đào tạo chính qui dài hạn trong các trường dạy nghề của Trung ương và của tỉnh. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước có sự chuyển đổi phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng. Có trên 80% lao động sau đào tạo tự tạo được việc làm và tìm được việc làm. Một số cơ sở dạy nghề đã gắn được việc đào tạo với giới thiệu việc làm có hiệu

quả, bước đầu có sự quan tâm kết hợp đào tạo nghề với thị trường việc làm cả trong và người nước.

Hoạt động khoa học và công nghệ đã hướng trọng tâm vào việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học và kỹ thuật thâm canh, đưa các giống cây, giống con mới vào sản xuất nông nghiệp, làm cho năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng. Người nơng dân tích cực, phấn khởi hơn trong sản xuất. Một số đề tài khoa học - xã hội nhân văn được nghiên cứu nhằm phát huy bản sắc văn hóa và con người xứ Nghệ trong thời kỳ mới bước đầu đã đưa vào ứng dụng trong thực tiễn. Do đó, đã góp phần thúc đẩy tính tích cực, năng động của con người Nghệ An phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nơng thơn mới. Tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 36% năm 1995 xuống còn 15% năm 2000.

Các hoạt động văn hóa, xã hội đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt là sau Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa được thực hiện rộng khắp, đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong tỉnh, từ miền xi đến miền núi được nâng lên rõ rệt. Chương trình đưa văn hóa về cơ sở thực hiện có hiệu quả. Đến năm 2000, có 450 làng, thơn, bản, khối phố, đơn vị, cơ quan, trường học và 60% gia đình được cơng nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa; 50% số hộ được xem truyền hình và 80% được nghe đài phát thanh. Do vậy, trình độ dân trí ở nơng thơn được nâng cao một bước, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, phát huy phong trào thi đua phát triển sản xuất, kinh doanh theo định hướng XHCN.

Những chính sách xã hội, bảo hiểm, đền ơn đáp nghĩa đã ni dưỡng lại nền văn hóa cổ truyền tâm đức, nhân nghĩa, lịng biết ơn và tình đồn kết cộng đồng và nó lại trở thành động lực tinh thần của khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.

Tóm lại, đường lối đổi mới đúng đắn do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, lấy

con người làm vị trí trung tâm, tất cả vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân nơng thơn Nghệ An. Đường lối đó đã đem lại những cơ

hội và khả năng thực tế cho người dân lao động phát huy tiềm năng sáng tạo của mình thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nghệ An đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhịp độ bình quân thời kỳ 1991-1995 là 8,7%. Các năm 1997-1999 xảy ra khủng khoảng tài chính tiền tệ trong khu vực cùng với hạn hán kéo dài trên một số vùng đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển. Nhưng Nghệ An đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách duy trì được nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (thời kỳ 1996-2000) 7,5% (cả nước 6,7%).

Nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn được khai thác và sử dụng bước đầu có hiệu quả, tài nguyên, đất đai, ao hồ, đầm đã được đưa vào sử dụng nhiều hơn. Nông nghiệp và nông thôn phát triển khá, nhất là sản xuất lương thực đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% (cả nước 4,5-5%).

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2000 đạt 260.000 ha. Nhờ thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất và thời tiết nhìn chung thuận lợi, nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng. Sản lượng lương thực tăng bình quân hàng năm trên 30.000 tấn, bình quân đầu người từ 250kg năm 1995 lên 290kg năm 2000.

Bước đầu hình thành các vùng cây cơng nghiệp tập trung gắn với cơng nghiệp chế biến (mía 18.000 ha; chè 3.891 ha...). Chăn ni tiếp tục phát triển, năm 2000 đàn trâu đạt 26,5 vạn con, đàn bò hơn 26,8 vạn con, đàn lợn đạt 81,6 vạn con. Thực hiện chương trình sinh hóa đàn bị đạt 30-35%, lợn giống mới 40-45% tổng đàn. Ngư nghiệp có chuyển biến về đánh bắt, ni trồng và chế biến phục vụ xuất khẩu. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng từ 5.700 tấn năm 1995 lên 8000 tấn năm 2000. Phương tiện đánh bắt xa bờ được tăng thêm, nâng sản lượng khai thác từ 21.000 tấn năm 1995 lên 29.000 tấn năm 2000. Rừng được trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ tốt hơn. Trong năm năm (1996-2000) trồng mới tập trung được 45.000 ha; khoanh nuôi và bảo vệ 563.000 ha. Nhờ đó, nâng độ che phủ từ 36% năm 1995 lên 43% năm 2000 (cả nước 33%).

Công nghiệp và xây dựng tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được mức tăng bình quân hàng năm 12,4% (cả nước (12,2%). Đã hình thành một số mũi nhọn cơng nghiệp rõ nét (xi măng, mía, đường) một số sản phẩm công nghiệp tăng nhanh (xi măng tăng 3,6 lần, đường tăng 15 lần, bia và chè tăng 2 lần).

Các ngành dịch vụ và thương mại đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân; mức tăng bình quân hàng năm đạt 8,6% (cả nước 7%).

Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, Nghệ An đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm cho người lao động. Hàng năm tạo việc làm cho hơn 2 vạn lao động. Trong 5 năm (1996-2000) có 8 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đã thực hiện 117 triệu USD, góp phần giải quyết việc làm trực tiếp cho 1.000 lao động và gián tiếp cho 40.000 lao động.

Một phần của tài liệu Phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, hđh nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w