Tổ chức thực hiện quản trị chi phí sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại dịch vụ giang sơn, lạng sơn (Trang 33 - 37)

1.3. Nội dung quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.3.2. Tổ chức thực hiện quản trị chi phí sản xuất kinh doanh

1.3.2.1Quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác sử dụng nguyên vật liệu nhằm thực hiện được đúng kế hoạch về sử dụng chi phí nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã đề ra. Công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu chú trọng vào hai yếu tố là: mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. Mỗi loại sản phẩm thường được chế tạo từ những nguyên vật liệu khác nhau, mỗi loại thường có mức tiêu hao khác nhau và giá cả khác nhau. Do vậy, khi phân tích khoản mục chi

phí NVL trực tiếp có thể phân tích chi phí NVL từng loại sản phẩm, sau đó tổng hợp lại.

Đối với từng loại sản phẩm, khoản mục chi phí NVL trong giá thành được tính theo cơng thức (1.18):

Cv = ∑ q1 x mi x gvi - F (1.18)

Trong đó:

Cv: Chi phí NVL trong giá thành 1 loại sản phẩm

q1: sản lượng thực tế của sản phẩm

mi: mức tiêu hao vật liệu i cho 1 ĐVSP

gvi: đơn giá vật liệu i

F: giá trị phế liệu có ích thu hồi

Các chỉ số 1 và 0 tương ứng với kỳ thực tế và kế hoạch Ta sẽ tính tốn sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế qua công thức (1.19):

∆Cv = Cv1 – Cv0 (1.19)

Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến khoản mục trên: Ảnh hưởng của mức tiêu hao vật liệu 1 ĐVSP đến khoản mục

∆m = ∑ q1 x ( m1i – m0i ) x gv0i (1.20) Ảnh hưởng của đơn giá vật liệu thay đổi:

∆gv = Cv1 – Cv0 (1.21)

Ảnh hưởng của việc sử dụng vật liệu thay thế: nếu ký hiệu Cvtt1 là chi phí vật liệu thay thế kỳ thực tế, Cvtb0 là chi phí vật liệu thay thế kỳ kế hoạch, được tính theo sản lượng thực tế, thì ảnh hưởng của việc dùng vật liệu thay thế:

∆ Cvtt = Cvtt1 – Cvtb0 (1.22)

Ảnh hưởng của giá trị phế liệu có ích thu hồi:

∆ F = - ( F1 – F0 ) (1.23)

F0: là giá trị phế liệu có ích thu hồi đã điều chỉnh theo sản lượng thực tế

1.3.2.2Quản lý chi phí nhân cơng trực tiếp

Chi phí nhân cơng trực tiếp bao gồm các khoản mục: - Tiền lương của công nhân sản xuất.

- Kinh phí cơng đồn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,... được tính theo một tỷ lệ quy định trích theo lương.

Do đó, quản lý chi phí nhân cơng trực tiếp là việc mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện là quản lý tốt chi phí tiền lương, làm sao để sử dụng quỹ tiền lương sao cho hiệu quả và hợp lý. Hiệu quả và hợp lý ở đây là vừa đảm bảo cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có lãi, vừa đáp ứng được nhu cầu tiền lương của người lao động, vừa thông qua tiền lương làm động lực, giúp người lao động làm việc có hiệu quả và nhiệt tình với cơng việc. Như vậy, khi phân tích khoản mục chi phí NCTT chủ yếu là xem xét khoản mục chi phí tiền lương của cơng nhân sản xuất. Ở đây ta xem xét sự chênh lệch của chi phí nhân cơng trực tiếp giữa thực tế và kế hoạch. Chỉ tiêu phân tích:

Chi phí NCTT trong 1 loại sản phẩm được xác định bằng công thức 1.24:

CL = ∑ q1 x Li (1.24)

Trong đó:

CL : chi phí tiền lương cơng nhân sản xuất q1: sản lượng thực tế

Tiền lương 1 đơn vị sản phẩm được xác định bằng:

Li = ∑ Gj x Lcbj (1.25)

Trong đó:

Gj: số giờ cơng hao phí của bậc thợ j để sản xuất ra 1 SPi Lcbj: tiền lương 1 giờ cơng của mỗi bậc thợ

Do vậy, CL có thể được viết như sau:

CL = ∑ q1 x Gj X Lcbj (1.26)

Ta sẽ tính tốn chênh lệch của tiền lương giữa thực tế và kế hoạch theo công thức:

∆ CL = CL1 – CL0 (1.27)

1.3.2.3Quản lý chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phản ánh những chi phí dùng để phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Quản lý chi phí sản xuất chung là quá trình xây dựng định mức, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc sử dụng, phân bổ chi phí sản xuất chung nhằm thực hiện tốt những mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra.

Quản lý chi phí sản xuất chung phải tập trung vào hai nội dung của loại chi phí này là: chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi

- Chi phí sản xuất chung biến đổi (biến phí):

Là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân cơng gián tiếp...Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Quản lý chi phí sản xuất chung biến đổi là là việc phải xác định được định mức chi phí cần phân bổ thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức và giám sát việc sử dụng loại chi phí này để thực hiện

đúng với kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra.

Định mức chi phí sản xuất chung biên đổi được xây dựng theo định mức về giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ lấy thời gian làm thước đo thì lượng ở đây phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm. Từ đó ta có cơng thức đơn giản để xác định như sau:

Định mức biến phí sản xuất chung = Định mức giá x Định mức lượng

- Chi phí sản xuất chung cố định (định phí):

Định phí là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như: chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất. . . Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên cơng suất bình thường của máy móc sản xuất. Quản lý chi phí sản xuất chung cố định tương tự cơng việc quản lý chi phí sản xuất chung biên đổi, đó là việc phải xác định được định mức chi phí cần phân bổ thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức và giám sát việc sử dụng loại chi phí này để thực hiện đúng với kế hoạch mà doanh nghiệp đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại dịch vụ giang sơn, lạng sơn (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)