Những đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thơng thường có ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại dịch vụ giang sơn, lạng sơn (Trang 43)

thường có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chi phí SXKD

Đặc trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác.

Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng là đầu vào cho các cơng trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xâydựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thối, các cơng trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân khơng cịn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ khơng mở rộng đầu tư vào các cơng trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng. Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các cơng ty thường sử dụng địn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận, bởi có rất ít “độc quyền giá” và lợi nhuận biên tế ở mức thấp.

Công nghệ sản xuất giữ vai trị quyết định: Cơng nghệ là yếu tố đóng vai trị then chốt để tạo nên thế mạnh kinh tế của công ty. Đầu tư vào công nghệ sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, từ đó hạ giá bán, tăng tính cạnh tranh về giá. Mặc khác, đầu tư vào công nghệ giúp công ty tái chế các nguyên vật liệu dư thừa thành các sản phẩm có giá trị

kinh tế. Với vị thế của nhà sản xuất có chi phí thấp, một cơng ty có thể tính giá thành thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mà vẫn duy trì được lợi nhuận. Như vậy, cơng ty nào có được vị thế này sẽ có được lợi nhuận vững chắc trong dài hạn.

Có tương quan chặt chẽ đến thị trường bất động sản: Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành.

1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chi phí SXKD trong doanh nghiệp

1.4.1.1Các nhân tố khách quan

Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh. Mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến việc bảo quản nguyên vật liệu, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi hệ thống luật pháp về kinh doanh, chẳng hạn những lần điều chỉnh mức lương cơ bản của Nhà nước làm chi phí nhân cơng tăng lên. Do đó những nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức và quản lý sản xuất. Hệ thống cơ sơ hạ tầng của xã hội bao gồm các mặt như: hệ thống giao thơng có thuận tiện khơng? Sự phân bố sản xuất ở dân cư như thế nào?.. Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể hơn là tác động đến chi phí vận chuyển hàng hóa.

Những nhân tố về trình độ phát triển của kỹ thuật, khoa học, cơng nghệ và trình độ sản xuất. Trong xu thế hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và những ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị hiện đại... Việc tiếp cận những thành tựu nói trên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất. Do đó doanh nghiệp nào biết nắm bắt và ứng dụng những thành tựu khoa học kịp thời sẽ tiết kiệm được chiphí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

- Thị trường các nguyên liệu đầu vào những năm gần đây liên tục bất ổn, thương xuyên có xu hướng tăng giá dẫn đến tăng chi phí sản xuất từ đó kéo giá thành sản phẩm cũng tăng theo.

- Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, sản xuất chưa ổn định, vốn đầu tư còn hạn chế, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém... sẽ khó khăn hơn trong việc hạ giá thành so với các doanh nghiệp đi trước. Hoặc trong xu thế cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải chú trọng đầu tư cho đổi mới kỹ thuật, công nghệ, đào tạo lao động, đầu tư cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm... không tránh khỏi làm chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên.

1.4.1.2 Các nhân tố chủ quan

Ở đây ta nói đến những nhân tố về mặt tổ chức quản lý tài chính, tổ chức quản lý sản xuất của bản thân mỗi doanh nghiệp.

Tổ chức quản lý tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Việc phân phối, sử dụng vốn hợp lý và tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng vốn sẽ giúp cho việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả cao, từ đó giảm bớt được chi phí sản xuất và hạ được giá thành sản phẩm. Việc lên kế hoạch, chỉ tiêu tài chính từng kỳsản xuất, tính tốn chính xác và đầy đủ và kịp thời các khoản mục chi phí sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, từ đó sẽ có những giải pháp khắc phục nếu việc quản lý chưa được tốt.

Tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp cũng có tác động rất lớn đến tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc lựa chọn loại hình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, nhịp nhàng, không bị gián đoạn, tận dụngđược thời gian cũng như cơng suất của các máy móc, thiết bị. Tổ chức lao động hợp lý sẽ nâng cao được năng suất lao động khơi dậy tiềm năng sáng tạo của người lao động, loại trừ được các nguyên nhân gây lãng phí sức lao động, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí nhân cơng và hạ giá thành sản phẩm.

1.5 Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệo sản xuất sản phẩm so sánh được thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm sản xuất ra, do đó việc hạ giá thành của loại sản phẩm này có ý nghĩa quyết định đối với việc hạ giá thành sản phẩm .

Do đặc điểmkinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây lắp, mỗi cơng trình thi cơng ở những thời điểm khác nhau, thiết kế khác nhau, thời gian thi công khác nhau, sản phẩm mang tính đơn chiếc nên giá thành của từng cơng trình cũng khác nhau, thậm chí cùng một thiết kế giống nhau nhưng ở những địa điểm thi cơng khác nhau thì giá thành cũng khác nhau,… Vì thế, để phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp xây lắp dựa trên hai chỉ tiêu : Mức hạ (Mz) và tỷ lệ hạ (Tz) chỉ có thể áp dụng cho từng cơng trình xây lắp riêng biệt . Bằng cách so sánh giữa giá thành dự tốn với gía thành kế hoạch (xác định nhiệm vụ hạ giá thành cho cơng trình đó), so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành quyết tốn (xác định thực tế tình hình hạ giá thành, sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của khối lượng công tác xây lắp phát sinh thêm) sau đó, so sánh nhiệm vụ hạ giá thành và tình hình thực tế hạ giá thành . Qua đó xác định doanh nghiệp có hồn thành nhiệm vụ hạ giá thành hay khơng, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề ra các phươngpháp quản lý đúng đắn, hiệu quả hơn.

Cách xác định:

Mz = Zl, K –Zd, q ; Tz =Zd (1.36)

Trong đó : Zl, K giá thành thực tế của cơng trình thực tế và kế hoạch; Zd, q giá thành dự tốn và quyết tốn của cơng trình.

Xác định cho từng cơng trình cụ thể và tiến hành đánh giá chung mức hạ giá thành, tỷ lệ hạ giá thành của cơng trình, địng thời đánh giá từng khoản mục chi phí (chi phí vật liệu, chi phí nhân cơng…), đánh giá từng loại chi phí trong khoản mục (chẳng hạn, với khoản mục vật liệu trực tiếp để thi cơng cơng trình gồm : sắt, xi măng, vơi, cát …) Ngồi ra, để đánh giá chất lượng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành (Ts%), cách xác định chỉ tiêu:

Ts%=*100pz (1.37)

Trong đó : p – là lợi nhuận thuần của cơng trình Z - giá thành sản phẩm xây lắp cơng trình

Chỉ tiêu này được xác định cho từng cơng trình cụ thể riêng biệt.

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng giá thành thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để tăng tỷ suất lợi nhuận giá thành thì phải hạ được giá thành sản phẩm.

1.6 Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết khao học liên quan đến đề tài nêu trên như:

Các nghiên cứu về quản trị chi phí sản xuất kinh doanh trước đây có thể kể đến của một số tác giả như nghiên cứu của Nghiêm Thị Thà (2007) “Hồn thiện cơng tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ” Nghiên cứu này đã nêu ra các khái niệm về quản trị chi phí sản xuất kinh doanh, chỉ ra một số bất cập của liên quan đến nội dung cơng tác quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ, tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp tuy nhiên nghiên cứu này cịn có hạn chế đó là nghiên cứu tập trung tại tổng cơng ty Viglacera nên tính đại diện cịn chưa cao.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Mai (2014) “Tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại cơng ty TNHH Tân Phương Đơng” đã phân tích các thực trạng quản lý chi phí sản xuất tại một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đề tài đã nêu ra các bất cập trong công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu đặc biệt là nguyên vật liệu đầu vào dẫn tới chi phí sản xuất tăng cao. Từ đó, đề tài cũng đề ra các biện pháp và hướng giải quyết sắp tới để công tác quản trị chi phí sản xuất kinh doanh được tốt hơn giúp hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nghiên cứu mới đây nhất của Đặng Nguyên Mạnh (2015) “Các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại cơng ty cổ phần Sông Đà 909” đã đề cập đến việc áp dụng những phương pháp khác nhau thích hợp với từng cơng trình thi

cơng để có kết quả tốt nhất trong việc tính chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đây là một vấn đề rất hay tuy nhiên cũng còn nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên nghiên cứu này cịn có những hạn chế như giải pháp còn chưa cụ thể, chưa thiết kế được các mẫu báo cáo phục vụ cơng tác quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Kết luận chương 1

Nội dung chương 1 đã cho thấy được tổng quan về chi phí và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp dựa trên các khái niệm, cách phân loại của một số nhà khoa học và nhà kinh tế học.Vấn đề chi phí khơng chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng, của xã hội nói chung. Đánh giá các nhân tốảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh như điều kiện kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, sựtác động của nhân tố kỹ thuật và công nghệ, tổ chức sản xuất và sử dụng lao động, tổ chức quản lý của doanh nghiệp của một số nhà khoa học và nhà kinh tế học là chìa khóa của việc đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp. Từđó đưa ra trình tự xây dựng dự tốn chi phí sản xuất kinh doanh nhằm quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp hiệu quảhơn. Bên cạnh đó doanh nghiệp có thể kiểm tra tình hình sử dụng chi phí, phát hiện khảnăng tiết kiệm chi phí đểthúc đẩy cải tiến biện pháp quản lý kinh doanh. Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh phục vụđắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp

Nhằm minh chứng rõ hơn nữa về vấn đề quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp, tác giảđã đưa ra một sốđề tài có liên quan đến luận văn. Qua các nghiên cứu đó, có thể nhận thấy rằng, dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước, dù doanh nghiệp trong nước hay nước ngồi thì vấn đề quản lý chi phí doanh nghiệp ln được quan tâm đặc biệt. Dù vậy, các mơ hình quản lý chi phí này cũng tồn tại một sốnhược điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục.

Để tìm hiểu về thực tiễn quản lý chi phí sản xuất kinh doanh trong một loại hình doanh nghiệp cụ thể, tác giảđi sâu nghiên cứu về thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty sản xuất thương mại dịch vụGiang sơn, tỉnh Lạng Sơn ở tại Chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIANG SƠN GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty

2.1.1 Quá trình hình thành

Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GIANG SƠN.

Tên giao dịch: Giang Son Service Trading Production joint stock company Tên viết tắt: GIANG SON SEPRO .,JSC.

Địa chỉ trụ sở chính: Thơn Tềnh Chè, Xã Hồng Phong, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: (025) 3858468.

Cơng ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch tốn kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, được đăng ký kinh doanh theo luật định, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ củacông ty cổ phần đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Tiền thân của Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Giang Sơn là Công ty Cung ứng vận tải, được thành lập ngày 24/12/1982. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước được đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Đến giai đoạn đầu những năm 90, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, công ty đã hợp nhất với Công ty Xây lắp và Sản xuất vật liệu xây dựng số 4, hình thành lên Cơng ty sản xuất thương mại dịch vụ Giang Sơn, theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số: 143A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ngày 26/3/1993, giấy phép đăng ký kinh doanh số 108274 ngày 07/5/1993 do Trọng tài kinh tế cấp Công ty chuyển đổi sang mơ hình cơng ty cổ phần vào tháng 12/2003 theo Quyết định số 1693/QĐ-BXD ngày 19/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Ngày 27/6/2005 công ty được cấp Giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại dịch vụ giang sơn, lạng sơn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)