7. Kết cấu của luận văn
1.2. Hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội nhằm rà soát, chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, đôn đốc thu và phát hiện những bất cập trong quá trình quản lý.
Thanh tra theo điều 13 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội các quận, huyện và Chi cục thuế đã ban hành Quy chế phối hợp để rà soát số lượng đơn vị, số lượng lao động đang đóng thuế thu nhập và tham gia BHXH có sự chênh lệch hay khơng.
Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn lao động ban hành quy chế phối hợp trong công tác thu nợ BHXH, kiểm tra, khởi kiện các đơn vị nợ.
Bảo hiểm xã hội phối hợp với các ban ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra để được quyền kiểm tra việc chấp hành thu bảo hiểm xã hội tại các đơn vị sử dụng lao động được phân cấp thu và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp dưới trong việc thực hiện thu bảo hiểm xã hội.
Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có loại hình kiểm tra cho phù hợp: Theo thời gian thì có loại hình thường xun hay định kỳ; kiểm tra trước; kiểm tra sau; kiểm tra đột xuất; nếu theo phạm vi trách nhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật (tổ chức thanh tra Nhà Nước, thanh tra nhân dân, thanh tra lao động…).
Thanh tra là hoạt động nhân danh quyền lực công, tác động đến đối tượng quản lý để nâng cao tính tuân thủ, bảo vệ pháp luật, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuỳ theo tính chất quản lý, ngành, lĩnh vực khác nhau và điều kiện cụ thể ở mỗi nước mà người ta lựa chọn mơ hình thanh tra khác nhau.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra chuyên ngành đóng BHXH được hiểu là việc xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đóng BHXH của cơ quan BHXH đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng tham gia BHXH.
Có thể nhận thấy, thơng thường trách nhiệm thanh tra do cơ quan quản lý nhà nước, không phải là nhiệm vụ của cơ quan tổ chức thực hiện thu BHXH.
Nội dung thanh tra kiểm tra về thu BHXH thường bao gồm: thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan BHXH nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH, thanh tra kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tham gia và đóng góp BHXH, đồng thời tiến hành xử phạt những vi phạm về BHXH trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đây là công cụ quan trọng giúp điều chỉnh hành vi, thái độ của đối tượng tham gia và đóng góp BHXH trên cơ sở đảm bảo cho hoạt động thu BHXH được tiến hành theo đúng pháp luật, chính sách, đúng mục tiêu và đạt kết quả cao, đồng thời giúp phát hiện các sai sót, vi phạm, vướng mắc trong hoạt động của các bên liên quan trong mối quan hệ BHXH để từ đó có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời đảm bảo các hoạt động thu BHXH diễn ra đúng hướng.
Trong tất cả các khâu của quy trình thu BHXH, khâu nào cũng có thể tồn tại những sai phạm, do đó thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH thường bao gồm: Thanh tra, kiểm tra về tình hình tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ, thanh tra, kiểm tra về tình hình đóng BHXH . Bên cạnh đó, cịn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chức năng và tuân thủ pháp luật của các cơ quan QLNN trong quá trình QLNN về BHXH và việc thực hiện các chức năng và tuân thủ pháp luật của các cơ quan BHXH trong việc thực hiện thu BHXH.
Như vậy, bên cạnh việc xây dựng pháp luật về thu BHXH thì cơng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thu BHXH có vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi vậy, nó cũng là một trong những nội dung cơ bản của QLNN về thu BHXH. Để hoạt động này diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, đúng chức năng, nhiệm vụ thì cũng cần phải xây dựng một kế hoạch tổng thể hàng năm về công tác thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch này phải được thảo luận và phải có sự tham gia của các bộ phận, chức năng có liên quan. Có như vậy mới tránh được chồng chéo, gây phiền nhiễu cho cơ sở, các cấp quản lý, cho cả NLĐ và NSDLĐ.
Ngoài việc tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thu BHXH thì nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt vi phạm pháp luật về thu BHXH cũng phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Các hành vi vi phạm pháp luật về thu BHXH thường là: khơng đóng, đóng khơng đúng thời hạn, đóng khơng đúng mức và đóng khơng đủ số người tham gia. Những hành vi này có thể xuất phát từ NSDLĐ, NLĐ và cả cơ quan BHXH. Do đó, việc xử lý vi phạm phải xử lý theo đúng luật pháp của nhà nước, có thể xử phạt hành chính hoặc hình sự, khi xử phạt phải đảm bảo tính cơng bằng, dân chủ, cơng khai và đảm bảo kịp thời, chính xác.