7. Kết cấu của luận văn
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển chính sách BHXH với việc triển khai thống nhất BHXH bắt buộc cho NLĐ trong mọi thành phần kinh tế và sự ra đời của tổ chức BHXH Việt Nam. Đối tượng tham gia BHXH được mở rộng sang nhóm lao động làm cơng- hưởng lương thơng qua HĐLĐ. Mức đóng BHXH của NLĐ được quy định đầy đủ trên nền tảng tiền lương, tiền công theo thang bảng lương (đối với công chức, viên chức Nhà nước), và tiền lương ghi trong HĐLĐ (đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ). Tồn bộ q trình đóng- hưởng của NLĐ được quản lý thống nhất bởi cơ quan BHXH Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn mở rộng đối tượng tham gia, góp phần khắc phục những hạn chế của việc quỹ BHXH và tổ chức thực hiện chia tách cho hai cơ quan là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Để phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của đất nước trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, tạo hành lang pháp lý cao nhất trong việc thực hiện chính sách BHXH, hướng đến mục tiêu BHXH cho mọi NLĐ, Luật BHXH năm 2006 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đánh dấu một bước phát triển lớn về chính sách BHXH.
BHXH mở rộng đối tượng, thành lập quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước, thành lập cơ quan chuyên trách để quản lý quỹ và giải quyết các chế độ trợ cấp.
Ngày 16/02/1995, Chính phủ có Nghị định số 19/CP thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngày 24/01/2002, Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu hưởng đến hoạt động quản lý thu
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thực hiện Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013, Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014; Ngày 05/1/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
Theo đó, BHXH Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BH thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.
BHXH Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người SDLĐ và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật; tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tổ chức chi trả lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp mất sức lao động; trợ
cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất; chi phí khám, chữa bệnh đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn; tổ chức thu BH thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người SDLĐ và NLĐ; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng BHYT cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT bao gồm: Quỹ hưu trí và tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau và thai sản; quỹ BH thất nghiệp; quỹ BHYT theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ BHXH, BH thất nghiệp, BHYT theo quy định của pháp luật...
2.1.2.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Thực hiện Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 94/2008, từ ngày 5/2/2012, cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam ở Trung ương bao gồm 22 tổ chức thay vì 18 tổ chức như trước đó, trong đó có 4 tổ chức được thành lập mới là: Ban Pháp chế, Ban Đầu tư quỹ, Ban Dược và Vật tư y tế và Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của BHXH Việt Nam, để tổ chức thực hiện tốt Luật BHXH, Luật BHYT, ngày 17/1/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định 94/2008/NĐ-CP và Nghị định 116/2011/NĐ-CP. Theo đó, tổ chức BHXH Việt Nam ở Trung ương tăng từ 22 lên 24 tổ chức giúp việc và đơn vị sự nghiệp được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
- Ở Trung ương là BHXH Việt Nam.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc BHXH Việt Nam.
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc BHXH tỉnh.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hệ thống tổ chức của ngành Bảo hiểm xã hội
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BHXH Việt Nam 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy và phân công, phân cấp thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Bộ máy thực hiện thu BHXH, BHYT
- Đối với cơ quan BHXH: Ở BHXH Việt Nam là Ban Thu; ở BHXH cấp tỉnh là Phòng Quản lý Thu, Phịng Truyền thơng và phát triển đối tượng;
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BHXH VIỆT NAM Ban Dược và Vật tư y tế Văn phòng Vụ Hợp tác quốc tế
Vụ Thi đua - Khen thưởng
Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Kiểm tốn nội bộ Ban Thực hiện
chính sách BHYT
Ban Sổ - Thẻ
Vụ Tài chính - Kế tốn
Vụ Thanh tra - Kiểm tra
Vụ Quản lý đầu tư quỹ
Vụ Pháp chế Ban Thực hiện chính sách BHXH Ban Thu Viện Khoa học BHXH Trung tâm
Công nghệ thông tin Trung tâm Truyền thông
Trung tâm Lưu trữ CÁC ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN GIÚP VIỆC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
Vụ Kế hoạch và Đầu tư
Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh tốn đa tuyến khu vực phía Nam Báo BHXH
Trường Đào tạonghiệp vụ BHXH
Tạp chí BHXH BHXH TỈNH
ở BHXH cấp huyện: theo Tổ nghiệp vụ, trong đó có nhiệm vụ thực hiện cơng tác thu, khai thác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Hiện nay, tại BHXH địa phương bố trí khoảng trên 5.200 viên chức, lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế làm công tác thu, phát triển người tham gia BHXH, BHYT, chiếm khoảng 24% so với tổng biên chế toàn Ngành.
- Đại lý thu: Theo quy định tại Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam được tổ chức ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT để thực hiện thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng. Đến nay, các tổ chức ký hợp đồng đại lý thu của cơ quan BHXH gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức kinh tế để thực hiện một số cơng việc trong quy trình thu BHXH, BHYT. Đại lý thu được hưởng thù lao tính trên số tiền thu BHXH, BHYT của đối tượng tham gia theo quy định của Nhà nước. Hệ thống đại lý thu ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng, được phát triển đến cấp xã (tính đến 31/12/2019, tồn quốc có trên 12.400 đại lý thu BHXH, BHYT với trên 37.300 điểm thu, trên 52.200 nhân viên. Hệ thống đại lý được trải đều đến cấp xã, phường, thị trấn).
Phân cấp thực hiện thu BHXH, BHYT
- BHXH Việt Nam: không thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thu. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý thu (ban hành văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình, mẫu biểu về thu BHXH, BHYT, thực hiện thanh tra đóng BHXH, BHYT, kiểm tra việc thực hiện thu, đóng BHXH, BHYT,…).
- BHXH tỉnh, BHXH huyện: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thu BHXH, BHYT. BHXH tỉnh phân cấp cho BHXH huyện quản lý, trực tiếp thực hiện các công đoạn, nhiệm vụ thu đối với các đối tượng tham gia BHXH, BHYT đóng trụ sở chính tại địa bàn huyện.
Theo mơ hình tổ chức bộ máy đổi mới của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố thuộc tỉnh (nơi BHXH tỉnh có trụ sở hoạt động) sẽ sáp nhập về BHXH tỉnh. Do vậy, công tác thu các đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố thuộc tỉnh sẽ do BHXH tỉnh thực hiện.
- Đại lý thu thực hiện theo quy định của BHXH Việt Nam. Theo quy định tại Quyết định số 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 của BHXH Việt Nam, Đại lý thực hiện một số cơng đoạn của quy trình thu nêu tại điểm 1.5 Mục này, gồm: (i) Vận động, tun truyền, cung cấp thơng tin chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; (ii) Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ, quy trình; (iii) Đơn đốc thu nộp; và (iv) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT nộp vào Quỹ BHXH, BHYT đối với các đối tượng: người nơng dân, lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện; người tham gia BHYT theo hộ gia đình cận nghèo; người tham gia BHYT theo hộ gia đình có mức sống trung bình; và người tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Đại lý nộp tiền thu BHXH, BHYT kèm theo hồ sơ, chứng từ cho BHXH huyện hàng ngày. Riêng việc trả sổ BHXH, thẻ BHYT cấp cho người tham gia được cơ quan BHXH huyện chuyển đến người tham gia BHXH, BHYT thông qua dịch vụ chuyển phát của Bưu điện do BHXH Việt Nam đảm bảo và trả phí.
Đại lý thu được cơ quan BHXH cung cấp danh sách người đang tham gia BHXH, BHYT đến hạn phải đóng để trực tiếp vận động gia hạn, tái tục, thu tiền. Tuy nhiên, đối với người chưa tham gia, đại lý phải tự khai thác, tìm đến địa chỉ, nơi ở, nơi làm việc... của đối tượng để vận động, tuyên truyền…