Kinh nghiệm của một số quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia

1.4.1.1. Nhật Bản

gần 378.000 km2, dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới. Nhật Bản có 47 đơn vị hành chính địa phương tương đương cấp tỉnh trực thuộc chính quyền Trung ương. GDP trên đầu người là 40,090 USD. Tình trạng già hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật Bản. BHXH luôn là nội dung chủ yếu của hệ thống ASXH, các chế độ BHXH, bao gồm: BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT) và bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho NLĐ). Hiện nay, bảo hiểm hưu trí là chế độ quan trọng nhất trong chính sách BHXH của Nhật Bản.

Chế độ BHXH ở Nhật Bản bao gồm: BHXH (bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế) và Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động). Chế độ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực hiện; Bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện, Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện.

- Đối tượng đóng đối với Bảo hiểm hưu trí bảo hiểm gồm 3 nhóm: nhóm 1(lao động cá thể, nông dân, người khơng có việc làm, sinh viên...); nhóm 2 (lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước) và nhóm 3 (người ăn theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm 2).

- Mức đóng và nguồn quỹ: mức đóng của nhóm 1 là 13.300 yên/tháng, từ tháng 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017. Mức đóng của nhóm 2 là 13,934% từ tháng 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vảo năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%. Nhóm 3 khơng phải đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí cho người lao động chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia. Ngân sách Nhà nước hiện đang tài trợ 1/3 chi phí lương hưu cơ bản và dự kiến sẽ tăng lên.

Đối với bảo hiểm việc làm, tỷ lệ đóng góp chung được tính theo lương là 1,75% trong đó 1,4% dành chi cho các trợ cấp thất nghiệp (chủ sử dụng đóng 50%, người lao động đóng 50%); 0,35% dành chi cho 3 loại dịch vụ

(chủ sử dụng lao động đóng 100%). Một số ngành có tỷ lệ đóng góp cao hơn mức chung như; nơng nghiệp, lâm nghiệp là 1,95%, xây dựng 2,05% và lao động theo ngày được tính theo mức cố định.

Nguồn quỹ được hình thành từ đóng góp và hỗ trợ của Nhà nước: đối với lao động chung, lao động ngắn hạn theo thời vụ ngân sách hỗ trợ 1/4 chi phí tìm việc làm và có thể tăng lên 1/3 khi thiếu quỹ; đối với lao động làm việc theo ngày ngân sách tài trợ 1/3 và có thể giảm xuống 1/4 khi quỹ có số dư. Nhà nước tài trợ 1/4 chi phí tiếp tục việc làm.

1.4.1.2. Singapore

Singapore là một đảo quốc tại Đông Nam Á, là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được nhiều đảo nhỏ khác bao quanh. Diện tích khoảng 718,3 km², dân số trên 5.469.700 người. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, GDP bình quân đầu người khoảng 55.252 USD. Singapore là nước có nhiều thành cơng trong cải cách cũng như thực hiện các chính sách về KT-XH, trong đó phải kể đến chương trình ASXH và đặc biệt là BHXH được thực hiện tương đối tốt đảm bảo nền ASXH công bằng và tiến bộ cho mọi người dân.

Các chế độ BHXH dành cho tất cả công dân và NLĐ thường trú được thực hiện thơng qua Quỹ Phịng xa Trung ương (Central Provident Fund - CPF), Quỹ CPF được thành lập năm 1955, đây là một trong những chương trình hưu trí dựa trên mức đóng lâu đời nhất của châu Á. Chương trình này tập trung vào xây dựng một quỹ dự phòng, như là một hệ thống BHXH bắt buộc, nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho NLĐ khi nghỉ hưu hoặc khơng cịn khả năng để làm việc. CPF quản lý tất cả các hình thức BHXH tại Singapore, ngồi ra cịn chăm lo đến sức khỏe, quyền sở hữu nhà ở, bảo trợ gia đình và tăng giá trị tài sản cho người tham gia. Mục đích của quỹ là cung cấp một nền tảng tiết kiệm hưu trí cơ bản bổ sung cho các khoản kiết kiệm cá nhân của cư dân. Bộ Tài chính cũng xây dựng một cơ chế hưu trí bổ sung tự nguyện (SRS) để khuyến khích các khoản tiết kiệm bổ sung.

Đối tượng tham gia BHXH

Đối tượng bắt buộc tham gia vào CPF được chia thành 2 loại sau:

- Người lao động làm công, làm thuê ăn lương trả công (trả công theo thời gian giờ, ngày, tuần hay tháng...).

- Người lao động tự do với mức thu nhập hàng năm trên 2.400$ Singapore/người/năm.

Tỷ lệ đóng BHXH

- Người lao động đóng BHXH theo tỷ lệ 20% thu nhập (tiền lương) hàng tháng.

- Chủ sử dụng lao động phải đóng BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động làm việc cho họ.

Bảo tồn và tăng trưởng quỹ

Để đảm bảo quỹ luôn được bảo tồn và tăng trưởng, Singapore đã sử dụng quỹ tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào: thị trường chứng khoán, trái phiếu, đầu tư vào các tổ chức tín dụng có uy tín, mua sắm các tài sản cố định có giá trị cao, đầu tư vào bất động sản lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)