Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 36 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội

1.4.1. Các nhân tố bên trong

1.4.1.1. Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động

BHXH là một cơ chế phức tạp với nhiều mối quan hệ đa dạng, trong đó

× 100 [32] Tỷ lệ hoàn thành kế

hoạch thu BHXH

Tổng số tiền BHXH thực tế thu Số thu BHXH theo kế hoạch

=

× 100 [32] Tỷ lệ nợ đóng BHXH

Tổng số tiền nợ đóng BHXH Tổng số tiền BHXH phải thu

nổi bật là quan hệ lợi ích, tức là quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Dù là người lao động hay là người sử dụng lao động thì tâm lý chung là làm sao lợi ích càng nhiều càng tốt, lợi ích khơng giới hạn và trách nhiệm càng ít càng tốt - trách nhiệm có hạn. Quyền và nghĩa vụ trong BHXH rõ nhất là vấn đề “đóng và hưởng” BHXH. Người lao động và người sử dụng lao động ln mong muốn chỉ phải đóng góp BHXH ở mức thấp nhất (giảm chi phí cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp), nhưng lại mong muốn được hưởng chế độ BHXH tốt nhất. Vì thế, người tham gia BHXH mới tìm cách trì hỗn việc đóng BHXH hoặc giảm mức đóng góp BHXH (như kê khai lương thấp, giảm số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, chậm đóng, nợ BHXH)... vấn đề đặt ra là Nhà nước phải làm thế nào để giảm thiểu những sự lạm dụng và vi phạm pháp luật về BHXH.

Ở khía cạnh khác, nhiều khi từ chỗ nhận thức giảm đơn về việc tham gia BHXH, tức là không tham gia, hoặc chưa tham gia hay tham gia ở mức độ nhất định vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp, nên người sử dụng lao động khơng có kế hoạch tài chính chủ động thực hiện việc đăng ký tham gia BHXH; ngay chính bản thân người lao động cũng chưa có thói quen sống vì bảo hiểm. Chủ doanh nghiệp chỉ thấy lợi trước mắt, lợi cục bộ doanh nghiệp, thiếu quan tâm đến hoạt động đời sống và quyền lợi BHXH của người lao động nên tìm mọi cách trốn tránh đăng ký tham gia BHXH cho người lao động hoặc đăng ký tham gia theo kiểu đối phó. Tình trạng chủ doanh nghiệp ký hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng với người lao động và hợp đồng vụ việc, nhằm lách luật về BHXH. Đây là nhận thức lạc hậu, không khoa học, văn minh, thói quen thời bao cấp khơng cịn phù hợp trong điều kiện mới.

Để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH của người lao động và người sử dụng lao động, thì vai trị của cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền có tác động rất lớn đến BHXH nói chung, đến cơng tác thu BHXH nói riêng. Đó là việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong đó có nghĩa vụ đóng BHXH thơng qua tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Đó là yêu cầu các doanh nghiệp khi đăng ký thành

lập, hoạt động phải có chỉ tiêu thực hiện BHXH; thành lập các đoàn thanh tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH, về đăng ký lao động tham gia BHXH. Bài học kinh nghiệm về nâng cao vai trị của cấp uỷ Đảng và chính quyền trong cơng tác BHXH ở quận Ngô Quyền cần được tổng kết, phát huy. Đặc biệt là phải khai thác phát triển khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đây là khối sử dụng nhiều lao động nhất tăng cường nguồn thu quỹ BHXH.

1.4.1.2. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thu bảo hiểm xã hội

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thu BHXH là yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hiểu biết của người tham gia về vai trò của BHXH, trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia, nội dung các chế độ, mức đóng, quy trình, phương thức đóng. Hiểu biết về BHXH là cơ sở để NLĐ tự giác tham gia và có thể tuyên truyền, vận động những người khác cùng tham gia. Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền còn tác động tới các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan có nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với việc phát triển đối tượng tham gia và thu nộp BHXH, hướng tới đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi gặp rủi ro.

1.4.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu BHXH, hiện đại hóa thơng tin quản lý ngành BHXH trở thành nhu cầu thiết thực và cấp bách. CNTT là giải pháp công cụ xử lý thông tin đắc lực góp phần tăng cường cải cách hành chính trong cơng tác quản lý và triển khai các hoạt động BHXH: thay đổi tác phong làm việc, phương thức tổ chức cơng việc từ hành chính sang phục vụ theo hướng tự động hóa, loại bỏ các giấy tờ, biểu mẫu, thủ tục không cần thiết, đơn giản hoá các bước cơng việc trong quy trình quản lý thu, chi và quản lý quỹ BHXH. Ứng dụng CNTT đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ tình hình thực hiện và chấp hành quy định quản lý của BHXH các cấp và từng địa bàn trong hệ thống quản lý, tình hình thực hiện pháp luật thu BHXH của NLĐ và NSDLĐ, là nguồn thông tin nhanh nhất cho phép lãnh đạo các cấp điều hành, điều chỉnh các quyết định quản lý.

1.4.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Thực tế cho thấy, q trình thu BHXH khơng phải lúc nào cũng diễn ra đúng quy định của pháp luật, trong tất cả các khâu của quy trình thu BHXH, khâu nào cũng có thể tồn tại những sai phạm. Do đó, thanh tra kiểm tra sẽ là cơ sở để rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra giải pháp phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra, giám sát về thu BHXH là công cụ được nhà quản lý sử dụng để tăng cường tính nghiêm minh pháp luật của NLĐ, NSDLĐ, kịp thời phát hiện, điều chỉnh những dấu hiệu, hành vi sai phạm của các bên trong mối quan hệ BHXH, bao gồm: thanh tra, kiểm tra về tình hình tham gia BHXH của NLĐ và NSDLĐ; về tình hình đóng BHXH của NLĐ; việc thực hiện công tác thu và quản lý thu BHXH của cán bộ, nhân viên cơ quan thực hiện BHXH các cấp; và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm liên quan trong việc thực hiện thu BHXH.

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài

1.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chắc chắn đời sống của người lao động dần được cải thiện; việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho người lao động, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh tham gia BHXH. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều người lao động có thu nhập cao thơng qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để người lao động có cơ hội tham gia BHXH. Thêm nữa, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của người lao động cũng được nâng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, hộ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội cũng như đảm bảo cuộc sống khi về già, như: ốm đau, TNLĐ- BNN, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc bị giảm thu nhập. Tất cả những yếu tố trên tác động tích tực làm tăng thu BHXH.

1.4.2.2. Chính sách lao động và việc làm

Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Như vậy nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH, bởi vì số người tham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi số người được hưởng chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng.

Khi Nhà nước chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các phương tiện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, kỹ năng hành nghề, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp luật... điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các doanh nghiệp sẽ đỡ được một phần chi phí trong cơng tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được chi phí ổn định và thu nhập cao (chất lượng lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập) tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.

Việc ưu tiên dành vốn đầu tư của Nhà nước và huy động vốn trong toàn xã hội để giải quyết việc sẽ làm chuyển dịch cơ cấu lao động, số người làm công ăn lương sẽ tăng lên cũng là lý do làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia BHXH.

Việc phát triển thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường việc làm là yếu tố quan trọng giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề của mình; đồng thời có quyền lựa chọn những đơn vị thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động và thu nhập cao; chủ sử dụng lao động cũng thuận tiện hơn trong việc tuyển dụng lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)